Kháng thể vaccine covid tồn tại bao lâu

Khi tiếp xúc với virus SARS-COV-2 (nhiễm bệnh COVID-19), hoặc với một thành phần của virus (tiêm vaccine COVID-19), cơ thể con người sẽ phản ứng chống đỡ, kích hoạt hệ thống bảo vệ trong cơ thể mà chúng ta gọi chung là miễn dịch.

Kháng thể là một thành phần quan trọng của hệ thống bảo vệ của cơ thể. Thông thường, kháng thể bắt đầu hình thành sớm sau khi tiếp xúc với virus, đến khoảng 2 tuần có thể phát hiện trong máu, tăng nhiều dần và duy trì trong một thời gian dài, để giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus ở những lần tiếp xúc sau đó.

Kháng thể vaccine covid tồn tại bao lâu

Có nhiều loại kháng thể COVID-19, trong đó Kháng thể chống protein S là loại có liên quan đến khả năng bảo vệ chống lại Covid của cơ thể, và có thể định lượng được. Khi nói “kháng thể COVID-19” thường là nói đến kháng thể Protein S.

Ngoài kháng thể, hệ thống miễn dịch bảo vệ của chúng ta còn bao gồm những thành phần khác, như tế bào bạch cầu, lympho B, lympho T, đại thực bào…

2. Kháng thể có được sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 có tồn tại mãi trong cơ thể hay không?

Đối với hầu hết mọi người, kháng thể bảo vệ hình thành trong cơ thể sau khi tiêm vắc-xin sẽ suy giảm theo thời gian.

Người có miễn dịch kém thì lượng kháng thể suy giảm nhanh hơn. Nghiên cứu ở một số nước cho thấy lượng kháng thể có thể giảm và âm tính sau vài tháng. Ngược lại người trẻ tuổi khỏe mạnh, lượng kháng thể bảo vệ tồn tại lâu và bền vững, cũng có nghĩa là khả năng bảo vệ chống COVID-19 kéo dài hơn sau tiêm vaccine hoặc sau nhiễm virus.

Kháng thể vaccine covid tồn tại bao lâu

3. Xét nghiêm định lượng kháng thể protein S có đánh giá được khả năng bảo vệ của cơ thể với COVID-19 hay không?

Kháng thể protein S là loại kháng thể bảo vệ được nghiên cứu nhiều và có thể xét nghiệm định lượng được. Hiện tại trên thế giới chưa có xét nghiệm hay cách thức hoàn chỉnh nào để có thể đánh giá một cách toàn diện đầy đủ và chính xác khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 của cơ thể.

Như vậy có thể hiểu rằng không thể chỉ dựa vào một mình xét nghiệm kháng thể protein S để kết luận về miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19. Kháng thể protein S nên được xem là chỉ số phản ánh phần nào tình trạng miễn dịch bảo vệ, nhưng cần được xem xét cùng lúc với những yếu tố khác nữa.

Chia sẻ của THS. BS. Hoàng Công Đương - Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế CarePlus.

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

19/04/2022 10:30 (GMT+7)

        Tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi khỏi bệnh có thể giúp tăng phản ứng miễn dịch         Hà Nội (TTXVN 19/4)--         Kết quả một nghiên cứu quốc tế mới được công bố trên tạp chí Clinical & Translational Immunology cho thấy tiêm phòng COVID-19 sau khi mắc và khỏi bệnh tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn đáng kể so với những người tiêm khi chưa mắc bệnh.         Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển đã tiến hành phân tích các mẫu máu thu thập trong khoảng thời gian 7 tháng để kiểm tra phản ứng của kháng thể và tế bào T đối với vaccine cũng như thời gian phản ứng miễn dịch tồn tại. Nhóm nghiên cứu đã so sánh mẫu máu của 118 người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi mắc và khỏi bệnh với mẫu máu của 289 người đã tiêm vaccine nhưng chưa từng mắc COVID-19 trước đó. Những người này đều là nhân viên y tế đã tiêm vaccine của hãng Pfizer/BioNTech. Một nhóm nhỏ hơn gồm 47 người đã mắc COVID-19 trước khi tiêm vaccine của hãng AstraZeneca và 60 người chưa từng mắc COVID-19 cũng được theo dõi trong 3 tháng.         Kết quả cho thấy phản ứng miễn dịch ở những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi khỏi bệnh mạnh hơn nhiều so với những người tiêm vaccine nhưng không có tiền sử mắc bệnh. Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy phản ứng miễn dịch thu được từ tế bào T tăng mạnh và ổn định, lượng kháng thể IgG và kháng thể trung hòa cũng tăng đột biến ở những người đã hồi phục sau khi nhiễm một trong 10 biến thể xuất hiện trước biến thể Omicron. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng khoảng thời gian chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi mắc bệnh càng lâu thì nồng độ kháng thể trung hòa tạo ra càng cao.          Nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ kháng thể giảm đáng kể trong 3 tháng đầu tiên sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca và 7 tháng với vaccine của Pfizer/BioNTech. 

        Từ các phát hiện trên, các nhà nghiên cứu khuyến nghị xem xét yếu tố tiền sử mắc COVID-19 khi triển khai tiêm mũi tăng cường cũng như lập kế hoạch cho các chương trình tiêm chủng trong tương lai./.                  

Phan An 

Lưu ra file

20/05/2022 16:53 (GMT+7)

Nghiên cứu tiết lộ về cơ chế miễn dịch trước COVID-19 Hà Nội (TTXVN 20/5)--   Làm thế nào để hệ miễn dịch ghi nhớ và nhận ra những "virus xâm lược" từng gặp phải trong quá khứ? Bộ ba nghiên cứu mới được công bố về những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, được tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc cả hai đã cung cấp những manh mối mới về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ phản ứng của hệ miễn dịch trước sự lây nhiễm các biến thể của virus SARS- CoV-2.    Ba nghiên cứu trên, được xuất bản trên Science Immunology, với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia y tế Mỹ tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Trường Y Harvard, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) và Viện Ragon, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Harvard, đã đưa ra những câu trả lời thú vị về khả năng miễn dịch trước COVID-19 kéo dài bao lâu và bản chất của sự hình thành miễn dịch sau khi mắc bệnh, tiêm vaccine hoặc cả hai.   Trong một nghiên cứu, Phó Giáo sư về miễn dịch học Duane Wesemann tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ cùng các đồng nghiệp đã xem xét khả năng miễn dịch sau khi nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 gốc, lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá 73 kháng thể được tạo ra khi nhiễm chủng virus gốc này để xác định kháng thể nào có hiệu quả chống lại 5 biến thể gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron. Họ phát hiện ra rằng một số kháng thể được hình thành từ việc nhiễm chủng virus gốc có thể vô hiệu hóa các biến thể trên. Kết quả này xác nhận lý do tại sao vaccine ngừa COVID-19 được bào chế chống lại chủng virus ban đầu vẫn có hiệu quả phòng bệnh trước các biến thể.    Trong công trình thứ hai, các nhà nghiên cứu đã xem xét khả năng hình thành miễn dịch - quá trình "triệu tập" các tế bào trí nhớ hoạt động để chống lại các "cuộc xâm lược" lặp lại với cùng một mầm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã phân tích phản ứng của hệ miễn dịch sau khi mắc COVID-19, tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường bằng cách phân tích các mẫu máu từ những cá nhân có tiền sử dịch tễ khác nhau - những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm SARS-CoV-2 nhưng chưa tiêm chủng, những bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục và sau đó được tiêm vaccine phòng COVID-19, hoặc những người chưa bao giờ nhiễm bệnh nhưng đã được tiêm liều cơ bản và mũi tăng cường. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những người đã bị nhiễm bệnh và tiêm chủng cũng như những người đã tiêm phòng và tiêm mũi tăng cường có thể tạo ra phản ứng mạnh mẽ và rộng lớn trước các biến thể, bao gồm cả Omicron. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng ký ức về việc nhiễm các virus corona gây cảm lạnh thông thường - các virus xuất hiện trước SARS-CoV-2 - có thể là nguyên nhân kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, bền vững ở một nhóm nhỏ những người chưa được tiêm chủng đã bình phục sau khi mắc COVID -19. Những cá nhân này chỉ phải trải qua các triệu chứng trong thời gian ngắn và có phản ứng kháng thể kéo dài, bền vững.  Trong nghiên cứu thứ ba do hai Tiến sĩ Andrew Luster và James Moon tại MGH, các nhà nghiên cứu đã tìm cách hiểu rõ hơn vai trò của tế bào T hỗ trợ (T-CD4+) trong miễn dịch chống COVID-19 bằng cách xác định trực tiếp những tế bào nhận biết virus SARS-CoV-2. Phân tích các mẫu máu của những bệnh nhân đã khỏi bệnh trong đợt đại dịch đầu tiên ở Boston, họ phát hiện ra rằng một số tập hợp con tế bào T-CD4 + nhất định, gồm tế bào nang helper (Tfh) và tế bào hỗ trợ (Th1), phổ biến hơn ở những người mắc bệnh nhẹ hơn và không cần nhập viện. Phản ứng tế bào này dường như tồn tại trong vài tháng, có khả năng tạo lợi thế cho hệ miễn dịch khi tiếp xúc với sự xâm nhập trở lại của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả các biến thể. Ngoài ra, các tế  bào Tfh đặc hiệu với virus SARS-CoV-2 được tìm thấy phổ biến hơn trong cùng một nhóm "chất duy trì" kháng thể được quan sát trong nghiên cứu của ông Wesemann, cho thấy mối liên hệ giữa các tế bào T này và các phản ứng kháng thể kéo dài hơn.  Tiến sĩ Luster cho biết nghiên cứu của ông chứng minh rằng chất lượng của phản ứng tế bào T-CD4+ trước virus SARS-CoV-2 tốt hơn ở những bệnh nhân mặc bệnh thể nhẹ và điều này được phản ánh qua sự hiện diện của các kháng thể bền vững. Điều này hỗ trợ cho lý thuyết miễn dịch học chung rằng đáp ứng kháng thể tối ưu đòi hỏi sự trợ giúp mạnh mẽ của tế bào T-CD4+ và các vaccine phải được thiết kế để tối đa hóa lợi ích của yếu tố này trong hệ miễn dịch.   Phó Giáo sư Wesemann cho biết những phát hiện trên cho thấy có sự khác nhau giữa mọi người, đôi khi một số người có phản ứng miễn dịch tương đối bền vững hơn với khả năng bảo vệ rộng hơn những người khác. Nắm vững điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu có các chiến lược phát triển và cải tiến vaccine để chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2 hiện đang lây lan và có thể xuất hiện trong tương lai./.

Phương Oanh