Bài tập ôn tập vật lý 12 học kì 2 năm 2024

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Vật Lí 12, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Vật Lí 12 Học kì 2 .... Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Vật Lí 12 hiệu quả.

  1. LÝ THUYẾT CẦN NẮM

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

  1. Dao động điện từ. Mạch dao động LC.

1. Mạch dao động là mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc với cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm L (không điện trở trong, r ≈ 0).

Sau khi tụ đã được tích điện, nó phóng điện qua cuộn cảm và tạo ra trong mạch LC một dao động điện từ tự do.

- Điện tích ở hai bản tụ, hiệu điện thế hai bản tụ và dòng điện qua cuộn cảm biến thiến điều hòa với cùng:

• Tần số góc riêng:

• Tần số riêng:

• Chu kì riêng:

2. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động

Chọn t = 0, q = q0 và i = 0 ⇒ φ = 0 khi đó:

- Điện tích và dòng điện:q = q0cos (ωt) và i = I0cos (ωt + ) với I0 = ωq0

- Điện áp ở hai đầu cuộn cảm thuần (hoặc hai đầu tụ): u = cosωt ( V)

Nhận xét: Cường độ dòng điện i trong mạch dao động LC sớm pha hơn điện tích q, điện áp một góc .

3. Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC.

Giả sử điện tích biến thiên điều hòa: q = q0cosωt.

+) Năng lượng điện trường trong tụ điện:

WC = qu = cos2(ωt) = W0 cos2(ωt)

+) Năng lượng từ trường trên cuộn cảm:

WL = Li2 = Lω2 qo2 sin2(ωt) = cos2(ωt) = W0 sin2(ωt)

+) Năng lượng điện từ:

W = WC + WL = \= LIo2 = CUo2 = W0 = hằng số (không đổi theo t)

- Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với tần số góc:

ω’ = 2ω, f’ = 2f và chu kì T’ = T/2.

- Trong quá trình dao động luôn có sự chuyển hóa qua lại giữa năng lượng điện và năng lượng từ.

Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch gọi là năng lượng điện từ, bảo toàn (không đổi theo thời gian)

II. Điện từ trường.

1. Điện trường xoáy.

- Điện trường xoáy có các đường sức là các đường cong kín, bao quanh các đường sức của từ trường. (Khác với đường sức của điện trường tĩnh).

- Tại bất cứ nơi nào, khi có sự biến thiên của điện trường thì đều xuất hiện từ trường và ngược lại.

2. Từ trường xoáy có đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín

3. Điện từ trường:

- Sự biến thiên và chuyển hóa liên tục của điện trường và từ trường trong không gian gây ra điện từ trường.

- Điện từ trường lan truyền trong không gian với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s

- Điện từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, không gian.

III. Sóng điện từ.

1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian, kể cả chân không.

2. Đặc điểm của sóng điện từ.

- Sóng điện từ lan truyền trong chân với tốc độ bằng tốc độ của ánh sáng: c = 3.108m/s.

- Sóng điện từ là sóng ngang, tại một điểm bất kỳ trên phương truyền véctơ cường độ điện trường và véctơ cảm ứng từ vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

( ⊥ ⊥ phương truyền sóng)

- và đều biến thiên tuần hoàn theo không gian và thời gian và luôn luôn đồng pha.

3. Tính chất của sóng điện từ.

- Có đầy đủ các tính chất giống như sóng cơ học. Phản xạ, khúc xạ, giao thoa…..

- Truyền được trong mọi môi trường vật chất và cả trong chân không.

- Tần số của sóng điện từ là tần số của trường điện từ.

- Bước sóng của sóng điện từ trong chân không:

- Mang năng lương.

- Sóng điện từ truyền từ môi trường này sang môi trương khác: tần số không đổi, vận tốc, bước sóng thay đổi.

4. Ứng dụng của sóng điện từ.

- Sóng điện từ dùng làm sóng mang để chuyển tải các dao động âm thanh, hình ảnh… đi xa bằng phương pháp biến điệu.

LOẠI SÓNG

BƯỚC SÓNG

TẦN SỐ

ỨNG DỤNG

Sóng dài

100km - 1km

3 – 300 KHz

Năng lượng thấp, thông tin dưới nước

Sóng trung

100m - 1000m

0.3 - 3 MHz

Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ nên không truyền được xa,chỉ truyền tốt vào ban đêm.

Sóng ngắn

10m - 100m

3 - 30 MHz

Phản xạ trên tầng điện ly, nên truyền đến mọi điểm trên Trái Đất

Sóng cực ngắn

0,1 m - 10m

30 – 3.104 MHz

Không phản xạ trên tầng điện ly → truyền lên vệ tinh → VTTH

5. Sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến điện đơn giản:

(1): Micrô.

(2): Mạch phát sóng điện từ cao tần.

(3): Mạch biến điệu.

(4): Mạch khuyếch đại.

(5): Anten phát.

(1): Anten thu.

(2): Mạch khuyếch đại dao động điện từ cao tần.

(3): Mạch tách sóng.

(4): Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần.

(5): Loa.

6. Nguyên tắc thu sóng điện từ: Dựa vào cộng hượng điện từ trong mạch LC (f = f0)

- Tần số thu khi có cộng hưởng điện từ:

- Bước sóng điện từ thu được là:

- Chu kì sóng điện từ thu được:

...................................................................................................................................................................................................................

  • Bài tập ôn tập vật lý 12 học kì 2 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập ôn tập vật lý 12 học kì 2 năm 2024

Bài tập ôn tập vật lý 12 học kì 2 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.