Cây độc không trái gái độc không con

Trước khi kết hôn, tôi và Huy đều từng có những mối tình khá lâu bền với người cũ. Thực sự, lập gia đình rồi tôi chỉ muốn toàn tâm toàn ý cho cuộc sống mới của chúng tôi. Nhưng dường như ông trời muốn làm khó tôi. Kết hôn 5 năm mà tôi không có con. Giờ đây, tôi đã 35 còn anh hơn 40 tuổi. Anh khao khát có một đứa con, dù là trai hay gái.

Huy vẫn giữ liên lạc với Thủy, mối tình đầu của anh. Tôi có hờn ghen thì anh lại khó chịu bảo tôi là người xấu tính, ghen bóng ghen gió. Thủy vừa là người yêu cũ kiêm hàng xóm của bố mẹ anh. 

Từ khi chúng tôi cưới nhau và lập nghiệp ở quê tôi. Anh và tôi thỉnh thoảng mới về thăm bố mẹ được. Cô ấy, bỗng dưng ly hôn chồng sau nhiều năm không hợp, nuôi một đứa con trai và còn thường xuyên thăm nom bố mẹ chồng tôi.

Tôi khó chịu vô cùng, thường xuyên để ý xem anh có giấu hiệu ngoại tình hay không. Tôi lục tìm cả điện thoại cũng không tìm được manh mối. Bọn họ có nói chuyện nhưng khá lịch sự và ngắn gọn. Thỉnh thoảng anh nhờ Thủy qua nhà khi bố mẹ không liên lạc được hay ốm đau. Tuyệt nhiên không có câu nào tình cảm.

Cây độc không trái gái độc không con

Chồng tôi vẫn giữ liên lạc với người yêu cũ. (Ảnh minh họa)

Tháng trước, cô ấy qua đời vì một tai nạn bất ngờ. Tôi cũng thương hoàn cảnh éo le nên đồng ý cho anh về quê giúp đỡ tang ma. Bố mẹ của cô ấy cũng đã già, lại ốm đau bệnh tật. Nói chung là vừa nghèo vừa bệnh nên không thể lo cho thằng bé con. Dù vậy, đấy là việc của nhà người ta. Tôi chỉ thương cảm chứ không có ý định giúp đỡ gì.

Vậy mà khi dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi choáng váng phát hiện ra anh làm đơn xin nhận con nuôi. Thằng bé con của Thủy đang học lớp 5. Anh bảo dù sao cũng là những người một thời có tình cảm, bây giờ không yêu nhau nhưng cũng phải đối xử khác người dưng qua đường. Anh có nhiều tiền, con cái không có, anh nhất định phải nuôi nó. Nó vừa là giải pháp cho anh vừa đỡ áp lực sinh con cho tôi.

Tôi phản đối kịch liệt. Chúng tôi tranh cãi nhiều ngày nhưng anh vẫn độc đoán làm theo ý mình. Quá đáng hơn, bố mẹ chồng còn bảo tôi máu lạnh, bảo tôi không nhận thằng bé làm con nuôi thì ông bà sẽ yêu cầu anh ly hôn để cưới một người vợ khác. Từng lời của mẹ chồng nói tôi là "cây độc không trái, gái độc không con" khiến tôi đau đớn vô cùng.

Cây độc không trái gái độc không con

Chúng tôi tranh cãi nhiều ngày nhưng anh vẫn độc đoán làm theo ý mình. (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, tôi đành chấp nhận cho anh đem thằng bé về nhà. Thằng bé tỏ ra rất thân thiết với anh. Chứng tỏ bọn họ đã quen nhau nhiều năm rồi. Không hiểu những lúc không có tôi, bọn họ đã qua lại với nhau như thế nào?

Nỗi nghi ngờ trong tôi ngày càng lớn. Tôi sợ hãi nghĩ đến cảnh thằng bé là con ruột của anh chứ không chỉ đơn thuần là con của người yêu cũ. Tôi hoang mang tìm hiểu việc Thủy ly hôn năm nào. Nhiều đêm rồi tôi mất ngủ và ức chế khi thấy anh chăm lo cho nó như con, yêu thương, dạy dỗ nhẹ nhàng. Anh tự tay chuẩn bị bữa sáng cho nó, đưa đi học, kiểm tra bài vở.

Thằng bé lễ phép nhưng tỏ vẻ sợ hãi khi tôi đến gần. Mà tôi cũng khó chịu không muốn tiếp xúc với nó. Tôi có nên bí mật kiểm tra ADN để xác định mối quan hệ giữa chồng tôi và thằng bé không? Tôi chỉ sợ khi sự thật được kiểm tra, tôi phải đối mặt với nỗi đau lớn hơn.

Nhưng những nghi ngờ khiến tôi bị hành hạ khủng khiếp. Tôi như bước ra khỏi thế giới riêng của hai người bọn họ. Tôi tự biến mình thành người đàn bà xấu xa và thừa thãi trong ngôi nhà của vợ chồng tôi.

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

cây khô không có lộc, người độc không có con có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu cây khô không có lộc, người độc không có con trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ cây khô không có lộc, người độc không có con trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cây khô không có lộc, người độc không có con nghĩa là gì.

Người xưa quan niệm rằng những người độc ác thì tuyệt tự (không có con).
  • cái răng, cái tóc là góc con người là gì?
  • được chim bẻ ná, được cá quên nơm là gì?
  • không được ăn thì đạp đổ là gì?
  • lại mặt hơn ăn cưới là gì?
  • trái nắng giở trời là gì?
  • thừa sống thiếu chết là gì?
  • ma bắt nạt tuỳ mặt là gì?
  • nói khoác một tấc đến trời là gì?
  • của không ngon, nhà nhiều con cũng hết là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "cây khô không có lộc, người độc không có con" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

cây khô không có lộc, người độc không có con có nghĩa là: Người xưa quan niệm rằng những người độc ác thì tuyệt tự (không có con).

Đây là cách dùng câu cây khô không có lộc, người độc không có con. Thực chất, "cây khô không có lộc, người độc không có con" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ cây khô không có lộc, người độc không có con là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Với mỗi người phụ nữ, mang thai và làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng, hạnh phúc. Thế nhưng, không phải ai cũng có cho mình được “tài sản vô giá ấy”. Có những người mất đi hoàn toàn thiên chức làm mẹ, nhưng cũng không ít người phải trải qua muôn vàn cay đắng, tủi nhục và đau khổ để được nghe tiếng gọi “Mẹ ơi!”.

Chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1987, Phú Thọ) cũng là một trong những hoàn cảnh éo le đó. Lấy chồng từ năm 23 tuổi nhưng đến năm 28 tuổi, chị mới sinh được đứa con gái đầu lòng. Để có được cô con gái bé bỏng, đáng yêu như ngày hôm nay, chị đã cùng chồng vượt qua đoạn đường dài và cửa ải của mẹ chồng.

Nhớ lại những ngày tháng đó, chị Thúy chia sẻ: “Cưới xong tôi làm gần nhà, chồng đi công tác xa vài tháng mới về một lần. Vì mẹ chồng tôi khao khát cháu nội nên có những lần chồng tôi đã xin nghỉ một tháng ở nhà với vợ để kiếm mụn con. Thế nhưng, cái bụng tôi mãi vẫn lép kẹp. Mẹ chồng bắt vợ chồng tôi đi khám và kết quả là do tôi bị rối loạn tiết tố, uống thuốc một thời gian là khỏi và không ảnh hưởng gì đến vấn đề sinh nở.

Uống bao nhiêu thuốc nhưng 1 năm, 2 năm, 3 năm, tôi vẫn không hề có biến chuyển gì. Những ngày tháng đó, đêm nào tôi cũng khóc và tủi hờn vì những lời ác khẩu của mẹ chồng và hàng xóm “cây độc không trái, gái độc không con”.

Cây độc không trái gái độc không con

Những năm đầu không thể sinh được con, chị Thúy luôn phải chịu những lời cay đắng từ mẹ chồng (Ảnh minh họa).

Biết vợ buồn, tủi thân nên chồng chị Thúy cũng động viên rất nhiều. Cả hai anh chị cùng nhau đi cắt thuốc nam, thuốc bắc, đến các bệnh viện thăm khám nhưng có lẽ “duyên” của họ chưa đến. Đến năm thứ 4, chị có bầu, nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì bác sĩ thông báo chị có thai ngoài tử cung và phải bỏ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

“Tôi buồn tủi, chỉ biết ôm chồng khóc. Mẹ chồng tôi đã không động viên, chia sẻ còn nói bóng gió tôi không biết giữ gìn. Những ngày tháng sau đó, mỗi khi thấy trẻ con đến chơi, mẹ tôi lại bảo “Nhìn trẻ con thích thật, nhà này bao giờ mới có được diễm phúc ấy. Bạc… quá bạc”. Tôi chỉ biết ngậm đắng nuốt cay và âm thầm cùng chồng đi chữa bệnh, cắt thuốc về uống.

Về làm dâu được 5 năm nhưng tôi vẫn chẳng thể có con, vợ chồng quyết định đi thụ tinh nhân tạo. Chúng tôi chuẩn bị hết tinh thần, vấn đề tiền bạc để xuống bệnh viện dưới Hà Nội. Thế nhưng, tin vui bất ngờ ập đến, tôi phát hiện mình có bầu. Tôi đã quá kinh được 7 ngày, tôi nghĩ chắc do mình loạn như những tháng trước, nhưng chồng tôi liên tục giục thử, nào ngờ… hạnh phúc thật sự đã đến”, chị Thúy chia sẻ.

Từ ngày có bầu, chị Thúy liền trở thành “bà hoàng” trong gia đình. Mẹ chồng chiều chị ra mặt, thích ăn gì là được đấy. Không những thế, bà còn không cho chị đụng tay vào bất kỳ việc gì. Có bầu, chị yếu hơn rất nhiều, do thai thấp chị phải thường xuyên đi viện tiêm, kiểm tra sức khỏe.

Cây độc không trái gái độc không con

Hạnh phúc đã mỉm cười với chị Thúy. Ảnh minh họa.

"9 tháng mang bầu với tôi vô cùng gian khổ. Một tuần tôi phải vào viện 4 lần, tiêm đủ mọi thuốc để giữ thai. Cứ mỗi lần ốm, đau bụng tôi vừa khóc vừa vội vàng vào viện vì sợ không giữ được con. 9 tháng cũng qua đi, con gái tôi xinh xắn đã ra đời.

Gia đình 2 bên ai cũng hạnh phúc, đấy là “quả ngọt” cho tình yêu 5 năm của chúng tôi. Thế nhưng, có cháu rồi mẹ chồng tôi lại “khát” cháu trai. Mới sinh được hơn 1 năm, tôi lại bắt đầu hành trình tìm kiếm cháu đích tôn theo ý mẹ chồng. Dù ý mẹ chồng như vậy, nhưng chồng tôi có nói, con nào cũng được. Dù có sinh thêm 3 cô con gái thì chồng tôi vẫn yêu vợ con và thấy hạnh phúc”, chị Thúy bày tỏ.

Chị Thúy bảo, nghe chồng an ủi vậy chị cũng bớt tủi thân phần nào. Thế nhưng, gánh nặng mẹ chồng đang đặt lên vai khiến chị thấy áp lực vô cùng. Chắc hẳn, hành trình tìm kiếm quý tử của chị Thúy sẽ còn dài hơn nhiều!

Theo Mai Thu (Người đưa tin)