Phong cách sáng tác của nhà văn nguyễn minh châu năm 2024

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Là người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về

chính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Nguyễn Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ

thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn.

Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm trước hết ở Nguyễn Minh Châu là mối quan hệ

giữa văn học với cuộc sống, với thời đại. Ngay từ thời kì đầu cầm bút, nhà văn đã quan

niệm:“Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải

đối mặtvới những người đương thời về những câu hỏi cấp bách ý của đời sống” (Nhà văn,

đất nước và dân tộc mình). Sau 1975, nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng

mở và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bị khuôn

vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá toàn bộ đời

sống xã hội và con người trong tính “Đa sự, đa đoan” của nó. Đồng thời, quan niệm về hiện

thực ở Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và

đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Trả lời phỏng vấn báo

Văn nghệ đầu xuân 1987). Nhìn lại văn học viết về chiến tranh trước 1975, nhà văn nhận ra

rằng các sự kiện thường lấn át con người, nhân vật nhiều khi chỉ là phương tiện để nhà văn

tái hiện, xâu chuỗi các biến cố lịch sử. Từ đó, ông nghiệm ra rằng “Phải viết về con người.

Tất nhiên là con người không tách rời sự kiện chiến tranh”, “Rồi trước sau con người cũng

đã leo lên trên các sự kiện để đòi “quyền sống”. Với Nguyễn Minh Châu, cái hiện thực

phong phú, nhiều vẻ đẹp nhất và cũng bí ẩn nhất đó là thế giới bên trong con người. Nếu như

trong thời kì chiến tranh, khát vọng của nhà văn là “gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu

trong bề sâu tâm hồn con người”, mà mỗi con người trongchiến tranh là cả một kho báu,

người cầm bút suốt đời cũng không khám phá hết được thì sau chiến tranh, khi đã có điều

kiện để tiếp cận con người trong tính hiện thực toàn vẹn của nó, nhà văn lại thấy bên trong

mỗi con người “đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác

quỷ” (Bức tranh). Như mọi nhà văn chân chính, khi lựa chọn việc cầm bút làm sự nghiệp của

đời mình, Nguyễn Minh Châu đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm, về sứ mệnh của nhà văn

trước cuộc đời,trước đất nước, trước con người. Trong những năm kháng chiến, khi cùng với

đông đảo những người cầm bút đứng vào hàng ngũ của nhân dân để đánh giặc, nhà văn thấu

hiểu trách nhiệm thiêng liêng của người cầm bút là trách nhiệm công dân. Nhưng khi công

cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc đã được hoàn thành thì cuộc đấu tranh cho tự

do và sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân còn phải tiếp tục lâu dài và khó khăn, nhà

văn cần phải dùng “ngòi bút của mình” trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa thiện

và ác”. Càng ngày, Nguyễn Minh Châu càng tha thiết với sứ mệnh của văn chương và nhà

văn trong mục tiêu cao cả vì con người. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là những

sáng tác từ sau 1975 đã thể hiện “mối quan hoài sâu sắc” và thường trực của nhà văn với số

phận và nỗi khổ đau của con người. Điều đáng chú ý là ở Nguyễn Minh Châu giữa những

quan niệm, nhận thức được phát biểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình

sáng tác cũng là quá trình nhà văn tự tìm kiếm và xác định ngày càng toàn diện và sâu sắc

quan niệm nghệ thuật của mình.

Phong cách sáng tác của nhà văn nguyễn minh châu năm 2024

PHONG CÁCH SÁNG TÁC NGUYỄN MINH CHÂU

  1. Ông ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh vì tự do đất nước của những người chiến sĩ cách

mạng.

Sau CM

  1. Ông đi vào khám phá những vấn đề về đạo đức, triết lý nhân sinh..
  1. Không chỉ được biết đến vai trò là một tác giả chuyên sáng tác thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn,

Nguyễn Minh Châu còn được biết đến là một nhà tiểu luận phê bình vô cùng xuất sắc.

  1. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn được nhà văn chú ý đến để miêu tả, lí giải, đánh giá,

cảm nhận, nâng đỡ, trân trọng. Đọc truyện của Nguyễn Minh Châu thường thấy nhân vật hành

động, suy nghĩ mang tính cách của những người từng trải, hiểu đời. Đặc biệt là những nhân vật

nữ. Mỗi nhân vật ẩn sâu trong thiên tính nữ, dịu dàng, nhẫn nhịn là tính cách mạnh mẽ của một ý

chí, nghị lực, một thế giới lạ lùng đầy ngưỡng mộ, khó có thể hiểu được ngay khi mới tiếp xúc.

PHONG CÁCH SÁNG TÁC KIM LÂN

  1. Nhà văn Kim Lân là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam, ông đã dành cả đời

mình để khám phá và sáng tạo những tác phẩm văn học đầy ấn tượng về cuộc sống của những

người nông dân nghèo khổ. Thông qua những câu chuyện ngắn về cuộc sống của người dân trong

các làng quê vùng Kinh Bắc, nhà văn Kim Lân đã truyền tải những giá trị về sự thanh bạch, nhân

nghĩa và tình người.

  1. Nhà văn Kim Lân là một bậc thầy trong việc hiểu biết và đánh giá cao về cuộc sống của những

người nông dân. Ông đã có những chia sẻ chân thành về cảm nhận về cuộc sống của họ, và những

điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc trong các tác phẩm của ông. Những câu

chuyện về đồng bào nghèo khổ và tình người được tác giả viết ra không chỉ để thể hiện những

mặt trái của đời sống mà còn để giáo dục độc giả về tình cảm, tình yêu thương và lòng nhân ái.

  1. Cách viết của nhà văn Kim Lân mang đậm phong cách bình dị nhưng đầy đặc sắc. Ông sử dụng

ngôn ngữ rất tinh tế và sắc bén để thể hiện các tình huống, các trạng thái tâm lý của nhân vật.

Điều đó làm cho các tác phẩm của ông trở nên sâu sắc, xúc động và đầy tính nhân văn. Ngoài ra,

ông cũng là một nhà văn chuyên nghiệp, sử dụng cấu trúc truyện ngắn rất chặt chẽ, tạo nên một

kết cấu logic và những cung bậc cảm xúc rõ ràng, giúp độc giả dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về

ý nghĩa của câu chuyện.

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN

Sáng tác mang sự tài hoa, uyên bác của một con người với tầm hiểu biết rộng,

được tổng hợp trên nhiều lĩnh vực. Dù là viết về đề tài gì thì ông cũng quan sát và

miêu tả lại ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ

Ông là nhà văn của sự phi thường bởi Nguyễn Tuân tôn thờ chủ nghĩa xê dịch

nên ông bị ấn tượng bởi những tính cách phi thường, những sự vật tuyệt mĩ, những

tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.