Thời gian tiêm mũi 2 vaccine covid

Nhiều người dân băn khoăn nếu mũi 2 vaccine COVID-19 tiêm chậm hơn khoảng thời gian được khuyến cáo có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine hay có phải tiêm lại từ đầu hay không?

Không phải tiêm lại từ đầu dù khoảng cách giữa 2 mũi tiêm muộn hơn khuyến cáo

Tại Việt Nam, hiện có 5 loại vaccine COVID-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vaccine này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi.

Theo Bộ Y tế, khuyến cáo của nhà sản xuất cho thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine là khác nhau. Cụ thể: Vaccine AstraZeneca: từ 8 – 12 tuần; vaccine Sputnik V: 3 tuần; vaccine Pfizer: 3 tuần; vaccine của Sinopharm: 3 – 4 tuần và vaccine Moderna là 28 ngày.

Thời gian tiêm mũi 2 vaccine covid

Cán bộ y tế thông tin cho người dân biết về loại vaccine COVID-19 sẽ được tiêm. Ảnh: Lê Bảo

Tuy nhiên, trong tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam, đang có thực tế có người đã tiêm mũi 1 nhưng quá thời hạn vẫn chưa được tiêm mũi 2.

TS Đặng Thị Thanh Huyền – Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) – cho hay, những khuyến cáo về mốc thời gian (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine.

“Còn trong tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine” – TS Huyền khẳng định và cho biết đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.

Kiên nhẫn chờ đến lượt tiêm mũi 2, tiếp tục thực hiện 5K kể cả tiêm đủ 2 mũi vaccine

Theo vị chuyên gia này, việc tiêm vaccine chậm hơn so với khuyến cáo này đã từng xảy ra với nhiều loại vaccine khác ở trẻ nhỏ. Việc chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vaccine.

“Trong bối cảnh nguồn cung vaccine COVID-19 không dồi dào, người dân đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định“, TS Huyền cho biết và khẳng định cần tiếp tục thực hiện thông điệp 5K sau khi tiêm vaccine COVID-19 bởi khả năng lây lan bệnh cho người khác sau tiêm vaccine vẫn tồn tại.

TS Thanh Huyền thông tin, khi đã tiêm vaccine phòng COVID-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều, lên tới 90%.

Tại công văn hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ những người đã tiêm mũi 1 với loại vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vaccine đó.

Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất (nếu người được tiêm chủng đồng ý), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 – 12 tuần. Không sử dụng vaccine do Moderna sản xuất hoặc các vaccine khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do Sinopharm, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại.

Đến nay, Việt Nam đã tiêm khoảng 14,7 triệu liều vaccine cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân, trong đó, hơn 13,3 triệu người được tiêm 1 mũi, khoảng 1,4 triệu người được tiêm đủ 2 mũi.

Võ Thu

https://giadinh.net.vn/y-te/mui-2-vaccine-covid-19-tiem-cham-hon-khoang-thoi-gian-khuyen-cao-co-anh-huong-hieu-luc-bao-ve-20210817131627737.htm

Cập nhật: 16:04 - 23/12/2021 | Lần xem: 273906

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% (khoảng tin cậy 95% (KTC 95%): 4 - 15%) trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% (KTC 95%: 6 - 15%) so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% (KTC 95%: 11 - 69%) đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.

Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] https://www.who.int/news/item/22-12-2021-interim-statement-on-booster-doses-for-covid-19-vaccination---update-22-december-2021

[2] https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-cuts-covid-19-booster-shot-interval-three-months-2021-12-21/

Thời gian tiêm mũi 2 vaccine covid

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 2481/KH-SYT về việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) trên địa bàn thành phố, thời gian thực hiện từ tháng 6/2022.

Theo kế hoạch, TP. Hà Nội phấn đấu trên 95% các đối tượng thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lại lần 2 được tiêm chủng vaccine Covid-19; đảm bảo an toàn công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân.

Đối tượng tiêm chủng bao gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên thuộc hai nhóm sau: có suy giảm miễn dịch tử thể vừa đến thể nặng và thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp; các đối tượng khác theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Thành phố sẽ triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) đồng loạt trên địa bàn; đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn tiêm chủng, tiếp cận công bằng và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng.

Căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai chiến dịch tiêm chủng, các đơn vị chủ động linh hoạt về quy mô, địa điểm, thời gian tổ chức nhằm đảm bảo tiến độ tiêm chủng song song với việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Vaccine sử dụng để tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) bao gồm: Vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vaccine do AstraZeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Khoảng cách ít nhất là 4 tháng sau tiêm mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3, trì hoãn 3 tháng sau khi mắc Covid-19.

Thành phố sẽ tổ chức tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm cố định và lưu động; triển khai tiêm ngay khi tiếp nhận vaccine từ Bộ Y tế.

Căn cứ đối tượng cần tiêm, tổ chức các điểm tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm chủng lưu động tại xí nghiệp, công ty tại các khu công nghiệp, bệnh viện, cơ quan hoặc huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập…

Nguồn ngân sách thành phố đảm bảo kinh phí cho công tác vận chuyển và bảo quản vaccine từ tuyến Trung ương về thành phố và từ thành phố về các quận, huyện, thị xã.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 7/6, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 222.252.825 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.913.862 liều: mũi 1 là 71.481.268 liều; mũi 2 là 68.798.098 liều; mũi 3 là 1.507.118 liều; mũi bổ sung là 15.057.068 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 42.577.726 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 492.584 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.485.275 liều: mũi 1 là 8.943.040 liều; mũi 2 là 8.542.235 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.853.688 liều: mũi 1 là 4.275.716 liều; mũi 2 là 577.972 liều.