Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam

Thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 24,1% trong giai đoạn 2022 - 2030.

Động lực chính của thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam là sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử trong những năm qua, mở rộng các dịch vụ thương mại quốc tế trong nước và tăng trưởng dịch vụ giao hàng B2C.

Dù vậy, đại dịch COVID-19 bùng phát, gây ảnh hưởng tới hoạt động đi lại đã làm chậm tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực chuyển phát nhanh. Riêng hoạt động B2C đóng góp thị phần lớn nhất trong năm 2021, chiếm hơn 3/5 tổng hoạt động trên thị trường.

Đại dịch COVID-19 cũng tạo ra tác động kinh tế to lớn đến sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam do tình trạng phong tỏa, dẫn đến sự di chuyển của lực lượng lao động trên cả nước còn thấp.

Dù vậy, dịch vụ chuyển phát nhanh B2C tại Việt Nam lại mở rộng trong thời kỳ đại dịch do hoạt động thương mại điện tử trực tuyến và bán lẻ trực tuyến phát triển mạnh. Ngược lại, các dịch vụ chuyển phát nhanh B2B trong nước lại bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam

Thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam ước đạt giá trị 4,88 tỷ USD vào năm 2030. (Ảnh: EMS).

Theo báo cáo do Allied Market Research công bố, thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam đạt giá trị 0,71 tỷ USD vào năm 2021 và dự đoán sẽ tăng lên mức 4,88 tỷ USD vào năm 2030, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 24,1% trong giai đoạn 2022 - 2030. Báo cáo cũng đưa ra phân tích chi tiết về xu hướng thay đổi của thị trường, phân khúc khách hàng, bối cảnh khu vực và các kịch bản cạnh tranh.

Như đã đề cập, động lực chính của thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam là lĩnh vực thương mại điện tử phát triển mạnh, nở rộ các dịch vụ thương mại quốc tế tại Việt Nam và tăng trưởng dịch vụ giao hàng B2C.

Ngoài ra, sự gia tăng mạnh mẽ về số hóa, vốn đầu tư lớn vào logistics và nâng cấp công nghệ của các phương tiện giao hàng sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới cho thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh nước ta. Tuy nhiên, chi phí vận hành cao và thiếu cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ là mối đe dọa cho việc mở rộng thị trường.

Dựa trên ứng dụng, phân khúc B2C đóng góp vào thị phần lớn nhất trong năm 2021, chiếm hơn 3/5 tổng thị phần trên thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam. Tuy nhiên, phân khúc B2B được dự báo sẽ đạt CAGR cao nhất, khoảng gần 25,4% trong giai đoạn 2022 – 2030.

Dựa trên mục đích sử dụng cuối cùng, phân khúc nền tảng thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất vào năm 2021, đóng góp khoảng 4/5 thị phần chung của thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam. Dù vậy, mảng dịch vụ tài liệu được dự đoán sẽ ghi nhận CAGR cao nhất khoảng 25,9% từ năm 2022 đến năm 2030.

Trong khi đó, dựa trên cơ sở điểm đến, thị trường được chia thành nội địa và quốc tế. Trong đó, phân khúc nội địa đóng góp vào thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam, song phân khúc quốc tế được thiết lập để đạt CAGR cao nhất, khoảng 25,7% trong giai đoạn 2022 – 2030.

Theo báo cáo của Allied Market Research, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát nhanh của Việt Nam có thể kể đến như Nin Sing Logistics Company Limited (Ninja Van), GHN (Fast Delivery), Viettel Post, BEST Express Vietnam (BEST Inc.), Swift247, GHTK, J&T Express (Vietnam), Nhat Tin Logistics, Kerry Express (Vietnam), Nasco Logistics JSC, và VNPost.

Anh Nguyễn

Số 1: DHL muốn ẵm trọn thị trường Việt Nam – Liệu có tham vọng này có đạt được không ?
26 năm hoạt động tại Việt Nam, tính đến nay, Hãng chuyển phát nhanh DHL
(Tập đoàn Deutsche Post DHL) đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 37 triệu USD. Mới đây, DHL khai trương văn phòng mới với khoản đầu tư trị giá 10 triệu USD.
Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam
Tính đến nay, DHL đầu tư khoảng 37 triệu USD vào Việt Nam

Theo ông Jerry Hsu, Giám đốc điều hành DHL Express khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quyết định đầu tư này sẽ bảo đảm duy trì mức tăng trưởng 2 con số trong vài năm tới cho DHL tại Việt Nam, khi thị trường ngày càng cạnh tranh hơn.

“6 tháng đầu năm nay, doanh thu của DHL tăng trưởng 2 con số và sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm nay”, ông Jerry Hsu nói.

Trung tâm mới của DHL chỉ cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 500 m, thuận lợi cho việc nhận và giao hàng, kết nối DHL Việt Nam với mạng lưới của DHL trên toàn cầu, bao gồm 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á – Thái Bình Dương.

Được biết, DHL hiện có 2 trung tâm khai thác cửa khẩu, nơi kết nối dịch vụ mặt đất với hàng không tại TP.HCM và Hà Nội. Với mạng lưới rộng, DHL phục vụ hoạt động vận chuyển của toàn Việt Nam và đang bỏ xa đối thủ với hơn 90% thị phần dịch vụ phát chuyển nhanh.

Để có thể duy trì vị trí số 1, DHL đã bắt tay với Tập đoàn Bưu chính –  Viễn thông Việt Nam (VNPT) từ năm 2007.

“Dù chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Việt Nam, nhưng rõ ràng có nhiều vùng sâu, vùng xa, chúng tôi cũng không thể với tới, sự hợp tác này bổ sung cho điều đó. Khách hàng dân cư, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những vùng sâu, vùng xa sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Chúng tôi rất hài lòng với mối quan hệ này và không có chuyện thay đổi các đối tác lâu năm”, ông Jerry Hsu chia sẻ.

Số 2: UPS và Số 3: FedEx Express cùng đang chuyển đổi mô hình hoạt động

Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam

Trong khi DHL khẳng định sẽ không chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn dịch vụ này, thì các đối thủ đến từ Mỹ lại ra sức chạy đua. Trong đó, không thể vắng UPS và FedEx Express.

Năm 2012, Hãng UPS “nổ phát súng” đầu tiên trên thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam, khi mua lại 49% cổ phần của CTCP Chuyển phát nhanh Bưu điện (VNPost Express) trong Liên doanh UPS Việt Nam và chính thức trở thành hãng chuyển phát nhanh toàn cầu đầu tiên đầu tư 100% vốn ngoại tại Việt Nam.

Có mặt ở Việt Nam từ năm 1994, UPS cung cấp trên phạm vi rộng lớn các giải pháp logistics cho các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010, Liên doanh UPS Việt Nam gồm UPS (góp 51% vốn), còn VNPost Express (góp 49%) mới được thành lập.

Hiện UPS đã và đang đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới tại các trung tâm thương mại và công nghiệp trọng điểm, bao gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Dương và Bắc Ninh để phục vụ khách hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, hãng này còn đầu tư cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào logistics, góp phần đưa ngành công nghiệp logistics của Việt Nam phát triển. Được biết, năm 2013, hãng này đã chi 1 tỷ USD cho việc ứng dụng công nghệ trong toàn hệ thống trên toàn cầu.

FedEx Express cũng có thâm niên 20 năm hoạt động ở Việt Nam (FedEx Express bắt đầu dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam vào năm 1994, thông qua hai đối tác là Công ty Bưu chính – Viễn thông Hà Nội và Công ty Bưu chính – Viễn thông TP.HCM). Tháng 11/2012, hãng này đã nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM để xin thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó, ông David Cunningham, Chủ tịch FedEx Express châu Á – Thái Bình Dương rất kỳ vọng vào kế hoạch này. Song đến nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về đề án này.

Với hơn 90 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để dịch vụ chuyển phát nhanh tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, vào cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, khu vực ASEAN sẽ thành một khối thống nhất. Đây là lý do mà các hãng chuyển phát nhanh trên thế giới có những chiến lược mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Trong cuộc đua này, doanh nghiệp Việt ở đâu, hay vẫn đứng ngoài cuộc chơi.

Riêng Bestcargo sẽ quyết tâm tham gia thị trường chuyển phát nhanh và sẽ từng bước khẳng định chất lượng dịch vụ. “Tốt hơn sự mong đợi của khách hàng” của mình.

Tham khảo: www.bestcargo.vn

Chuyển phát nhanh là hình thức vận chuyển nhanh nhất liên quan việc vận chuyển nhiều loại hàng hóa và sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau như đường hàng không, đường thủy và đường bộ. Khách hàng sử dụng dịch vụ này phải trả thêm phí vận chuyển, vì lô hàng sẽ được vận chuyển đến bất kỳ nơi nào từ 24 đến 72 giờ tùy thuộc vào khoảng cách của lô hàng. Ở hình thức vận chuyển hỏa tốc, giá cả và cước phí cũng cao hơn so với các hình thức vận chuyển khác. 

Thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam được phân khúc trên cơ sở ứng dụng, mục đích sử dụng cuối và điểm đến. Dựa trên ứng dụng, nó được phân chia thành B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp tới khách hàng). Theo mục đích sử dụng cuối cùng, nó được chia thành nền tảng thương mại điện tử, nền tảng truyền thông xã hội, dịch vụ tài liệu và các nền tảng khác. Trên cơ sở điểm đến, nó được phân loại thành nội địa và quốc tế. Các công ty chủ chốt hoạt động trên thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam là GHN (Giao hàng nhanh), BEST Express Việt Nam (BEST Inc.), GHTK, J&T Express, Kerry Express, Nasco Logistics JSC, Nhất Tín Logistics, Công ty TNHH Tiếp vận Nin Sing (Ninja Van), Swift247, Viettel Post và VNPost.

Hai năm đại dịch Covid-19 bùng phát đã dẫn đến việc hủy chuyến bay, giãn cách, cấm đi lại khiến các hoạt động dịch vụ chuyển phát nhanh trên toàn thế giới bị chững lại. Covid-19 đã có những tác động kinh tế nghiêm trọng đến ngành dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam. Đại dịch đã gây ra sự sụt giảm của dịch vụ chuyển thư, bưu kiện tài liệu, khiến dịch vụ chuyển phát nhanh B2B bị ảnh hưởng và ngừng hoạt động, nhưng nó cũng giúp B2C nổi lên, do sự phát triển nhanh chóng của ngành bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử.

Trong đại dịch Covid-19, thương mại điện tử trong nước phát triển nhanh hơn cùng với sự gia tăng trong giao hàng B2C. Thị trường thương mại điện tử trong nước phát triển thần tốc do các yếu tố như dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng internet cao và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tăng. Theo nhiều báo cáo, Việt Nam là một trong những nước có người mua sắm trực tuyến thường xuyên nhất ở khu vực Đông Nam Á. Số lượng người mua sắm trực tuyến trong nước dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 55% dân số với mức chi tiêu trung bình 600 USD/năm vào năm 2025. 

Ngoài ra, ngành thương mại điện tử đang phát triển dự kiến ​​sẽ cung cấp cơ hội tăng trưởng trong tương lai cho các dịch vụ giao vận trong và ngoài nước, đặc biệt là dịch vụ chuyển phát nhanh. Theo ước tính của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Hơn nữa, việc người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức giao hàng nhanh đã khiến dịch vụ chuyển phát nhanh trở thành một chìa khóa quan trọng giữa những sàn thương mại điện tử lớn cũng như các công ty khởi nghiệp mới nổi.

Tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới cũng là yếu tố then chốt cho sự phát triển thương mại quốc tế trong nước, phụ thuộc vào các yếu tố, chẳng hạn như sản phẩm không có sẵn trong thị trường nội địa, khả năng chi trả của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, mọi người có xu hướng thích mua hàng từ các trang web quốc tế. Do đó, tăng trưởng doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới dẫn đến lượng nhập khẩu bưu kiện quốc tế tăng. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường nước ngoài cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam.

Sự phát triển của các dịch vụ giá trị gia tăng trong chuyển phát nhanh là một yếu tố khác cũng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường. Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh đang ngày càng tập trung vào việc cung cấp các loại hình dịch vụ riêng biệt như phân loại sản phẩm, đóng gói, dán nhãn, theo dõi bưu kiện trực tuyến, ứng dụng di động, e-mail và cảnh báo SMS. Họ đang đi theo xu hướng hấp dẫn khách hàng bằng cách cung cấp một loạt các dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng tại điểm xuất phát và điểm đến, bao gồm dán nhãn, đóng gói, đóng gói quà tặng, gắn thẻ bảo mật, trả lại hàng, có tổng đài hỗ trợ khách hàng để mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Việc các nhà cung cấp tập trung ngày càng nhiều vào việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như vậy được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động cao hơn đang là yếu tố cản trở sự phát triển của thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh. Hiện tại, vẫn có rất nhiều người quen tiêu tiền mặt, nên thu tiền khi nhận hàng (COD) là phương thức thanh toán ưa thích nhất của những người mua sắm trực tuyến. Hiện tại, COD là một tiêu chí quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh. COD đang ở mức hơn 80% với tỷ lệ trả hàng tại các trang web B2C là từ 10-15%. Chi phí cho các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh để vận hành dịch vụ COD là rất cao vì nó làm cho quá trình giao hàng tốn nhiều nhân lực, manh mún và khó quản lý. 

Ngoài ra, hạ tầng giao thông và ứng dụng công nghệ thông tin kém hiệu quả cũng làm tăng giá thành dịch vụ chuyển phát nhanh. Theo ước tính, tổng chi phí logistics chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chi phí vận tải chiếm từ 30 đến 40% giá thành sản phẩm. Tỷ lệ này ở các quốc gia khác chỉ lên tới mức 15%. Do đó, yếu tố này làm tăng tổng chi phí hoạt động của các dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam, từ đó cản trở sự tăng trưởng của thị trường.