Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT/BCT các thiết bị, dụng cụ điện phải thực hiện kiểm định. Các thiết bị điện, dụng cụ điện cần kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sửa chữa và kiểm định định kì 3 năm/lần. Vinacontrol CE là đơn vị được Bộ Công thương chỉ định thực hiện kiểm định thiết bị điện, kiểm định hệ thống điện

Tìm hiểu thông tin:

✅ Kiểm định thiết bị điện là gì? Lợi ích kiểm định thiết bị điện

✅ Thời gian, quy định kiểm định an toàn thiết bị điện

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

Kiểm định viên Vinacontrol CE kiểm định thiết bị điện tại nhà máy

1. Tại sao phải kiểm định thiết bị điện?

Tất cả các tổ chức để vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần sử dụng thiết bị điện. Tuy nhiên hoạt động của thiết bị điện cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những sự cố ngoài ý muốn do thiết bị điện gây ra thường sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và gây thiệt hại lớn về tài sản.

Chính vì vậy, thiết bị điện phải được kiểm định kỹ thuật an toàn.

Các căn cứ pháp lý cho kiểm định thiết bị điện:

- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2016; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Căn cứ Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

- Căn cứ Điều 57 - An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004:

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện , quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN);
  • Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

- Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017

  • Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành;
  • Điều 2 - Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; các tổ chức kiểm định; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Danh mục thiết bị điện yêu cầu phải kiểm định?

Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Các thiết bị điện nào cần phải Kiểm định theo quy định của Bộ Công Thương?

Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định (ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương). Trong đó các thiết bị sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên.

1. Chống sét van

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

2. Máy biến áp

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024
Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

Máy biến áp khô và máy biến áp dầu

3. Máy cắt

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024
Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

Máy cắt và tủ RMU

4. Cáp điện

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024
Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

Cầu dao cách ly và cầu dao có tiếp địa 24kV/35kV

6. Sào cách điện, các sản phẩm cách điện khác

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

7. Chống sét van

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024
Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

8. Tủ điện và các thiết bị trong tủ điện

  • Tủ điện
  • Aptomat
  • Các rơ le
  • Công tắc tơ đóng tắt nguồn chính

9. Máy phát điện

Thông tư hướng dẫn các thiết bị điện an toàn năm 2024

10. Các sản phẩm cách điện khác

  • Găng tay cách điện;
  • Thảm cách điện;
  • Ủng cách điện...

3. Quy trình kiểm định thiết bị điện như thế nào?

Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:

  1. Kiểm tra bên ngoài;
  2. Đo điện trở cách điện;
  3. Đo điện trở của các cuộn dây;
  4. Kiểm tra độ bền của điện môi;
  5. Đo điện trở tiếp xúc;
  6. Đo dòng điện rò;
  7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
  8. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.

4. Trung tâm kiểm định an toàn thiết bị điện tại Việt Nam?

Hiện tại chỉ có tổ chức kiểm định được chỉ định trực tiếp bởi Bộ Công Thương mới được phép kiểm định thiết bị điện.