Giáo phận thanh hóa có bao nhiêu giáo xứ năm 2024

Chúng tôi đến thành phố Thanh Hoá lúc 8h sáng, không khí ở đây thật nhộn nhịp. Toà giám mục và khôn viên nhà thờ chính toà được trang trí rất lộng lẫy. Mùa hè miền trung thật nóng nực nhưng cũng không cản được từng đoàn người từ khắp mọi nơi kéo về.

Giáo phận thanh hóa có bao nhiêu giáo xứ năm 2024
Ngôi nhà truyền thống của Giáo phận mới được khánh thành cũng là nơi cho đoàn đòng tế chuẩn bị lễ phục và rước ra quảng trường. Đoàn rước long trọng từ toà giám mục ra quảng trường nhà thờ chính toà được sự chào đón của khoảng 20 ngàn giáo dân từ khắp mọi nơi đổi về.

Đây là một sự kiện đặc biệt của giáo phận Thanh Hoá từ trước tới nay, kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Giáo phận, 3 năm ngày nhận chức vụ giám mục Giáo phận của Đức cha Giuse, cũng trong thánh lễ hôm nay 10 thày phó tế sẽ được phong chức linh mục ra nhập linh mục đoàn Giáo phận.

Đến cùng dâng thánh lễ với ngài, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã vui mừng giới thiệu với cộng đoàn có Đức cha CTHĐGMVN Phaolo Nguyễn Văn Hoà, Đức Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, các Đức giám mục đến từ Giáo phận Bùi Chu, Hải Phòng, Vinh…, quý cha tổng đại diện, quý cha bề trên của các dòng tu, và gần 200 linh mục đến từ các Giáo phận trong và ngoài nước. Trước khi của hành thánh lễ Đức cha Giuse đã dâng hương tưởng niệm các niền nhân của Giáo phận.

Lược sử Giáo phận Thanh Hoá.

Địa phận Thanh Hoá nằm gọn trong tỉnh Thanh Hoá, và TGM cách Hà Nội 150km về phía Bắc. Diện tích trải dài trên 11.168km2 giáp với Ninh Bình, Nghệ An, biển đông và nước Lào láng riềng.

Dân số tại Thanh Hoá là: 3.792.482 người, trong đó công giáo chiếm khoảng 130.087 người, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa và đánh cá. Ngoài dân tộc kinh còn có khoảng 20 dân tộc ít người như: Mường, Tày, Dao, Thái…

Giáo phận thanh hóa có bao nhiêu giáo xứ năm 2024
Về Văn Hoá thì Thanh Hoá là cái nôi của nền văn hoá Đông Sơn, là căn cứ địa của nhiều nhân vật lịch sử thuộc triều Tiền và Hậu Lê, có nhiều địa danh lịch sử như Tây Đô, Lam Sơn, đền Vua Lê, thành nhà Hồ…

Về Giáo sử thì theo tập Đỗ tộc gia phả tìm thấy ở Bồng Trung, Kẻ Bền, tại Thanh Hoá đã có người theo đạo từ thời vua Lê Anh Tông(1556-1573). Năm 1590 Giáo sĩ Petro Ordonez de Cevallos đã rửa tội cho người chị Vua Lê Thánh Tông và 100 người khác. Đến ngày 19 tháng 03 năm 1627, khi giáo sĩ dòng Tên là cha Đắc Lộ đổ bộ ra Cửa Bàng Thanh Hoá, qua việc chính thức thiết lập các cộng đoàn tín hữu, công cuộc truyền giáo với thực sự bắt đầu, biến Thanh Hoá thành xuất phát điểm số một trong Giáo sử Việt Nam.

Ban đầu Thanh Hoá thuộc địa phận Đàng Ngoài, được Toà Thánh thiết lập năm 1659 và thoe dòng thời gian được chia thành Tây và Đông Đàng Ngoài. Ngày 07 tháng 05 năm 1932 Thanh Hoá được nâng lên hàng địa phận chính toà và tuần tự được đặt dưới quyền cai quản của Đức Cha Luuis de Cooman Hành (từ 1932-1953), Đức cha Phêro Phạm Tần(1959-1990), Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm(1994-2003), và ngày 12 tháng 6 năm 2004 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Chí Linh làm Giám mục chính toà Thanh Hoá.

Trong dòng lịch sử đó, nhiều Kito hữu đã lấy máu đào minh chứng đức tin. Một số đã trở thành những vị thánh nổi tiếng như linh mục Phaolo Lê Bảo Tịnh, Linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm, linh mục Phaolo Nguyễn Ngân, bà Lê Thị Thành, linh mục Gioan Đạt…

Hiện tình thì Giáo phận Thanh Hoá có 51 linh mục, 47 chủng sinh, 188 nữ tu. Cả địa phận có 46 giáo xứ và 315 giáo họ được tập trung 6 giáo hạt.

LTS: Được thành lập vào năm 1932, giáo phận Thanh Hóa bao gồm tỉnh Thanh Hóa và vùng Sầm Nưa (Lào) với tổng diện tích gần 21.000km2, khoảng 1.500.000 người, trong đó có 44.000 người Công giáo bao gồm cả 7.000 người thuộc các dân tộc thiểu số.Ngày nay, giáo phận Thanh Hóa nằm gọn trong tỉnh Thanh Hóa.

Theo thống kê tính đến năm 2016, giáo phận Thanh Hóa có 147.697 tín hữu Công giáo, được chia thành 7 giáo hạt (Chính Tòa, Ba Làng, Nga Sơn, Sông Chu, Sông Mã và Mỹ Điện) với tổng cộng 73 giáo xứ.

Dựa theo cuốn “Kỉ yếu giáo phận Thanh Hóa kỉ niệm 80 năm thành lập (1932-1912)”, bắt đầu từ số 12/2019, báo NCGVN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc về lịch sử hình thành và phát triển các giáo xứ trong giáo phận Thanh Hóa.

Giáo xứ Chính Tòa hiện nay nằm trên đường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, bên cạnh Tòa Giám mục, đối diện với quốc lộ 1A. Đây là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, là nơi diễn ra các đại lễ, sinh hoạt thường kỳ của các giới đoàn trong giáo phận hàng năm, Ngôi nhà thở Chính Tòa sừng sững trong lòng thành phố đã chứng kiến bao đau thương, bao biến động, và bao đổi thay của giáo phận. Đây mãi mãi là niềm kiêu hãnh của người Công giáo xứ Thanh.

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1804, Thanh Hóa là tỉnh lỵ lớn và quan trọng về miền cực Bắc Việt Nam. Vào thời Nguyễn, các vị thừa sai và giáo hữu chung phần bị cấm cách và bách hại. Số tín hữu ở chính Thanh Hóa không cao, ước chừng độ 100 người, trong địa bàn vài chục cây số; Trung tâm chính đặt tại Mỹ Điện, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 18km. Năm giáo đoàn thuộc Mỹ Điện là Cửa Bạng (cách 40km), Kẻ Rừa (cách 50km), Kẻ Bền (cách 25km), Nhân Lộ (cách 40km) và Mục Sơn (cách 51 km).

Theo “Bản thống kê năm 1846” của giáo phận Tây Đàng Ngoài, ghi nhận dưới đời vua Thiệu Trị (1841 - 1847), năm thứ V, vào thời Đức cha Pierre Retord Liêu (1803 - 1858), Thanh Hóa là họ lẻ của giáo xứ Kẻ Trạn. Giáo xứ Kẻ Trạn lúc bấy giờ gồm các giáo họ: Thanh Hóa, Mỹ Điện và Kẻ Láng với 3.687 giáo hữu. Nguyên thủy, phần đất giáo xứ Kẻ Trạn là khu phố Trường Thi ngày nay (Nguyễn Tự Do, lịch sử giáo phận Thanh Hóa, trang 382-383). Năm 1863, dưới đời Đức cha Charles Jeantet Khiêm (1792-1866), ngài chỉ định cụ Sáu Phêrô Trần Lục (1825-1899), nguyên quán làng Mỹ Quan (thuộc xứ Kẻ Rừa, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) làm chính xứ Thanh Hóa, kiêm nhiệm hai giáo họ Kẻ Rừa và Tam Tổng.

Năm 1866, giáo xứ Thanh Hóa được thành lập, cắt từ giáo xứ Mỹ Điện. Thừa sai Toussaint Hé bert quán xuyến giáo hạt Thanh Hóa từ năm 1879 cho đến ngày qua đời tại Hà Nội (31/5/1887). Từ thời điểm đó, giáo xứ Thanh Hóa được các vị thừa sai thay nhau coi sóc.

Năm 1895, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Alexandre Marcou Thành về trực tiếp coi sóc mục vụ truyền giáo vùng Thanh Hóa cho đến năm 1899. Năm 1898, quan bố chánh Thanh Hóa Nguyễn Hữu Bài, một giáo hữu nhiệt thành, và là cựu chủng sinh Trường Chung Penang đã tận tình giúp đỡ Đức cha Marcou Thành xây dựng ngôi nhà nguyện Thanh Hóa bằng gỗ khang trang. Giáo dân từ khắp nơi tập trung về, hình thành nên một giáo xứ sầm uất. Mùa xuân 1901, thừa sai Auguste Blanchard nhận lãnh giáo xứ trung tâm Thanh Hóa với ba giáo xứ Cửa Bạng, Thái Yên và Phúc Lãng. Vào thời điểm này, tại tỉnh lỵ Thanh Hóa chỉ có ước chừng 100 tín hữu, còn hơn 200 tín hữu còn lại phân bổ trong các xứ đạo bao quanh. Mùa xuân năm 1908, thừa sai Antoine Bourlet Độ từ giáo xứ Mục Sơn được bổ nhiệm làm chính xứ Thanh Hóa lần đầu tiên từ năm 1907-1912 và lần thứ nhì từ năm 1920-1932. Thừa sai Bourlet Độ dựng cây Thánh giá tại Sầm Sơn vào năm 1926, và chính ngài khởi công đặt móng xây dựng nhà thờ giáo xứ Thanh Hóa.

Ngày 7/5/1932, Sắc chỉ thành lập giáo phận Thanh Hóa được Đức Thánh Cha Piô Xi ban hành. Theo Sắc chỉ, giáo phận Thanh Hóa gồm 2 tỉnh: Thanh Hóa ở đất Việt và Sầm Nưa ở đất Lào với diện tích khoảng 21.000km2. Nhà thờ giáo xứ Thanh Hóa trở thành nhà thờ Chính Tòa của giáo phận nhưng vẫn là giáo phận đại diện Tông Tòa. Đến năm 1938, giáo xứ Thanh Hóa bao gồm: Thanh Hóa, Hà Nhuận, Mậu Thôn và Toàn Tân (Hà Nhuận, Mậu Thôn, Toàn Tân là các xứ xép (annexe); với tổng số giáo dân là 4.314 người.

Ngày 24/11/1960, Sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” của Tòa Thánh đã chính thức thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và nâng tất cả các giáo phận đại diện Tông Tòa thành giáo phận Chính Tòa với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Giáo phận Thanh Hóa thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Cũng từ đấy, giáo xứ Thanh Hóa trở thành giáo xứ Chính Tòa, nơi diễn ra các hoạt động chung và trọng thể của giáo phận.

Năm 1994, nhận sứ vụ chăn dắt giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đại trùng tu nhà thờ Chính Tòa, mở rộng hai bên, xây hành lang rộng thêm mỗi bên ba mét, với mặt tiền được tân hóa nhưng vẫn bảo tồn được nét cổ kính. Ngày 24/3/1995, ngôi nhà thờ được Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cung hiến...

Giáo xứ Chính Tòa hiện nay

Theo sổ tất niên giáo phận năm 2011, giáo xứ Chính Tòa hiện có 4.855 giáo dân, phân bổ trong 11 giáo họ là: Đại Độ, Kẻ Son, Ngọc Mai, Phú Lưu, Phú Hành, Tân Thảo, An Lộc, Tức Tranh, Trị Sở, Cổ Hậu và Đa Sỹ. Giáo xứ có 4 linh mục triều, 6 tu sĩ, và 2 chủng sinh. Chính Tòa là giáo xứ trung tâm thành phố nên khoảng cách giàu nghèo phân biệt rất rõ ràng. Họ Trị Sở ở trung tâm thành phố nên có đời sống khá sung túc, phát triển bằng các nghề buôn bán, giao thương, kỹ nghệ. Các giáo họ ngoại thành đang còn nhiều khó khăn, đời sống bám trụ với đồng ruộng, chăn nuôi, mức sống cũng như thu nhập còn thấp. Giáo xứ hiện có hơn 100 em đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng.

Là giáo xứ mẹ, nên Chính Tòa luôn là địa điểm tổ chức các hoạt động lớn của giáo phận, như đại lễ kính thánh Giuse, quan thầy giáo phận; lễ Giáng Sinh, với các hoạt động kéo dài suốt một tuần; lễ phong chức linh mục, phó tế, lễ khấn dòng… và đây cũng là địa điểm hội thảo, đào tạo các lớp thánh nhạc, giáo lý, dự tu, dâng hoa cộng đồng… Hiện nay, các sinh hoạt trong giáo xứ phát triển mạnh, các hội đoàn cũng được mở rộng và thành lập nhiều hơn. Đời sống đức tin thăng tiến và bền chặt. Giáo xứ còn có truyền thống dâng hoa, rước kính Đức Mẹ trong tháng Năm và tháng Mười.

Với chặng đường hình thành và phát triển đầy tự hào, giáo xứ mẹ Chính Tòa hôm nay vẫn luôn là ngọn cờ tiên phong trong các sinh hoạt tôn giáo chung của toàn giáo phận.

Giáo phận Thanh Hóa có bao nhiêu giáo dân?

Giáo phận Thanh Hóa (tiếng Latinh: Dioecesis de Thanh Hoa) là một giáo phận Công giáo tại Miền Trung Việt Nam. Giáo phận này có diện tích 11.168 km², tương ứng với toàn bộ tỉnh Thanh Hóa, với 147.585 giáo dân (2018), chiếm 3,4% dân cư trong tổng số dân địa phương là 4.291.000 người.

Hạt Hòa Thanh có bao nhiêu giáo xứ?

Giáo hạt Hòa Thanh.

Có bao nhiêu giao hát?

Hiện nay bao gồm 14 giáo hạt, mỗi giáo hạt bao gồm nhiều giáo xứ (họ đạo). Sau đây là danh sách các nhà thờ Công giáo tại tổng giáo phận này.

Tổng giáo phận Hà Nội có bao nhiêu linh mục?

Hiện nay (năm 2022) Tổng Giáo Phận Hà Nội có 191 linh mục triều và 32 linh mục dòng, (341 tu sỹ và 1200 giáo lý viên (năm 2019)) phục vụ tại 189 giáo xứ.