Sự tích văn thù sư lợi bồ tát năm 2024

Ngày xưa, có một người đàn bà góa chồng, không biết quê quán ở đâu, rất nghèo nàn đói lạnh, nhưng về phụ hạnh vẹn toàn, khiến hàng phụ nữ và đấng nam nhân, ai ai cũng đều kính phục.

Nàng nghe thiên hạ đồn rằng: Có một ngôi chùa kia do một vị sư trụ trì, hợp lực cùng mấy nhà từ thiện kiến lập trai đàn. Mục đích là cầu an cho bá tánh và bố thí gạo vải cho dân nghèo. Nghe tin ấy, nàng rất vui mừng, bèn bồng hai đứa con và dắt con chó đến Chùa để xin bố thí.

Đến nơi, nàng thấy trai đàn trang nghiêm thanh tịnh, đèn thắp sáng choang, khói trầm nghi ngút, những nhà giàu sang thì đang đem tiền của cho người nghèo khổ, thuốc thang tặng cho những người đau ốm bệnh hoạn.

Nàng đứng xớ rớ trong đám người đi xem trai đàn, mà trong lòng thì tự nghĩ: Người ta giàu có, tiền của dư giả, đem ra làm chay làm phước để cầu phước báu về sau. Còn mình thì phước mỏng nghiệp dày, thiếu thốn đói khát, há mình không tìm được một cách gì để bố thí làm lành như những người giàu sang kia được?

Nghĩ như vậy rồi, nàng liền tự hớt đầu tóc của mình, đem vào dâng cho vị trụ trì để làm vật bố thí.

Khi ấy chưa đến giờ thọ trai, Tăng chúng và thiện nam tín nữ còn đang hành lễ.

– Bạch thầy, phận tôi cơ hàn, chồng thì đã chết, để lại cho tôi hai đứa con nhỏ đây, và một đứa con ở trong bụng. Thế mà người thân chẳng có, gia sản cũng không, nên tấm thân phải vất vả, nay đầu làng mai cuối chợ, ăn nhờ hột cơm dư của quần chúng. Nay tôi đến đây, xin thầy từ bi bố thí cho mấy mẹ con tôi một ít cơm chay để đỡ lòng, mẹ con tôi còn đi xin nơi khác.

Vị trụ trì nghe vậy, liền sai ông đạo nhỏ chạy xuống nhà bếp đơm cho nàng ba bát cơm thật đầy. Vị trụ trì tưởng cho như vậy là đủ.

Ai dè, người đàn bà nhìn ba bát cơm một hồi, rồi thưa:

– Bạch thầy, thầy từ bi cho thêm một bát cơm nữa, đặng cho phần con chó.

Vị trụ trì nghe nàng nói như vậy, thì trong lòng đã hơi giận rồi, nhưng cũng ráng dằn lòng xuống và bảo người đi xúc cho con chó một bát cơm nữa cho êm chuyện.

Nào ngờ, người đàn bà tiếp lấy bát cơm, lại thưa tiếp rằng:

– Bạch thầy! Đứa nhỏ mà tôi đang mang trong bụng đây. Thiết nghĩ thầy cũng nên hoan hỷ cho nó một bát cơm nữa mới đúng!

Vị trủ trì nghe nói như vậy nổi xung, liền lớn tiếng:

– Kiếp trước nàng ôm lòng bỏn xẻn, không biết bố thí làm nhân, nên nay mới chiêu cảm cái thân bần nữ như thế, lại góa bụa không chồng, sống ăn nhờ của dân chúng, chết chẳng ích gì cho quê hương; vậy mà không biết thân, còn muốn ăn tham của Tăng chúng nữa. Vả lại xưa nay, có ai thấy những đứa nhỏ còn ở trong bụng mẹ mà người ta cho nó ăn cơm bao giờ, mà nàng đòi xin một cách trái đời như vậy! Thôi hãy đi chỗ khác, chớ đừng nói chuyện dây dưa mà làm trễ giờ của bần Tăng lễ Phật.

Câu nói của vị trú trì vừa dứt, thì năm sắc mây màu kết lại, rực rỡ trên hư không; rồi người bần nữ ấy hiện ra chân tướng của đức Văn Thù, cưỡi con sư tử rất hùng tráng oai nghiêm, hai bên thì có Thiện Tài và Ưu Điền Vương đứng hầu,làm cho ai nấy trông thấy đều hoảng kinh và cúi đầu đảnh lễ.

Đức Văn Thù liền đọc bài kệ:

Bầu đắng, đắng tận gốc

Dưa ngọt, ngọt cùng dây

Ta đã siêu tam giới

Còn bị chư Tăng rầy!

Khi đọc bốn câu kệ rồi, thì đức Văn Thù liền ẩn thân năm sắc mây lành lần lần tan biến.

Thấy vậy, vị trú trì thất thần biến sắc, mở hai con mắt nhìn trân trân, một chặp lâu mới định trí lại, và tự trách mình rằng: Tiếc bấy lâu nay tu hành, ăn cơm Phật, nhận mình đã vào cửa vô vi, mà lòng từ bi còn kém, đức nhẫn nhục chưa tròn, đến nỗi không thấy chơn Thánh như vậy, thì ta còn để đôi mắt làm chi?

Vị trụ trì tự trách rồi, liền với tay lên muốn lấy con dao nhỏ để khoét đôi mắt,mọi người lật đật xúm lại giựt con dao và khuyên giải một hồi, thì ngài mới bớt lòng buồn rầu ân hận. Sau đó vị trụ trì đắp y hậu đến trước Phật đài, chí thành đảnh lễ Tam Bảo để thành tâm sám hối.

Từ đó về sau, đối với mọi người, vị trụ trì giữ được tâm từ bi bình đẳng để tiếp đãi, không còn phân biệt giàu nghèo, sang hèn nữa…

Còn đầu tóc của đức Văn Thù thị hiện bố thí đó. Thì nhà chùa xây dựng một ngôi tháp ngay chỗ Bồ Tát thị hiện xin cơm để tôn thờ, và hằng ngày chiêm ngưỡng cúng dường…

Hồ Anavatapa được bao quanh bởi năm ngọn núi là Sudarsana, Citra, Kala, Ghandhamadana, và Kailasa. (6)

Như vậy Gandhamadana là tên của một trong năm ngọn núi – màPhạn ngữ gọi là pancasikha hay pancasirsa. Thế nên, có thể đã có mối liên hệ giữa danh từ pancasikha (đỉnh núi) với địa phương nơi trú xứ của vị vua Càn-thát-bà. Vị Nhạc thần cai quản các Càn thát bà này đã lấy tên địa phương nơi mình cư ngụ làm danh hiệu cho chính mình, Pancasikkha. Trongtruyền thống Ấn Độ, người ta cũng thấy rằng Hy Mã Lạp Sơn được mô tả như là trú xứ của các Càn-thát-bà và vị Nhạc thần Pancasika đã thường xuyên lui tới chốn này. Chuyện tiền thân của Bồ Tát Văn Thù (Manjari Jataka) trong bộ Đại Sự có kể lại rằng vị Nhạc thần này đã từng đến thăm viếng vị sơn thần cai quản Hi Mã Lạp Sơn đểthuyết phục ông ta phát khởi lòng khoan dung rộng lượng, và trong bộ Khổng Tước Minh Vương kinh (Mahamayuri) cũng nêu rõ rằng trú xứ của Pancasikha là vùng Kế Tân (Kashmir), phía Tây Bắc của dãy Hi Mã Lạp Sơn kế cận với năm ngọn núi bao quanh hồ nước Anavatapa nổi tiếng.

Bồ Tát Văn Thù đồng thời cũng có quan hệ mật thiết với ngọn núi Ghandhamana. Trong bộ kinh ngắn, “Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Nhập Niết Bàn”, Bồ Tát đã được mô tả là đã từng đến thăm viếng dảy Hi Mã Lạp Sơn để chuyển hoá500 vị địa tiên cư trú tại đây trở về với Phật giáo. Và sau đó, cũng trong bộ kinh này đã mô tả cảnh Bồ Tát nhập Niết bàn, khi dùng lửa tam muội tự thiêu đốt xác thân của mình. Xá lợi của Ngài được đưa về đỉnh núiHương Sơn, nơi mà vô số lượng các Thiên, Long, qủy thần sẽ tụ tập đến để làm lễ tôn kính Ngài. Núi Hương Sơnnày đã được nhà học giả Pháp Lamotte xác định là Gandhamadana, “ngọn núi tỏa thơm mùi hương báu”. (7)

Khi mà tiếng tăm của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngày càng phổ biến trong đại chúng, tên tuổi của Ngài thường đượcgắn liền với những danh sơn trong các quốc gia Phật giáo,cụ thể như Gosrnga của xứ Vu Điền (Khotan) và Ngũ Đài Sơncủa Trung Quốc. Cả Gosrnga và Ngũ Đài Sơn đều có hồ nước gần kề và đặc biệt Ngũ Đài Sơn, như tên gọi của nó,bao gồm năm ngọn núi quần tụ lại với nhau, phần nào liên hệ đến thuộc tính pancacira -tóc năm búi- của Bồ Tát Văn Thù, mà bất cứ nơi nào có liên hệ đến con số năm đều có thể được coi như là nơi trú xứ thích hợp của Bồ Tát. Trong tinh thần này, Ngũ Đài Sơn là nơi trụ tích lýtưởng của Bồ Tát Văn Thù vì phần nào liên hệ đến vùng năm núi trong đó có ngọn Ghandhamadana nổi tiếng.

II.Ngũ Đài Sơn, Trung Quốc , Nơi Trụ Tích của Bồ Tát Văn Thù.

Ngũ Đài Sơn thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây, sở dĩ đưọc gọi là Ngũ Đài vì có năm ngọn núi cao quây quần lại với nhaulà Đông đài, Tây đài, Nam đài, Bắc đài và Trung ương đài,phong cảnh rất thanh tú với hồ nước lung linh, những dòng sông trong veo uốn khúc, và những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như những bức tranh thủy mặc, nên từ lâu được coi là chốn bồng lai tiên cảnh, trú xứ của những vị Tiên theo truyền thuyết Trung Hoa. Sở dĩ Ngũ Đài Sơn được xem là nơi trụ tích của Bồ Tát Văn Thù vì kinh Hoa Nghiêm có nói rằng: Ngài Văn Thù Bồ Tát trụ ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ Tát nghe. Núi Thanh Lưong sau này được ám chỉ là núi Ngũ Đài, cho nên núi Ngũ Đài cũng được gọi là núi Thanh Lương mà theo tin tưởng của Phật tử, trong núi này hiện có Đức Văn Thù thuyết pháp cho hàng vạn Bồ Tát nghe. Núi Ngũ Đài từ đời Tùy đã được coi như là cõi Tịnh Độ của Bồ Tát Văn Thù và đến giữa đời Đường, tức là vào cuối thế kỷ thứ bảy, thì đã trở thành một trung tâm tín ngưỡng lớn, một địa điểm hành hương có tầm vóc quốc tế. (8)

Đã có rất nhiều truyền thuyết cũng như Kinh sách còn lưu truyềnlại nói rằng Bồ Tát Văn Thù đã nhiều lần hoá hiện ra tại Ngũ Đài Sơn cho những ai có tâm thành hành hương đến đây để tìm cầu Ngài. Nổi tiếng nhất là chuyện đại sư Phật Hộ, người nước Kế Tân (Kashmir), đã hành hươngđến Ngũ Đài Sơn vào năm 676 chỉ với một hy vọng duy nhấtlà được nhìn thấy Bồ Tát Văn Thù xuất hiện. Khi đến nơi Sư đã phủ phục năm vóc xuống đất và khấn cầu Bồ Tát. Sau khi đảnh lễ xong đứng dậy thì ngài Phật Hộ thấy một lão trượng đang đi lại hướng mình. Người này hỏi Sư là có mang theo mình thần chú Buddhosnisavijaya hay không, mà theo ông lão thì chỉ có thần chú này mới có năng lực giải trừ người Phật tử Trung Quốc ra khỏi những cám dỗ ma quỷ. Sư Phật Hộ thú nhận rằng mình đã không mang theo thần chú này và được ông già khuyến cáo là phải quay trở về Ấn Độ thỉnh thần chú này rồi khi trở lại đây chắc chắn sẽ được gặp Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Tâm tràn đầyhân hoan, sư Phật Hộ kính cẩn cúi đầu cảm tạ lời chỉ dẫn và khi ngững lên thì ông già đã biến mất! Sư quay trở về Ấn Độ và khi trở lại Ngũ Đài Sơn cùng vớithần chú, Ngài đã gặp Bồ tát Văn Thù một lần nữa và lần này Bồ Tát đã hướng dẫn ngài Phật Hộ tham quan Ngũ Đài Sơn cũng như cho biết những bí mật ẩn tàng ở đây.

Mộtcâu chuyện khác cũng không kém quan trọng vì đã dẫn đến việc xây dựng một ngôi đạo tràng trang nghiêm vĩ đại nhất tại Ngũ Đài Sơn, Kim Các tự. Chuyện kể rằng Thiền sư Đạo Nhất, một cao tăng nổi tiếng đời Đường, cho rằng mình vì thiếu phước duyên nên mới sinh ra vào thời mạt pháp, may ra chỉ đến Ngũ Đài Sơn mới có thể thấy được sự hóa hiện của Bồ Tát. Trong niềm tin thành như thế, Sư đã thực hiện một chuyến hành hương thăm viếng thánh địacủa Ngài vào năm 736 cùng với một tăng sĩ đồng hành. Trêncon đường lên núi bỗng dưng Sư trông thấy một lão tăng cưỡi trên mình một con voi trắng xuất hiện ở hướng đối diện. Sau khi hai bên cung kính vái chào nhau, vị lão tăng nàycho biết là ông ta đã hiểu rõ lai lịch cùng tâm nguyện củaĐạo Nhất và hứa hẹn rằng nếu Sư trở lại vào ngày hôm sau thì có thể gặp được Bồ Tát Văn Thù. Sư Đạo Nhấtvô cùng cảm ơn hảo ý của vị lão tăng, chưa kịp hỏi han thêm thì vị lão tăng này bỗng dưng biến mất như một làn gió, để lại trong không gian một mùi hương thoang thoảng. Sư quá đổi vui mừng và suốt đêm nghỉ lại tại chùa Thanh Lương, trung tâm của núi Ngũ Đài, Sư cứ trằn trọc mãi mong cho trời mau sáng để có thể diện kiến và đảnh lễ Bồ Tát. Sáng hôm sau vào lúc tinh mơ, Sư đã vội thức dậy một mình nhắm hướng Tây lên núi. Trong làn gió lạnh của buổi sớm mai, Sư bỗng thấy trên không hiện ra một ngôi cổ tháp toả ra những ánh sáng rưc rỡ. Tiếp tục hành trình, Sư một lần nữa gặp lại vị lão tăng cưỡi con voi trắng của ngày hôm trước. Vị Tăng khuyến khích Sư cứ nên tiếp tục và khi đi thêm một đổi đường nữa, Sư ngạc nhiên thấy một nhóm đông tăng chúng đang tụ tập thọ trai tại một ngôi phạn đường. Tự nhắc nhở mình rằng mục đích chính là gặp gỡ Bồ Tát Văn Thù, Sư thấy mình không nên nấn ná lại chỗ này mà tiếp tục dấn bước và rồi bất chợt trước mặt Sư một đồng tử trạc chừng 13, 14 tuổi xuất hiện, tự xưng là Thiện Tài Đồng Tử, chúc mừngSư: “Chào tăng sĩ, Ngài đã bước đến ngưỡng của của Kim Các Tự”. Sư theo chân vị đồng tử này khoảng chừng vài ba trăm bước về hướng Tây Bắc, đi qua một cây cầu thì bước chân vào một dảy dinh thự hùng vĩ trang nghiêmcủa tu viện, tất cả đều bằng vàng, ở đó Sư gặp lại vị lão tăng cưỡi con voi trắng. Đến đây thì không cònnghi ngờ gì nữa, Sư biết rằng vị lão tăng này chẳng ai khác hơn chính là Bồ Tát Văn Thù hoá hiện! Khỏi nói chắcmọi người cũng biết là Sư vui mừng đến độ choáng váng phải một lúc sau mới hoàn hồn tỉnh lại. Nhân cơ hội này Sư đã tham vấn Bồ Tát về những khúc mắc trongPhật pháp và Ngài cũng đã ân cần hỏi han về tình trạng Phật pháp ở quê hương Sư. Sư Đạo Nhất được mời thọthực tại đây và sau đó vị đồng tử đã hướng dẫn Sư đi thăm viếng toàn bộ cảnh quan của tu viện. Từ giả Bồ Tát Văn Thù bước đi chừng trăm bước, Sư ngoái đầu nhìn lại, tất cả đều biến mất!

Sư Đạo Nhất đã đem tất cả những điều mình đã đượcchứng kiến tâu trình lên cùng Hoàng đế Huyền Tôn và nhà vua tỏ ra đã bị thu hút bởi chuyện linh ứng mầu nhiệmcủa Bồ Tát Văn Thù nên đã ủng hộ cho việc khởi côngkiến thiết ngôi Kim Các Tự. Ngôi chùa vĩ đại này được kiến trúc theo mô hình mà Sư Đạo Nhất đã trông thấy trong lần gặp gỡ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, được hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ 8 do công lao của nhà sư Ấn Độ, Bất Không Kim Cương đã vận động Hoàng Đế Đại Tôn cung cấpngân khoản xây chùa vào năm 766 CE.

Mộtnhà sư khác người Nhật Bản, Viên Nhân (Ennin), cũng đã hành hương đến Ngũ Đài Sơn vào năm 840 CE. Ông đã lưu lại đây hơn hai tháng và trong nhật ký đã ghi lại những điều chứng kiến được tại Ngũ Đài Sơn như sau: “Vào khoảng đầu hôm, chúng tôi, một nhóm tăng chúng khoảng mười người đột nhiên trông thấy trên bầu trời hướng đông của thung lủngxuất hiện một cây đèn thần, ánh sáng ban đầu chỉ nhỏ cỡ chừng bằng một cái bình bát nhưng sau đó lớn dần lên bằng cả cái nhà. Chúng tôi quả thật là hoàn toàn rúngđộng trước cảnh tượng này, vội vã quỳ xuống đãnh lễ và niệm lớn danh hiệu Bồ Tát Văn Thù. Rồi thì một cây đèn khác lại hiện ra gần chúng tôi hơn, thoạt tiêncỡ bằng một chiếc nón rơm và rồi cứ tiếp tục lớn dần lên. Hai ngọn đèn này nhìn từ xa, cách nhau khoảng chừng 100 bộ, tỏa ánh sáng rất rực rỡ cho đến khoảng nửa đêm thì tàn lụi dần và biến mất.” Trong cuốn hồi ký này, sư Viên Nhân cũng mô tả lại những kiến trúc, đền đài, những nơi thờ phượng ở trên Ngũ Đài Sơn, kể cả bức tượng Bồ Tát Văn Thù rất nổi tiếngtại chùa Hoa Nghiêm:

“Bức tượng Bồ Tát cưỡi trên mình con sư tử lớn bằng cả một ngôi nhà năm gian. Con sư tử trông thật siêu nhiên, vĩ đại và sống động cứ như là thực. Ta có cảm tưởngnhư là nó đang đi và thở hơi khói ra ở miệng. Chúng tôinhìn nó một hồi và càng nhìn càng thấy nó như đang di chuyển.”

Theo lời vị sư trú trì kể lại cùng sư Viên Chân thì bức tượng này đã phải đúc đến lần thứ bảy mới hoàn thành, tất cả những lần trước, lần nào cũng bị hư bể cả. Nghĩ rằng chắc có chuyện gì không đúng, có thể đã mạo phạm đến Bồ Tát, nhà điêu khắc chủ trì việc đúc tượng thành tâm khấn nguyện cùng Bồ Tát Văn Thù xin Ngài hiện ra chỉ cho ông hình ảnh trung thực nhất mà Bồ Tát muốnmiêu tả về mình. Câu chuyện đúc tượng này đã được Sư Viên Chân tóm tắt như sau: “Sau khi cầu nguyện, nhà điêu khắc mở mắt ra và vô cùng kinh ngạc khi thấy Bồ Tát Văn Thù cỡi trên mình con sư tử màu vàng xuất hiện trước mắt. Một khoảnh khắc sau đó, Bồ Tát bay lên đám mây ngũ sắcvà mất hút dần vào khoảng không. Nhà điêu khắc vô cùng vui mừng và cảm kích khi được trông thấy hình ảnh thực sự của Bồ tát nhưng đồng thời ông cũng không cầm được nước mắt vì hối hận khi đã diễn tả sai lầm vềBồ Tát từ trước đến nay.

Câu chuyện này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo vì kể từ đây trở về sau, hình ảnh Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử xuất hiện trong đám mây rực rỡ đã trở thành một khuôn mẫu cho các nghệ nhân sáng tác khi miêu tả về Bồ tát. Năm 1975, người ta khám phá ra tại Động Đôn Hoàng một bức bích họa có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10 đã trình bày Bồ Tát Văn Thù với kiểu cách như trên.

Ngũ Đài Sơn như đã trình bày có quan hệ mật thiết với núiThanh Lương được đề cập đến trong Kinh Hoa Nghiêm mà ngàiPhật Đà Bạt Đà La đã phiên dịch ra Hán văn vào năm 418-420 CE. Thế nên khi nói về Bồ Tát Văn Thù người ta khôngthể không nói đến Hoa Nghiêm tông, một tông phái Phật giáo Trung quốc rất thịnh hành dưới đời Đường. Chính việcphổ biến rộng rãi Kinh Hoa Nghiêm đã góp phần lớn trong việc phát triển tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Văn Thù trongđại chúng, bởi vì Kinh Hoa Nghiêm, đặc biệt là trong phẩmkết thúc của bộ kinh này, đã làm nổi bật vai trò củaBồ tát như là một vị thiện trí thức với những lời khuyên thích đáng và thiết thực cho những kẻ thiết tha cầu đạo,tiêu biểu là Thiện Tài đồng tử. Sự ảnh hưởng của tôngHoa Nghiêm đối với tín ngưỡng Văn Thù đã được Đại sư Pháp Tạng (643-712 CE), Đệ tam tổ của Hoa Nghiêm tông mô tả trong cuốn “Những Ghi Chú Về Truyền Thống Hoa Nghiêm”, đã chép lại một phần lai lịch cùng những truyện tích liên quan đến Ngũ Đài Sơn và Bồ Tát Văn Thù.

Mộtyếu tố khác có thể cũng đã góp phần vào việc củng cố tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Văn Thù tại Ngũ Đài Sơn là một niềm tin khá phổ biến trong thời điểm này cho rằngthế gian đang bước vào giai đoạn mạt pháp. Trong thời kỳ chánh pháp suy tàn, ma vương tà kiến lộng hành, người ta tin rằng duy nhất chỉ có Ngũ Đài Sơn, nơi trú xứ của Bồ Tát Văn Thù là có thể giúp cho con người có được cơ hộitiếp xúc trực tiếp với Chánh pháp, với nguồn mạch giác ngộ. Niềm tin này phần nào đã được phản ảnh trong cuốnnhật ký hành hương của Đại sư Viên Chân như đã trình bày ở trên cũng như trong “Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Chân Ngôn Kinh” do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch ra Hán văn vào năm 710, có đưa ra lời tiên đoán của Đức Phật Thích Ca liên hệ đến Ngũ Đài Sơn. Trong cuốn kinh này, khi Bồ tát Vajraguhyakathỉnh cầu Phật giải thích việc gì sẽ xảy đến khi Chánh pháp không còn tồn tại, Đức Thế Tôn đã trả lời: “Sau khi Ta nhập Niết bàn rồi, trong cõi Nam Thiện Bộ Châu này, ở về phía Đông Bắc có một quốc độ tên là Đại Trung quốc. Ở ngay trung tâm của quốc độ này có một ngọn núi tên là Ngũ Đài. Vị Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi sẽ trụ xứ ở trung tâm của ngọn núi này diễn nói Chánh Pháp đểcứu độ chúng sanh. Vô số Thiên, Long, La Sát, Phi Nhân, Ma hầu la già cùng các chúng trời người và qủy thần tụ tậpchung quanh Bồ Tát để cúng dường và nghe pháp”. Đức Phật Thích Ca còn cho biết thêm, khi Chánh Pháp không còn tồn tại, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi sẽ diễn nói pháp tương ứngcho giai đoạn này.

Như vậy, đến cuối thế kỷ thứ Bảy, tín ngưỡng tôn thờBồ Tát Văn Thù đã được thiết định vững chắc tại Trung Quốc và Ngũ Đài Sơn, nơi trụ tích của Bồ tát đã trở thành một thánh địa thiêng liêng thu hút khách hành hươngđến từ khắp nơi trên thế giới: Kasmir, Ấn Độ, Nhật Bản, Nepal, Tích Lan, Tây Tạng,… Tại đây, một ngôi đại tháp cao sáu thước cũng đã được dựng lên trong khuôn viên của chùa Đại Tháp Viện (Trung Đài) để thờ một bảo vậtmà người ta tin là tóc của Bồ tát Văn Thù, vì theo truyền thuyết được kể lại thì dưới thời Bắc Ngụy, Bồ Tátđã hiện ra một lần dưới dạng một bà già nhà quê nghèo khó đến hành hương Ngũ Đài Sơn và vì không có gì quý báuđể cúng dường, bà đã tặng chùa mái tóc của mình. Dĩ nhiên là tăng chúng trong chùa không có ai hoan hỷ để đón nhận vật phẩm cúng dường này, nếu không nói là còn tỏ ra rất khinh rẻ. Bất ngờ bà cụ già bay vọt lên không vàhóa hiện ra thành Bồ Tát Văn Thù, lúc này mọi người mớikinh hoàng quỳ sụp xuống lạy và sau đó kiến tạo lên ngôi bảo tháp này để thờ di vật qúy giá của Bồ Tát mà người Trung hoa tôn kính gọi là hắc xá lợi. Ngôi đại tháp đã được trùng tu lại dưới thời Hoàng đế Thần Tôn, nhà Minh (1573-1619).

NgàiBất Không Kim Cương (AMOGHAVAJRA) VàSự Nghiệp Phát Triển Tín Ngưỡng Văn Thù Sư Lợi

Khi nói đến tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Văn Thù ta không thể không nói đến công nghiệp lớn lao của một vị đại tăngđã đưa tín ngưỡng này phổ cập đến toàn thể lãnh thổTrung quốc, đó là ngài Bất Không Kim Cương. Ngài Bất Khôngngười nước Tích Lan (Trung Hoa cổ gọi là nước Sư Tử), lúc 15 tuổi theo ngài Kim Cương Trí đến Lạc Dương và đượcthọ giới ở đó. Trong hai mươi năm trời theo thầy học đạo, chuyên nghiên cứu về bí nghĩa của Mật giáo. Sau khi ngàiKim Cương Trí viên tịch, ngài cùng với sư Hàm Quang theo đường thủy trở về Ấn Độ để tham vấn các học giả của Mật giáo đương thời, sưu tầm được rất nhiều kinh điển củaMật giáo. Tới năm Thiên Bảo thứ năm (746), Ngài lại trở về Tràng an chuyên việc phiên dịch để hoằng truyền Mật giáo. Ngài tịch năm Đại Lịch thứ 9 (774) đời vua Đại Tôn, thọ 70 tuổi. Trong khoảng 30 năm trời, Ngài được ba đời vua Huyền Tôn, Túc Tôn và Đại Tôn đều trọng đãi. Khi Ngài mất, vua truyền lệnh bãi triều ba ngày để kỷ niệm và tặng Ngài tên hiệu là “Đại Biên Chính Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Đại Hoà Thượng”. (9)

Cùng với La Thập, Chân Đế và Huyền Trang, Ngài được gọi là một trong “Bốn nhà Đại phiên dịch” kinh điển của Phật giáo Trung Quốc. Ngoài việc hoằng truyền giáo lý Mật tông,Đại sư Bất Không còn được biết đến qua sự nghiệp xiễn dương tín ngưỡng tôn thờ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi tại Trung Quốc. Những văn bản liên quan đến công nghiệp này đã được Huyền Cảo, một đệ tử của Ngài, sưu tập lại trong bộĐại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, gồm cả những thư từtrao đổi giữa Ngài và hai vị Hoàng đế Trung Quốc vào khoảngcuối thế kỷ thứ tám là một nguồn sử liệu có giá trịtrong việc nghiên cứu việc phát triển tín ngưỡng tôn thờBồ Tát Văn Thù Sư Lợi.

Như đã nói ở trên, chính Đại sư Bất Không là người chịutrách nhiệm trong việc hoàn tất công trình xây cất Kim Các tự tại Ngũ Đài Sơn sau khi được Đại Tôn Hoàng Đế chuẩn cấp ngân sách vào năm 746. Do được vua ưu ái sùng mộ mà Ngài Bất Không đã thuyết phục được vua ban hành sắc lệnh tôn Bồ tát Văn Thù Sư Lợi như là một vị Bồ Tát bảo hộ chính trong tất cả các chùa chiền tự viện tại Trung quốc. Trong sớ biểu dâng lên Hoàng Đế, Bất Không Đại sư đã viết về Bồ Tát Văn Thù như là “người đang bảo vệ, canh giữ Ngũ Đài Sơn”, hàm ý nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ quốc gia của Bồ Tát. Vào năm 772, cũng do yêu cầucủa Ngài, Đại Tôn Hoàng Đế lại ban hành thêm một đạo dụ khác ra lệnh cho khắp các ngôi chùa trong nước đều phảithiết lập thêm một viện thờ Đức Văn Thù. Tại những điện thờ này, tăng sĩ được yêu cầu tụng đọc nhữngkinh điển cầu “quốc thái dân an”, Bồ Tát Văn Thù nghiểm nhiên đã rời khỏi nơi trụ tích Ngũ Đài Sơn để trở thànhmột vị thần bảo hộ quốc gia. Quan niệm tín ngưỡngđức Văn Thù ở Ngũ Đài Sơn vì thế được phổ cập khắp nơi và Ngũ Đài Sơn bỗng trở thành một nơi Linh nghiệm Đạo Tràng của toàn thể quốc dân.

III.Vai Trò v à Ý Nghĩa của Bồ Tát Văn Thù Trong Kinh Điển Đại Thừa.

Mặc dù cho đến nay các nhà nghiên cứu Phật học vẫn chưa có được một lời giải đáp thỏa đáng về nguồn gốc, xuất xứ của Bồ Tát Văn Thù nhưng một điều mà không ai có thể phủ nhận được là hình ảnh của Ngài đã xuất hiện rất sớm trong các kinh điển Phạn ngữ, mở đầu cho giai đoạn hưng khởi của truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Cụ thểnhư sáu trong số chín bộ kinh đầu tiên mà Ngài Chi Ca Lâu Sấm đã phiên dịch ra tiếng Trung quốc vào thế kỷ thứ 2 CE, nay vẫn còn tồn tại, đều có đề cập đến sựhiện diện của Bồ Tát Văn Thù (10). Điều này đã cho thấyvai trò và ý nghĩa quan trọng của vị Bồ Tát được tôn xưng là Đại Trí, mà với biện tài vô ngại thường là nhân vật được chọn để đứng ra lý giải những phạm trù tinh yếu cốt lõi của triết lý đạo Phật như Tánh Không, Bất Nhị, Chân Đế,… được quảng diễn trong các kinh điển Đại Thừa. Được tuyên xưng là Thái tử của Đấng Pháp Vương, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có lúc chính thức thay mặtĐức Bổn Sư diễn nói Chánh pháp mà pháp âm của Ngài vang động khắp cả tam thiên đại thiên thế giới khiến cho tất cả các cõi Trời, người, mọi loài chúng sanh đều đượcthấm nhuần mưa pháp, hưởng được lợi lạc. Vai trò này của Bồ Tát đã được thể hiện nổi bật nhất trong cácbộ kinh “Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghịcủa Phật”, Duy Ma Cật và Thủ Lăng Nghiêm. Cũng có lúc Bồ Tát lại đóng vai trò làm người phát ngôn, giới thiệu chương trình, long trọng cảnh báo cho đại chúng biếtĐức Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng một thời pháp quantrọng như trong kinh Pháp Hoa, hoặc là một vị thiện trí thức đưa ra những lời khuyên thiết thực và quý báu cho nhữnghành giả đang xả thân cầu Bồ Tát đạo như trong kinh Hoa Nghiêm. Ta sẽ lần lượt điểm qua vai trò của Bồ Tát Văn Thù trong các bộ kinh trọng yếu này của Đại Thừa.

1.Tuyên Dương Diệu Pháp.

Trong kinh “Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghị của Phật”, chính Đức Thế Tôn đã trân trọng giới thiệu vớiđại chúng biện tài vô ngại của Bồ Tát Văn Thù và yêu cầu Ngài tuyên dương diệu pháp: “Tôi nghe như vầy : Một thời Đức Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ, cùng với chúng đại Tỳ kheo là một ngàn vị và Bồ tát là mười ngàn vị, lại có chư Thiêntử của Dục giới, chư Thiên tử của Sắc giới và Thiên tử của trời Tịnh Cư, cùng với quyến thuộc của họ nhiềuvô lượng trăm ngàn đang bao quanh để cúng dường cung kính, nghe Phật nói pháp. Bấy giờ đức Phật bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: - Này đồng tử ! Ngươi có biện tài, khéo có thể khai diễn. Nay ngươi nên vì đại chúng Bồ tát tuyên dương diệu pháp.” (11) Tuy là một bộ kinh ngắn nhưng nội dung kinh “Văn Thù Sư LợiNói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghị của Phật” hàm chứa mộtý nghĩa vô cùng quan trọng: Đây là một tuyên ngôn của lý tưởng Bồ Tát Đạo được công bố bởi một vị đại Bồ tát đại biểu cho trí tuệ. Khi Kinh Pháp Hoa nói rằng Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên, đại sự nhân duyên đó là gì nếu không phải là nỗi khổ đau của tất cả chúng sanh? Thế nên cảnh giới của chư Phật không thể tìm cầu ở những cõi Niết Bàn tịch tịnh hay Tịnh Độ trang nghiêm mà phải chính ở ngay trong những nỗi phiền não, khổ đau đó: - “Này đồng tử ! Phải cầucảnh giới chư Phật ở đâu ? Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa : - Bạch Thế tôn ! Cảnh giới của chư Phật phải cầu ở trongphiền não của tất cả các chúng sanh. Vì sao vậy ? Nếu chơn chánh hiểu rõ phiền não của chúng sanh, đó chính là cảnh giới của Phật vậy. Sự chánh hiểu rõ phiền não của chúng sanh này là cảnh giới của Phật, đó chẳng phải là chỗ sở hành của tất cả Thanh văn, Bích Chi Phật vậy.” Cũng trong bộ kinh này, một phạm trù thậm thâm uyên áo của triết lý đạo Phật -hệ tư tưởng Bát Nhã - mà sau nàyBồ tát Long Thọ dùng làm cơ sở nền tảng xây dựng Trung Quán Luận là Triết học Tánh Không, pháp môn Bất Nhị cùng mối tương quan giữa Nhị Đế -Chân Đế và Tục Đế- đã được lưỡi gươm vàng trí tuệ của Bồ Tát Văn Thù chặt tung những đám mây mù của tà kiến, nghi hoặc, khi Ngài trả lời Đức Thế Tôn về ý nghĩa của “pháp sở trụ bình đẳng của Như Lai”:

“Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa : - Bạch Thế tôn, tất cả phàm phu đối với trong pháp không, vô tướng, vô nguyện, khởi lên tham sân si, cho nên chỗ khởi lên tham sân si của tất cả phàm phu chính là pháp sở trụ bình đẳng của Như Lai. Đức Phật bảo : - Này đồng tử ! Với cái không, há lại có pháp mà nói ở trong đó có tham sân si sao ? Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa : - Bạch Thế tôn, không là có nên tham sân si cũng là có. Đức Phật nói : - Này đồng tử ! Tại sao không là có ? Lại vì sao tham sân si là có ? Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa : - Bạch Thế tôn ! Không, vì dùng lời nói (diễn đạt) cho nên có; tham sân si cũng vì dùng lời nói diễn đạt cho nên có. Như đức Phật nói với tỳ kheo: “ Hữu không sanh, không khởi, vô tác, vô vi, chẳng phải các pháp hành ấy, chẳng phải chẳng có. Nếu là không có thì nó phải đối với phápsanh khởi, tác vi các hành, thì lẽ đáng phải không xuất ly. Vì có cho nên nói là không xuất ly vậy “. Điều này cũng vậy, nếu không có không, thì đối với tham sân si không có sự xuất ly được. Vì có không cho nên nói lìa tham sân si ... các phiền não. Đức Phật nói : - Này đồng tử ! Như vậy, như vậy ! Như điều ngươi nói,tham sân si ... tất cả phiền não, chẳng có cái nào mà chẳng ở trong cái không. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật : - Bạch Thế tôn ! Nếu người tu hành xa lìa tham sân si ... mà cầu nơi không, nên biết người đó chưa khéo tu hành, không thể gọi là người tu hành được. Vì sao vậy ? Vì tham sân si ... tất cả phiền não tức là không vậy. » (12)

Mục tiêu, lý tưởng của Bồ Tát đạo không phải chỉ là đểvượt qua vòng sanh tử, đạt đến cảnh giới Niết bàn mà là hoàn thành Phật đạo để cứu độ chúng sanh. Trên con đường tìm cầu giác ngộ, hành giả không thể không ươm trồng bồ đề tâm đồng thời trui rèn cho mình trí tuệ Bát Nhã. Đó là con đường tất yếu. Con đường này đã đượcBồ Tát Văn Thù khẳng định lại một lần nữa khi trả lời Tôn giả Tu Bồ Đề, đại biểu cho hàng Thanh Văn, khi Tôn giả lo ngại rằng thuyết giảng những tư tưởng thậm thâm uyên áo sẽ không mang lại lợi ích gì cho kẻ sơ cơ:

«Tu Bồ Đề nói : - Này đại sĩ ! Nay ngài thuyết pháp có thể không đưa đến sự che chở tâm kẻ sơ học chăng ? Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đáp : - Này đại đức ! Nay tôi hỏi ngài, tùy ý trả lời. Như có vị lương y muốn điều trị bệnh nhân, vì muốn che chởtâm của bệnh nhân nên không cho những vị thuốc có vị cay, chua, mặn, đắng thích ứng với con bệnh. Vậy có thể làm cho người bênh được lành bệnh, được an lạc chăng ? Thưa rằng : - Không thể được. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói : - Này đại đức ! Điều này cũng như vậy. Nếu vị thầy thuyết pháp vì muốn che chở tâm kẻ học nên giấu kín pháp thậm thâm không nói ra, mà tùy theo ý muốn kẻ ấy, chỉ diễn nóiý nghĩa thô thiển để làm cho kẻ học giả ra khỏi khổsanh tử, đến cái vui Niết bàn, điều đó không bao giờ có. » (13)

2.Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Giảng Pháp Môn Bất Nhị Trong Kinh Duy Ma Cật

Vai trò tuyên dương diệu pháp của Bồ Tát Văn Thù một lầnnữa được thể hiện trong kinh « Duy Ma Cật ». Trưởng giả Duy Ma Cật là một cư sĩ tại gia nhưng tu hành chứng đắc,mật hạnh viên thông mà ngay cả những bậc đại đệ tửcủa Phật cũng không có vị nào sánh bằng. Ông cư trú tại thành Tỳ Da Li (Vaishali) như là một nhà thương gia giàu cóvà đồng thời là một nhân sĩ uy tín tại địa phương. Một hôm vì muốn tạo cơ duyên để hoằng pháp lợi sanh, ông đã mượn cớ bị bệnh để tạo dịp cho các vị quốc vương, quan chức, dân chúng đến thăm và nhân cơ hội đó giảng giải giáo lý cho họ. Đức Thế Tôn biết rõ căn « bệnh » của ông nên đã lần lượt yêu cầu các vị đại đệ tử thay mặt mình đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Thế nhưng tất cả những vị đại đệ tử của Phật trong quá khứđã từng bị trưởng giả Duy Ma Cật chất vấn về tâm phápvà sở học mà không một ai trả lời trôi chảy trước kiến thức Phật pháp uyên thâm và biện tài vô ngại của ông nên đều sợ hãi từ chối. Bệnh của trưởng giả Duy Ma Cậtlà « bệnh Bồ Tát » -vì chúng sanh bệnh nên Bồ tát bệnh- thế nên người có đủ tư cách để thăm bệnh ông, không ai khác hơn ngoài vị Đại Trí Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi :

« Lúc bấy giờ, Phật bảo Văn Thù Sư Lợi : - Này Văn Thù Sư Lợi, Ông nên thay tôi đi đến thăm bịnh ôngDuy Ma Cật. Văn Thù Sư Lợi bạch Phật : - Bạch Thế Tôn ? Bực cư sĩ trí thức kia khó bề đối đáp, vì ông ấy rất thâm đạt thật tướng, khéo nói pháp mầu,trí tuệ vô ngại, biện tài thông suốt, rõ thấu phương pháp tu trì của tất cả Bồ Tát, thâm nhập kho tạng bí mật của Chư Phật, hàng phục các ma, thần thông tự tại và trí tuệ phương tiện đều đặng rốt ráo. Tuy thế, con xin vưng thánh chỉ của Phật đến thăm bịnh ông. Lúc ấy, trong Đại chúng các hàng Bồ Tát và hàng Đại đệ tử,Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương đều nghĩ rằng : “Hôm nay hai vị đại sĩ : Văn Thù Sư Lợi và Duy Ma Cậtcùng nhau đàm luận tất nói pháp mầu”. Tức thời, tám nghìnBồ Tát, năm trăm Thanh Văn và trăm nghìn Thiên nhơn đều muốnđi theo. » (14)

Mọi người nô nức muốn đi theo là phải, vì họ chờ đợi một cuộc tranh luận sôi nổi về giáo pháp sẽ xảy ra giữa hai nhân vật kiệt xuất này, một đại biểu cho hàng trí tuệ Bồ Tát và một đại biểu cho hàng cư sĩ tại gia lỗi lạc, mà qua đó chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều lợi ích thực tiển cho việc tu học của mình. Nội dung của cuộc đàm luận giáo pháp quan trọng này giữa Bồ Tát Văn Thù và Trưởng giả Duy Ma Cật đã diễn ra trong tất cả sáu phẩm của bộ kinh, mà quan trọng nhất là trong các phẩm: Phật Quả và Pháp Môn Bất Nhị.

Trong Phẩm Phật Quả, ta gặp lại một lần nữa tư tưởng hàm chứa trong kinh “Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghị của Phật »: Cảnh giới của Như Lai là phiền não. Đây là tư tưởng mà sau này Lục Tổ Huệ Năng đã phát biểu một cách cụ thể hơn: « Phiền não tức Bồ đề». Ta không đi tìm cầu Bồ đề ở nơi nào khác ngoài chốn trần gian khổ lụy này vì chính từ trong đống bùn nhơ của phiền não, đóa hoa sen tinh khiết sẽ nẩy mầm. Ta hãy nghe Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời câu chất vấn của Trưởng giả Duy Ma về «hạt giống Như Lai» :

« Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi Văn Thù: -Thế nào là hạt giống Như Lai? Đáp: -Có thân là hạt giống Như Lai. Vô minh có ái là giống, tham sân si là giống, tứ điên đảo là giống, ngũ cái (ngũ dục) là giống, lục nhập là giống, thất thức xứ là giống,bát tà pháp là giống, cửu não là giống, thập bất thiệnđạo ... là giống. Nói tóm lại, sáu mươi hai kiến chấpvà tất cả phiến não đều là hạt giống Phật. Hỏi: -Tại sao? Đáp: -Nếu kẻ thấy vô vi vào chánh vị thì chẳng thể còn phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề nữa. Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanhhoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũnh thế, kẻ vào vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền nãolà hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bữu châu vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy. » (15)

Đọc xong bộ kinh Duy Ma Cật, có người sẽ hoang mang tự hỏi: Có thể có một nhân vật tuyệt vời như thế chăng? Có một nhân vật lịch sử như thế chăng, hay đấy chỉ là một nhân vật hư cấu để biểu tượng một tư tưởng triết họchay một lý tưởng Bồ tát đạo của Phật giáo Đại thừa?

« Có thể trả lời một cách dứt khoát rằng đó là một nhân vật lịch sử, xuất hiện trong một giai đoạn đặc biệtcủa lịch sử phát triển Phật giáo nói chung, và trong thời kỳ vận động của Đại thừa. Mộtcon người có thật được trang bị với một cơ sở tư tưởng bất nhị (advaita) để có thể tự nâng lên hàng Thánh giảvượt ngoài tam giới nhưng đồng thời có thể hạ mình ngập lụt trong thế gian ô nhiễm mà vẫn không tách lìa thế giớithuần tịnh vô nhiễm. » (16) Chủ điểm nền tảng của kinh Duy Ma Cật là triển khai nhận thứcvề thực tại trên căn bản của nguyên lý bất nhị, tức hệ tư tưởng tánh Không của Bát Nhã. « Nguyên lý bất nhịhướng dẫn nhận thức khởi đi từ những thực tại sai biệtmà khám phá ra thực tại tối hậu là Tuyệt đối thể ngay trong các tồn tại sai biệt ấy. Để nhận thức được thực tại chân thực, bồ tát cần đi qua cánh cửa bất nhị... » tức là « cánh cửa giao thông cho Bồ tát qua lại giữaniết bàn và sinh tử. Nếu không được trang bị bằng nguyên lý bất nhị, Bồ tát sẽ không đủ nghị lực và dũng mãnhđể trụ vững trên bồ đề tâm ». (17)

Tư tưởng Bất Nhị quan trọng như thế nên trong kinh Duy Ma Cậtđã được nâng lên thành một Pháp Môn, và không ai đầy đủ năng lực trí tuệ để nói về pháp môn này ngoài NgàiĐại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Đây là nguồn cảm hứng sâu xa cho các Thiền gia Trung quốc sau này, trong một trăm công án của « Bích Nham Lục » có công án thứ 84, « Duy Ma Bất nhị môn », được xây dựng từ phẩm « Bất Nhị Pháp Môn » của kinh Duy Ma Cật:

«Bấy giờ, Duy Ma Cật bảo các Bồ Tát rằng: -Các nhơn giả! Bồ Tát làm sao nhập pháp môn bất nhị? Hãy tùy sở ngộ của mình mà nói ra. ... CácBồ Tát mỗi mỗi đã nói xong như trên, rồi hỏi Văn Thù: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát? Văn Thù đáp: -Theo ý tôi, nơi tất cả pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, lìa nơi vấn đáp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị. Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng: -Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong. Nay đến lượt Nhơn giả nói: "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?" Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng: -Lành thay! Lành thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị. Khi thuyết phẩm này rồi, ở trong chúng có năm ngàn vị Bồ Tátđều nhập pháp môn bất nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. » (18)

Ta hãy nghe lời bàn trong Bích Nham Lục: « Lúc đó, Duy Ma Cư sĩđối với Ngài Văn Thù Sư Lợi và các vị Bồ Tát tùy tòng tới thăm bệnh, ngài liền hỏi các vị Bồ Tát, thế nào là Bồ Tát nhập bất nhị pháp môn. Các Bồ tát tùy tòng từ người thứ nhất đến người thứ 32 đã lần lượtđáp về câu hỏi này, nhưng Duy Ma cư sĩ đều không hài lòngvề các câu trả lời. Cuối cùng tới Ngài Văn Thù, đối với câu hỏi này đem trình bày: Từ trước các vị Bồ Tát trình bày về: « Bất Nhị Môn » đều chỉ đề cử về 2 pháp cho đó là bất nhị. Nhưngbất nhị là cảnh giới của « Đại trí tuệ bình đẳng», vốn dĩ 2 cũng không và 3 cũng không. Đó chỉ là phầnlý luận, đã là lý luận thời có hơn thua, nên ngài tâm đắcđược câu hỏi « Bất nhị môn » của Duy Ma. Ngài nói vớiDuy Ma, theo như tôi thì « phải xa lìa mọi vấn đáp, không nói, không thuyết, vô thị, vô thức, đó là nhập bất nhị pháp môn ». Nếu nói tới pháp môn bất nhị này thời phảixa lìa hẵn ngôn thuyết ở cảnh giới vong ngôn, tuyệt tự, không thể đem hết thảy ngôn thuyết của hết thảy pháp mà hiểu rõ được, và cũng không thể chỉ bảo dược, cũng không thể biết được, không thể hỏi và trả lời được, thời đó là « pháp môn bất nhị ». Lời đáp này của ngàiVăn Thù, không thấy vướng chỗ « nhị » và « bất nhị» tức là nơi thấy biết của đại trí tuệ bình đẳng.

Tiếp đó ngài Văn Thù đối với Duy Ma cư sĩ, hỏi: Chúng tôi tất cả 32 người đều đã trình bày về «Bồ Tát nhập bất nhị pháp môn» rồi, nay xin hỏi về chỗ kiến giải củacư sĩ. Tức là ý phản vấn của Ngài Văn Thù. Lúc ấy cư sĩ Duy Ma «lặng thinh không đáp». Ngài Văn Thù thấu suốt ngay được ý của cư sĩ Duy Ma liền tán thán rằng: Tốt lắm thay! tốt lắm thay! «Không có văn tự ngôn ngữ là chân bất nhị pháp môn». (19)

3. Lưỡi Kiếm của Bồ Tát Văn ThùTrong Hệ Tư Tưởng Bát Nhã: PhùngPhật Sát Phật! Hệtư tưởng Bát Nhã với triết lý Tánh Không được coi như là xương sống của tư tưởng Phật giáo Đại Thừa. Mục tiêu của Đại Thừa là hoàn thành Bồ tát đạo cũng đồng nghĩa với thực chứng Tánh Không. Con đường dẫn đếnBát Nhã Ba La Mật phải được khởi đi từ nỗ lực loại trừ ý thức phân biệt. Nhưng Bát Nhã Ba La Mật là gì? Ta hãy nghe Bồ Tát Văn Thù giải thích trong kinh «Bát Nhã Thất Bách Tụng» (Saptasatika Prajnaparamita) : « Phật hỏi : Này Văn Thù Sư Lợi, Ông có bao giờ quán về các pháp của một vị Phật ? Bồ Tát Văn Thù thưa: Bạch Thế Tôn, không. Nếu con có thể trông thấy được thành tựu đặc biệt của những pháp của một vị Phật, con sẽ lập tức quán chiếu. Nhưng bạch Đức Thế Tôn, sự phát triển của Bát nhã Ba La Mật không hề được đặt cơ sở trên ý thức phân biệt về pháp để rồi nói rằng, «những cái này là pháp của kẻ phàm phu, những cái kia là pháp của hàng tỳ kheo, những cái này là pháp củaThanh văn Duyên Giác, những cái kia là pháp của bậc Giác ngộ.» Vị thiện nam tử khi buông bỏ tất cả để đi vào đại định cầu khai mở trí tuệ bát nhã không phải chỉ để nắm bắt cái pháp giúp y có thể phân biệt được cái pháp này là pháp phàm phu, pháp kia là pháp của kẻ tu hành, hay là của kẻ giỏi giang, hay của bậc hoàn toàn giác ngộ. Bởi vì tuyệt đối không hề có những pháp như thế, con không quán chiếu chúng, như vậy, bạch Đức Thế Tôn, đó mới gọi là phát triển trí tuệ bát nhã... Lại nữa,bạch Đức Thế Tôn, sự khai triển trí tuệ bát nhã không hề mang lợi lạc cũng như không hề làm phương hại đến các pháp. Trí tuệ bát nhã, khi được khai triển không là kẻ mang ân sủng cho các pháp của một vị Phật cũng không là kẻ huỷ diệt các pháp của kẻ phàm phu. Chỉ như thế,bạch Đức Thế Tôn, mới gọi là phát triển trí tuệ bát nhã, nó không ngăn chặn những pháp của kẻ phàm phu hay thu nhận những pháp của một vị Phật. Đức Phật tán thán : Hay lắm ! Hay lắm ! Ông Văn Thù Sư Lợi. Ông là người hiểu pháp này một cách sâu sắc. » (20) Trong một bộ kinh khác, «Thiên Vương Susthitamati Vấn Pháp » (Susthitamati devaputra pariprcha), Bồ Tát Văn Thù đã giảng giải về trí tuệ bát nhã cho Thiên vương Susthitamati nghe khi ông này ngỏ ý muốn cùng được chuyên tu hạnh đức với Bồ tát: Bồ Tát Văn Thù: Này Thiên vương, nếu bây giờ ông có thể lấy hết mạng sống của tất cả mọi chúng sanh mà không cần phải dùng đến dao, đến gậy, đến dùi cui, đến gạch đá, tôi sẽ cùng tu tập hạnh đức với ông. Susthitamati: Bạch đại thánh giả, tại sao ngài lại nói như vậy ? Bồ Tát Văn Thù trả lời: Này Thiên Vương, ông nghĩ như thế nào về chúng sanh ? Susthitamati: Bach đại thánh giả, theo tôi, chúng sanh cũng như vạn phápchỉ là cái danh xưng chứ chẳng là cái gì cả. Tất cả đều chỉ là do ý tưởng tạo ra. Bồ Tát Văn Thù: Này Thiên vương, thế nên tôi mới nói là ông nên giết chết cái ý niệm về ngã, về bản thể của mộtchúng sanh, của một sanh mạng, loại trừ luôn cả những ý niệm về danh của chúng. Ông hãy giết bằng cách thức như thế. Susthitamati hỏi: Bạch đại thánh giả, ta phải dùng phương tiện gì để giết chúng ? Bồ Tát Văn Thù trả lời: Này Thiên vương, Tôi luôn luôn giết chúng bằng lưỡi gươm bén của trí tuệ. Trong sát hành này, ta phải cầm chặt lưỡi gươm bén của trí tuệ và hạ thủtrong một cung cách không còn ý niệm về việc cầm gươm và không cả sát niệm. Này Thiên vương, với cách thức như thế, ông sẽ hiểu một cách sâu sắc rằng giết chết những ý niệm về ngã, về chúng sanh tức là thực sự giết hết mọichúng sanh. Nếu ông làm được như thế, tôi sẽ cho phép ông cùng tu tập hạnh đức với tôi. » (21) Chínhtừ mẫu đối thoại này, cuốn kinh đã đẫn đến một bầu khí trong đó Đức Phật đã vận dụng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi qua một hành động đầy kịch tính là cầm gươm toangiết Phật, tạo một sự tác động mạnh mẽ lên 500 vịBồ Tát đang thối chuyển vì đã không thể quên được những tác hành tiêu cực trong quá khứ, khiến họ đắc quả Vô Sanh Pháp Nhẫn: « Lúc này, để giúp cho 500 vịBồ tát trong đại chúng loại trừ ý thức phân biệt, Đức Thế Tôn đã vận dụng thần thông tạo truyền cảm ứng choBồ Tát Văn Thù Sư Lợi khiến Bồ Tát đã từ trong đại chúng đứng dậy, sửa lại tăng bào, trật vai áo phải, cầm lưỡi gươm bén trong tay, tiến thẳng đến Đức Thế Tônđể giết Ngài. Thấy vậy, Đức Phật vội vàng bảo Bồ Tát Văn Thù: Hãy ngưng ! Hãy dừng tay ! Ông Văn Thù Sư Lợi ! Không được làm chuyện quấy. Không được giết ta theo kiểu cách như vậy. Nếu ôngcần phải giết ta, trước tiên ông phải nên biết cách thức tốt nhất để giết. Tại sao? Bởi vì, này ông Văn Thù Sư Lợi, ngay từ ban đầu đã không có ngã, có nhân, có tha nhân; ngay khi một người nhận thức rằng không có sự hiện hữucủa tự ngã, của bản sắc cá nhân, chính họ đã giết ta; như vậy mới gọi là giết ». (22) Nội dung của đoạn kinh này đã dẫn đến công án « Phùng Phật Sát Phật » nổi tiếng của Thiền tông Trung Hoa và có thể là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân khi miêu tả Bồ Tát Văn Thù trên tay cầm lưỡi gươm trí tuệ bốc lửa.

4.Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Bồ Tát Văn Thù Chỉ Rõ Pháp Tu Siêu Việt Để Tỏ Ngộ Chơn Tâm Trong các bộ kinh Đại thừa, Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh rất quý, quý đến độ ngày xưa các vị vua Ấn Độ xem đây như là một bảo vật trấn quốc, cấm không cho truyền bára nước ngoài. Sau này một vị Thánh Tăng Ân Độ là ngài Bát Thích Mật Đế (còn gọi là Bất La Mật Đế) đã phải viết kinh vào miếng lụa mỏng, xẻ thịt bắp vế nhét vào mới mang thoát ra khỏi nước đem vào Trung quốc dưới thời nhà Đường. Ngài Bát Thích Mật Đế may mắn gặp được một vị đại quan hết lòng hộ pháp là Thừa tướng Phòng Dung, khuyến khích ngài dịch ra Hán văn cùng với Sa môn Di Già Thích Ca người nước U Trường dịch lời, còn Thừa TướngPhòng Dung thì đích thân lãnh việc nhuận sắc, thế nên bộ Kinh Lăng Nghiêm ngoài nghĩa lý cao thâm, văn chương cũng rấttrác tuyệt. Nguyên nhân Phật thuyết Kinh Lăng Nghiêm là vì Tôn giả A Nan trên đường đi khất thực không may đã đi vào nhà một tín nữ ngoại đạo thông thạo chú thuật là Ma Đăng Già. Vì Tôn giả A Nan là người có dung mạo rất tuấn tú khiến Ma Đăng Già vừa mới gặp gỡ đã rất quyến luyến yêu thương nêntrổ tài huyễn thuật bắt giữ A Nan và dụ dỗ ngài sa ngãvào đường xác thịt. Đức Phật biết A Nan đang mắc nạnliền nói thần chú Lăng Nghiêm rồi bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi mang thần chú này đến chỗ Ma Đăng Già để phá trừ tà chú cứu nạn cho A Nan. Đây là một bài học cho Tôn giả A Nan. Ông học rộng, biết nhiều nhưng chẳng hề chịu tu niệm nên không có định lực và do đó không thoát khỏi bùa chú, pháp thuật của tà ma ngoại đạo. Buồn rầu và hối hận, Tôn giả A Nan đã thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ cho ông một pháp tu có thể mau chóng đạtthành đạo quả. Thương xót A Nan, cũng như thương xót chúng sanh còn mãi trôi lăn trong sanh tử, mê lầm, Phật đã chỉ ra một con đường đi đến giác ngộ nhanh chóng nhất, chắc chắn nhất mà chư Phật mười Phương đã từng tu hành vàchứng đắc. Đó là con đường loại trừ VỌNG TÂM -tức là tâm phân biệt- để làm tỏ ngộ bản thể CHƠN TÂM, tức cái TÂM thường trụ, thanh tịnh, bất sanh bất diệt. Đó chính là chủ đề của Pháp hội Thủ Lăng Nghiêm. Pháp hội Thủ Lăng Nghiêm là một « Hội khai thị pháp chưa từng có, nghĩa lý thâm sâu, diệu âm thuyết pháp vang khắp mười phương thế giới », được diễn ra tại tịnh xá Kỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, quy tụ "chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là Đại A La Hán, đã ra khỏiluân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi cácquốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho tam giới,ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tộtvị lai ra khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trì Phật pháp gồm có: Đại Trí Xá lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v... là bậc thượng thủ, và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đến nơi Phật cùng các Tỳ Kheo mãn hạ tự tứ...cùng hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hợp, trong đó Văn Thù Sư Lợi là bậc Thượng thủ. » (23) Sau bảy lần được Phật khai thị, phá bỏ vọng thức bị nhận lầm là tâm, và mười phen chỉ rõ cái tánh thấy biết của con người–không phải là cái thấy biết ở giác quan, Tôn giả A Nan và đại chúng trí tuệ được thông suốt, nhận rõ rằng chúng sanh trôi nổi trong vòng sanh tử luân hồi hay chứng được đạo quả Bồ đề an vui giải thoát cũng đều là do ở sáu căn. Trong niềm hân hoan của Pháp hội, đại chúng đã trình lên Phật một vấn nạn cuối cùng, một câu hỏi cụ thể : Như vậy, trong sáu căn này thì nên tu theo căn nào để đạt được viên thông ? Để trả lời câu hỏi này, Đức Thế Tôn đã yêu cầu đại chúng –các bậc A la Hán, các vị Bồ Tát- hãy trình kiến giải của mình cũng như cho đại chúng biết là họ đã tu theo phương tiện nào mà thành được đạo quả. Lúc này 25 vị Bồ Tát, A La Hánhàng đầu có mặt trong Pháp hội đã trình lên Phật nhữngkinh nghiệm tu chứng của mình. Hai mươi lăm vị là hai mươi lăm kinh nghiệm tu chứng khác nhau, mà pháp tu nào cũng hay, cũng đều đưa đến giải thoát rốt ráo cả, điều này quả thật làm cho đại chúng bối rối, khó chọn lựa. Đến đây ta thấy Phật hoàn toàn tin cậy vào trí tuệ của Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát để giải quyết vấn đề: « Lúc đó, Như Lai bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử rằng: Ngươi hãy xem 25 vị vô học Đại Bồ Tát và A La Hán này, mỗi mỗi trình bày phương tiện thành đạo lúc ban đầu, đều nóitu tập viên thông chơn thật, lối tu của họ thật chẳng hơn kém và chẳng trước sau sai biệt. Nay ta muốn khiến A Nan khai ngộ, trong 25 lối tu, lối nào thích hợp, và sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong cõi này muốn vào Bồ Tát thừa,cầu đạo Vô Thượng, từ cửa phương tiện nào để được thành tựu? » (24) Vâng lời Phật, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã đúc kết nội dung của Pháp Hội, ban cho Tôn giả A Nan và đại chúng một thời pháp vô cùng quan trọng «A Nan, Ông nên chú ý nghe : Tôi vâng oai thần của Phật, nóipháp môn tu hành này. Ông đem cái nghe của ông, nghe tất cảpháp môn thâm mật của chư Phật, nhiều như vi trần nếu các phiền não dục lậu không trừ thì cái nghe càng thêm lầm lỗi. Ông biết đem cái nghe của ông, nghe các pháp môn của chư Phật, sao ông không đem cái nghe đó, trở lại nghe « tánh nghe » (chơn tánh) của mình. A Nan, « cái nghe » nó không phải tự nhiên sanh, do có tiếng (thinh trần) nên mới gọi rằng « nghe ». Nếu xoay cái nghe trở vào tự tánh, không chạy theo tiếng, thế là thoát lyđược cái tiếng (thinh trần), lúc bấy giờ cái nghe này cũng không còn gọi tên là nghe nữa (vì không còn đối đãi nên chẳng có tên kêu gọi). Một căn (lỗ tai) đã được phản vọng trở về chơn rồi, thì cả sáu căn cũng đều được giải thoát. A Nan, các cảm giác : thấy, nghe, hay, biết của ông đó, đều là hư huyễn, như con mắt bị nhặm. Còn ba cõi sum la vạn tượng đây, cũng không thật, đều như hoa đốm giữ hư không. Khi cái thấy, nghe, hay, biết xoay trở lại chơn rồi, thì cũng như con mắt kia hết nhặm. Khi các vọng trần tiêu hết thì tâm ông được thanh tịnh. Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh rồi, thì cái trí quang sáng suốt hiện ra. Lúc bấy giờ chơn tâm ông vừa tịch tịnh lại vừa chiếu soi, bao trùm khắp cả mười phương hư không thế giới, lúc bấy giờ ông trở lại xem cảnh vật hiện tiền ở thế gian này, cũng như là việc trong chiêm bao. Khi ông được như thế rồi thì nàng Ma Đăng Già ở trong mộng kia làm gì bắt ông được ! A Nan, ví dụ như các nhà huyễn thuật làm các thứ hình, tuy có thấy cử dộng, nhưn gcốt yếu là tại cái máy rút. Nếu máy kia thôi rút, thì các huyễn kia yên lặng, đều không cótự tánh. Sáu căn của ông cũng thế, gốc từ nơi tâm, vì vô minh vọng động thành ra sáu căn, nếu một căn được phản vọng về chơn rồi, thì sáu dụng kia (sáu giác quan) đều không thành. Nếu trần cấu còn thì ông vẫn còn ở địa vị hữu học(còn phải tu). Khi trần cấu hết, thì tâm tánh ông đượchoàn toàn sáng suốt, đó là Phật. A Nan, ông chỉ xoay cái nghe của mình trở về chơn tánh, khôngchạy theo phân biệt vọng trần bên ngoài, thì ông liền thành đạo vô thượng, đây thật là pháp tu viên thông. Cácđức Phật nhiều như số vi trần cũng đều do một con đườngnày mà đến cửa Niết bàn. Hiện tại các vị Bồ tát và những người tu hành đời sau, đều y pháp môn này mà thành đạo. Chính tôi cũng nhờ pháp môn này mà được chứng quả, đâu phải mộ mình Ngài Quán Âm tu mà thôi. Nay Phật dạy con lựa pháp môn tu hành, để cho người đời sau tu hành mau thành đạo quả, thì duy chỉ có pháp tu của NgàiQuán Âm là hơn hết. Còn bao nhiêu các pháp tu hành khác, đều nhờ oai thần của Phật gia hộ mới được thành tựu. Các pháp ấy đều từ nơi sự tướng mà dẹp trừ trần lao, nên không phải là một phương pháp trường kỳ tu tập. Kính lạy Đức Như Lai, xin Ngài gia hộ cho chúng sanh đời sau, đối với pháp môn này không còn mê lầm. Bạch Thế Tôn, phương pháp này rất là dễ tu, mau được thành đạo quả, có thể đem dạy A Nan và chúng sanh đời sau, y theo đây tu hành thì hơn các phương pháp khác. Đây là do lòng thành thật của con lựa chọn như thế.» (25) Thật là một pháp môn tu chứng hoàn toàn–giải thoát rốt ráo–màBồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã thay mặt Phật diễn nói trongkinh Lăng Nghiêm, mang lại vô số lợi lạc cho tất cả cácchúng Thiên, Long, Bát bộ, các hàng Nhị thừa hữu học, các vị Bồ tát mới phát tâm nhờ đó mà tỏ ngộ được chơn tâm. Và tất cả chúng ta, không phân biệt căn cơ mau chậm, không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh, mọi người, mọi giới và mọi lúc đều có thể áp dụng hạ thủ công phumột cách liên tục pháp môn này để tiến đến giải thoát hoàn toàn. Bồ Tát Văn Thù như thế, quả thật xứng đáng được tuyên xưng là vị Pháp Vương Tử tuyên dương diệu pháp.

5.Kinh Hoa Nghiêm: Bồ Tát Văn Thù Trong Vai Trò Thiện Trí Thức.

Kinh Hoa Nghiêm cũng là một trong những bộ kinh qúy giá khác củaĐại Thừa. Tương truyền bộ kinh này do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng ngay sau khi thành Chánh giác. Trong khoảng 37 ngày tư duy dưới gốc cây Bồ đề, Ngài ở trong định «Hải Ấn Tam Muội », hiện ra thân tướng Pháp Thân Đại Nhật Như Lai mà nói ra bộ Kinh Hoa Nghiêm này để hoá độ cho các vị Bồ tát từ ngôi Sơ Địa trở lên. Do vì ý nghĩaquá thâm ảo nên Kinh này đã không được cho phổ biến mà đem đi cất giữ tại cung điện của Long Vương. Mãi đến 600 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Bồ Tát Long Thọ ra đời, do lòng khát cầu Chánh pháp, Ngài đã dùng thần thông xuống Long Cung và lưu lại đây trong 90 ngày để đọc tụng sao chép và mang về san định lại rồi cho phổ biến bộ kinh vĩ đại này.

Kinh Hoa Nghiêm xoay quanh hai trọng điểm « Nhất Thiết Duy Tâm Tạo» và « Nhất Tâm Chân Như Pháp Giới Duyên Khởi », trong đó phẩm « Nhập Pháp Giới » là một phẩm rất quan trọng, mô tả một mẫu người lý tưởng, Thiện Tài Đồng Tử, đã nguyện dâng trọn đời mình để phụng sụ Chánh pháp với giấc mơ xây dựng một cõi Tịnh Độ nhân gian, giải thoáthết thảy chúng sanh ra khỏi mọi khổ đau, hệ lụy. Trêncon đường đi cầu đạo Bồ Tát, Thiện Tài Đồng Tử đã tham cầu học hỏi với 53 vị Thiện trí thức, mở đầu bằng ngài Văn Thù Sư Lợi -biểu trưng cho trí tuệ để kết thúcvới hạnh Phổ Hiền. Phẩm Nhập Pháp Giới cũng đã nêu bật được vai trò quan trọng và cần thiết của các bậc Thiện trí thức trên con đường học đạo mà trong đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là một vị Thiện trí thức điển hình.

PhẩmPháp Giới bắt đầu với pháp hội mở ra tại khu vườn của ông Cấp Cô Độc trong rừng Thệ Đa, nước Thất La Phiệt với Đức Phật Thích Ca cùng 500 vị đại Bồ Tát, hằng hà sa số Thanh văn...Trong kỳ Pháp hội này, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã nhận thấy trong thính chúng có một nhân vật đặc biệt là Thiện Tài Đồng Tử, người « đã từng cúng dường quá khứ chư Phật, gieo sâu căn lành, tin hiểu rộng lớn, thường thích gần gũi các thiện tri thức. Thân ngữ ý đều không lỗi lầm, tu Bồ Tát đạo cầu Nhứt thiết trí thành Phật pháp khí. Tâm đồng tử này thanh tịnh nhưhư không, hồi hướng Bồ đề không chướng ngại. Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát quán sát Thiện Tài như vậy rồi, liềnan ủi chỉ dạy tất cả Phật pháp,» mà hai bài học vở lòng là « phát tâm bồ đề » và « cầu Thiện trí thức ». Được nghe những pháp bảo vi diệu của Đức Văn Thù,Thiện Tài Đồng Tử đã quyết định chọn Ngài làm vị Thầy và muốn được đi theo để thọ giáo : « Lúc đó ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, như tượng vương, xoay nhìn Thiện Tài đồng tử mà bảo rằng : Lành thay ! Lành thay ! Này thiện nam tử ! Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, lại muốn thân cận các bực thiện tri thứcđể hỏi Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo. Nàythiện nam tử ! thân cận cúng dường các bực thiện tri thứclà nhơn duyên trước nhứt để được đầy đủ Nhứt thiết trí. Vì thế nên công việc này ngươi chớ có mỏi nhàm.” (26) Thiện Tài đồng tử bạch rằng : Cúi xin đức Thánh vì tôi mà dạy Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnhthế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? phải đến Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải thật hành Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tịnh Bồ Tát hạnh thế nào? Phải nhập Bồ Tát hạnhthế nào ? Phải thành tựu Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tùy thuận Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải ghi nhớ Bồ Tát hạnhthế nào ? Phải thêm rộng Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải làm thế nào cho Phổ Hiền hạnh mau được viên mãn. (27) NgàiVăn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo Thiện Tài đồng tử rằng : Lành thay ! Lành thay ! này thiện nam tử ! Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, cầu hạnh Bồ Tát. Nàythiện nam tử ! nếu có chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề, đây là việc rất khó. Đã có thể phát Bồ đề tâmrồi lại cầu Bồ Tát hạnh, việc này càng khó gấp bội. Nàythiện nam tử ! Nếu muốn thành tựu Nhứt thiết chủng tríthời phải quyết định cầu chân thiện tri thức. Nàythiện nam tử ! Cầu thiện tri thức chớ có mỏi lười. Thấythiện tri thức chớ có nhàm đủ. Thiện tri thức có dạy bảo điều chi phải đều tùy thuận. Nơi thiện xảo phương tiện của thiện tri thức chớ thấy lỗi lầm. Phương nam này có một nước tên là Thắng Lạc. Trong nước Thắng Lạc có tòa núi tên là Diệu Phong. Trên núi đó có một Tý kheo tên là Đức Vân. Ngươi nên đến hỏi Tỳ Kheo Đức Vân: Bồ Tát phải học Bố Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải như thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ?” (28) Như vậy trên con đường Bồ tát đạo, bên cạnh phát Bồ đề tâm, hành giả còn phải tìm cách thân cận với các bậc thiện trí thức để học hỏi, mở mang trí tuệ rồi áp dụng vào việc tu trì. Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì chỉ trở thành một con một con mọt sách, một kho chứakiến thức chẳng những không ích lợi gì cho ai mà đôi khi lại còn làm phát triển tính cống cao, ngã mạn, rất nguy hại cho kẻ hành Bồ tát đạo. Kể từ đây vâng theo lời Thầy, Thiện Tài Đồng Tử đã lên đường đi cầu đạo Bồ Tát, và đã gặp gỡ hầu hết những vị thiện tri thức tiêu biểu cho các tông phái, pháp môn củađạo Phật, học hỏi được tất cả những tinh yếu tronggiáo lý nhiệm mầu của Đức Bổn Sư. Đến chặng cuối, khi tham vấn Bồ Tát Di Lặc, được ngài chỉ bảo cho cácpháp môn Bát Nhã và Duy Thức, trước khi từ giả, Bồ Tát Di Lặc đã hết lời tán thán, xưng tụng Văn Thù Sư Lợinhư là một vị Bồ tát công hạnh đầy đủ nhất, hoàn toànnắm vững chân đế; trong quá khứ đã hoàn thành vô số hạnh nguyện, đã từng là mẹ của vô số các vị Phật, là Thầy của vô số lượng các vị Bồ Tát và Ngài khuyên Thiện Tài Đồng Tử trở về gặp lại vị minh sư cũ, Bồ Tát Văn Thùvì: “Tất cả các bậc thiện trí thức mà ngươi đã gặp, tất cả các pháp môn mà ngươi đã nghe, tất cả các phương pháp đạt đến giác ngộ mà ngươi đã hành trì, tất cả các hạnh nguyện mà ngươi đã thực hiện; đều được coi như trongquyền năng của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, người đã thực chứng trí tuệ viên mãn.” (29) Vâng lời Bồ Tát Di Lặc, Thiện Tài Đồng Tử lại cất bước lên đường, vượt qua bao nhiêu thành trì nữa mới đến nướcPhổ Môn, vào thành Tô-ma-na để tìm gặp lại vị Thầy cũ của mình. “Từ xa xa trông thấy bóng Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tận cuối chân trời, Thiện Tài rảo bước như bay về phía Thầy, mong chóng qùy gối ôm lấy chân sư phụ cho bỏ lòng thiết tha mong nhớ; đồng thời Ngài Văn Thù Sư Lợithoạt nhìn thấy bóng hình người đệ tử yêu quý của mình ở tận mù khơi, lòng cũng rộn lên niềm vui mừng khôn xiết. Ngài liền dơ tay qua khỏi 110 do tuần, rồi đặt nhẹ lên đầu Thiện Tài, đợi đến khi chàng vừa tới, chưa kịp làm lễ bái yết, Ngài đã cất tiếng khen: “Tốt lắm! Tốt lắm!” Rồi diễn nói cho người đệ tử thân yêu vô sốpháp lành vi diệu, vô biên tế đà la ni, vô lượng đại nguyện,vô biên đại trí tuệ quang minh và thần thông tam muội không sao kể xiết, khiến Thiện Tài Đồng Tử nhập vào đạo tràng Phổ Hiền hạnh. Nhờ thế mà chàng thực sự viên mãn được tâm đại bi, trừ được mọi vô minh vi tế, chướng ngại…Thiện Tài định thần, đắm chìm trong tư duy, quán tưởng, trong lúc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dùng thần thông ẩn hình, biến dạng lúc nào cũng không hay…” (30) Lý tưởng Bồ Tát đạo là một lý tưởng cao đẹp. Những ai đang đi trên con đường Bồ tát đạo, con đường thực hành hạnh nguyện phục vụ chúng sanh, đừng quên rằng bên cạnh mình luôn luôn có sự hiện diện của một vị thiện tríthức, đó là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, người lúc nào cũng sẵn sàng đưa tay xoa đảnh chuyền cho ta đầy đủ năng lựcvà trí tuệ cần thiết, để giúp ta tinh tấn tu tập, hoàn tất mọi hạnh nguyện như Thiện Tài Đồng Tử của Hoa Nghiêm.

6.Kinh Pháp Hoa và Bồ Tát Văn Thù: VịThị Giả Phát Ngôn, Giới Thiệu Chương Trình của Phật

Kinh Pháp Hoa nguyên văn là “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, đượcđánh giá là “quyển kinh siêu việt vĩ đại nhất của Phật giáo đã được thọ trì truyền tụng từ Ấn Độ cho đếnvùng Tân Cương và cả vùng Trung Á từ trước Tây lịch kỷ nguyên; từ năm 406 trở đi cho đến thế kỷ XX, bản dịch chữ Tàu của Cưu Ma La Thập là bản dịch duy nhất đã ảnh hưởng tác động sâu rộng nhất vào đạo lý tư tưởng lãnh đạo chính trị văn hóa của khối Đông Á từ Trung Quốc,Việt Nam và Đại Hàn và nhất là Nhật Bản. Năm 594, người được coi là khai tổ cho nền văn minh Nhật Bản, Thánh Đức Thái Tử (Shotoku) đã tập trung tất cả ý thức lãnh đạodân tộc Nhật vào ba quyển kinh mà quyển kinh quan trọng nhất là Diệu Pháp Liên Hoa” (31). Kinh Pháp Hoa bàn về ý nghĩacủa “Pháp Thân Thường Trụ”, mà qua đó Đức Thế Tônđã “Khai Quyền Hiển Thực” chỉ cho mọi người thấy rõ được mục đích cứu cánh của giáo lý Đại thừa là toàn thể chúng sanh đều được trọn thành Phật quả. Chính donghĩa lý nhiệm mầu sâu xa của kinh này mà Ngài Trí Khải Đại Sư (538-597) một người đã theo học pháp môn Pháp Hoađến chỗ rốt ráo tận cùng, dựa vào bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại này để dựng lên một tông pháimột thời được coi như lẫy lừng nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, mà uy tín hầu như đã bao trùm thống nhiếp cả toàn bộ Phật giáo phía Nam Trung quốc: Thiên Thai Tông.

Vìtính cách quan trọng của bộ kinh này mà Đức Thế Tôn trong phẩm Pháp Sư đã ân cần dặn dò:

“Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào, sau khi đức Như Lai diệt độ muốn vì hàng bốn chúng mà nói kinh Pháp Hoanày thời phải nói cách thế nào? -Người thiện nam thiện nữ đó phải vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi toà Như Lai, rồi mới nên vì bốn chúng mà rộng nói kinh này.

NhàNhư Lai chính là tâm từ bi lớn đối với trong tất cả chúng sanh, y Như Lai chính là lòng nhu hoà, nhẫn nhục, toà Như Laichính là nhứt thiết pháp không. An trụ trong đây, sau rồi dùng tâm không biếng trễ vì các Bồ tát và bốn chúng rộng nói kinh Pháp Hoa này” (32).

Cũng vì tính cách quan trọng của bộ kinh này mà trước khi tuyên nói kinh Pháp Hoa, trong Pháp hội đông đảo đại chúng gồmchư đại bồ tát, đại tỳ kheo, Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la vương, Ma hầu la dà … Đức Thế Tôn đã nhập vào đại định, phóng hào quang chiếu soi khắp mười tám ngàn cõi ở phương Đông, đều thấy cõi nước trang nghiêm của các đức Phật, khiến đại chúng trong đó có cả Bồ tát Di Lặc, vô cùng kinh ngạc trước phép lạ hi hữu từ trước đến nay chưa từng có, và không biết do nhân duyên gì mà lại có điềm lành này. Bồ tát Di Lặcliền nghĩ rằng trong Pháp hội này duy chỉ có ngài Văn Thù Sư Lợi “đã từng gần gũi cúng dường vô lượng các đức Phật đời quá khứ chắc đã thấy tướng hi hữu này,” may ra mới có thể giải tỏa những thắc mắc của đại chúngvà Ngài đã nêu câu hỏi để nhờ Bồ Tát Văn Thù giải đáp. Kinh Pháp Hoa như vậy đã dành cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cái nhiệm vụ vô cùng vinh dự là thông báo cho đại chúng biết một thời pháp vô cùng quan trọng của Đức BổnSư. Đây là vai trò của người thị giả phát ngôn của Phật hay một cách cụ thể hơn vai trò của người điều khiển,giới thiệu chương trình như ta thường thấy trong các lễ hội ngày nay, vai trò đã làm nổi bật được tính cách thân cận không những chỉ giữa Bồ Tát Văn Thù và Đức Thế Tôn mà là còn với vô lượng các Đức Phật của thời quá khứ:

“Lúc bấy giờ, ngài Văn-Thù Sư-Lợi nói với ngài Di-Lặc Đại Bồ-Tát cùng các vị Đại-sĩ:

Các Thiện-nam-tử! Như chỗ tôi xét nghĩ thì nay đức Phật Thế-Tôn muốn nói pháp lớn, mưa pháp vũ lớn, thổi pháp loa lớn, đánh pháp cổ lớn và diễn pháp nghĩa lớn. Các thiện-nam-tử! Ta từng ở nơi các đức Phật đời quá khứthấy điềm lành này, Phật kia phóng hào quang đó rồi liền nói pháp lớn. Cho nên chắc biết rằng hôm nay đức Phậthiện hào quang cũng lại như vậy. Phật vì muốn cho chúng sanh đều được nghe biết pháp mầu mà tất cả trong đờikhó tin theo, cho nên hiện điềm lành này. … Nay thấy điềm lành này, cùng với xưa không khác, cho nên ta xét nghĩ hôm nay đức Phật Như-Lai sẽ nói kinh Đại-thừa tên: "Diệu-Pháp Liên-Hoa"là pháp giáo hoá Bồ-Tát được chư Phật hộ niệm.” (33)

Đặc biệt Kinh Pháp Hoa cũng hé mở cho chúng ta biết một chi tiết liên quan đến nguồn gốc, lai lịch của Bồ Tát Văn Thù. Theo kinh Pháp Hoa, thì từ vô lượng a tăng tỳ kiếp về trước, có một vị Phật ra đời hiệu là Nhật-Nguyệt Đăng-Minh, Ngài Văn Thù lúc bấy giờ là một vị đại Bồ Tát hiệu là Diệu Quang, đã từng được nghe Phật thuyết giảng kinhnày nên khi trông thấy điềm lành hiển bày, cùng với xưa không khác, cho nên theo Bồ Tát, “ta xét nghĩ hôm nayđức Phật Như-Lai sẽ nói kinh Đại-thừa tên: "Diệu-Pháp Liên-Hoa"là pháp giáo hoá Bồ-Tát được chư Phật hộ niệm.” Vì Pháp Hoa là một bộ kinh trọng yếu của Đại Thừa, chi tiết nói về tiền kiếp của Bồ Tát Văn Thù trong bộ kinhnày có thể được dùng để tạm kết thúc bài viết liên quan đến xuất xứ, nguồn gốc và vai trò quan trọng củaBồ Tát Văn Thù Sư Lợi, vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệtrong truyền thống Phật giáo Đại Thừa:

“Đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh lúc đó nói kinh Đại thừa tên "Vô-Lượng Nghĩa-Xứ" là pháp giáo hoá Bồ-Tát được chưPhật hộ niệm. Nói kinh đó rồi, Phật liền ở trong đại chúng ngồi xếp bằng nhập vào cảnh chánh định "Vô-Lượng Nghĩa-Xứ", thân và tâm chẳng động. Khi ấy trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa cùng hoa Ma-ha Mạn-thù-sa để rải trên đức Phật và hàng đại-chúng. Khắp cõi nước Phật sáu điệu vang động. Lúc đó trong hội, hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cận-sự nam, cận-sự nữ, trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhơn, phi-nhơn cùng các vị tiểu vương, các vị Chuyển-luân thánh-vương v.v... các đại-chúng đó được điều chưa từng có, mừng rỡ chắp tay một lòng nhìn Phật. Bấy giờ, đức Như-Lai từ tướng lông trắng chặn giữa chân mày phóng ra luồng ánh sáng soi khắp cùng cả một muôn tám nghìn cõi nước ở phương đông, như nay đương thấy ở cõi Phật đây. Di-Lặc nên biết! Khi đó trong hội, có hai mươi ức Bồ-Tát ưa muốnnghe pháp, các vị Bồ-Tát ấy thấy ánh sáng chiếu khắp cáccõi Phật được điều chưa từng có, đều muốn biết vìduyên cớ gì mà phóng ánh-sáng này. Khi ấy, có vị Bồ-Tát hiệu Diệu-Quang có tám trăm người đệ-tử.

Bấy giờ, đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh từ trong chánh-định mà dậy, vì Diệu-Quang Bồ-Tát nói kinh Đại-thừa tên "Diệu-Pháp Liên-Hoa" là pháp giáo hoá Bồ-Tát được chư Phật hộ niệm,trải qua sáu mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi.

Sau khi đức Phật diệt-độ, Diệu-Quang Bồ-Tát trì kinh "Diệu-Pháp Liên-Hoa" trải tám mươi tiểu kiếp vì người mà diễn nói. Tám người con của Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh đều học với ngài Diệu-Quang, ngài Diệu-Quang dạy bảo cho đều vững bềnở nơi đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Các vị Vương-tử đó cúng dường vô lượng trăm nghìn muôn ức đức Phậtđều thành Phật-đạo. Vị thành Phật rốt sau hết, hiệu là Nhiên-Đăng. Trong hàng tám trăm người đệ-tử có một người tên: Cầu-Danh, người này tham ưa danh lợi, dầu cũng đọc tụng các kinh mà chẳng thuộc rành, phần nhiều quên mất, nên gọi là Cầu-Danh. Người này cũng do có trồng các nhân duyên căn lành nên được gặp vô lượng trăm nghìn muôn ức đức Phật mà cúng dường cung kính tôn trọng khen ngợi. Di-Lặc nên biết! Lúc đó Diệu-Quang Bồ-Tát đâu phải người nào lạ, chính là ta đấy. Còn Cầu-Danh Bồ-Tát là ngài đấy.” (34)

NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Tâm Hà Lê Công Đa.

GHI CHÚ: Bài viết này một phần được gợi ý và dựa vào tài liệu “Manjusri: Origins, Role and Significance” của GS/TS Anthony Tribe (Dharmachari Anandaiyoti), Giáo sư Đại học Montana, USA.

CHÚ THÍCH

(1): Reginald A. Ray. Indestructible Truth. Shambala xb. 2002. p. 192.

(2): Benoytosh Bhattachary The Indian Buddhist Iconography. 2nd ed. Calcutta. 1958. pp. 101-3.

(3): John Brough, 1948. Snellgrove giới thiệu trong Indo-Tibetan Buddhism, Indian Budhist and their successors. 1987. p. 366.

(4): “Samsandati kho pana te pancasikha tantissaro giitassaro ca tantissarena na ca pana te pancasikha tantissaro ativannati giitassara giitassaro vaa tantissaram.” (DNII. 267).