Thông tư hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh

1. Thông tư này ban hành biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và hướng dẫn chi tiết một số vấn đề liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

2. Thông tư này áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 2. Chuyển đổi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm chuyển đổi thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp từ hồ sơ, dữ liệu lưu trữ tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thông tin được bổ sung vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải trùng khớp so với thông tin gốc tại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Điều 3. Số hóa và lưu trữ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh và lưu trữ đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp đăng ký doanh nghiệp.

2. Đối với những hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được số hóa trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm vế chất lượng số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Điều 4. Chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Trên cơ sở thông tin đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đến doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp đối chiếu, bổ sung, cập nhật thông tin và phản hồi tới Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin phản hồi tới Phòng Đăng ký kinh doanh.

2. Phòng Đăng ký kinh doanh chủ trì, phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khác xây dựng kế hoạch triển khai và kế hoạch ngân sách hằng năm phục vụ công tác chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.

1. Tổ chức, cá nhân có thể đề nghị để được cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh) hoặc tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định. Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cung cấp thông tin của tất cả các doanh nghiệp lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.

2. Mức phí cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Phụ lục I-1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.

Các biểu mẫu tham khảo không được quy định tại phụ lục kèm theo công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh chỉ có tính chất tham khảo. Doanh nghiệp cần nghiên cứu, cập nhật những nội dung mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 để ghi trong Quyết định, Biên bản họp, Điều lệ (mẫu tham khảo).

  1. Thông tin

lưu ý

khi thực hiện thủ tục

1. Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ phải sử dụng giấy khổ A4;

2. Hướng dẫn về tên doanh nghiệp (nhấn vào đây);

3. Hướng dẫn về địa chỉ trụ sở (nhấn vào đây);

4. Hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh (nhấn vào đây);

5. Hướng dẫn về vốn điều lệ (nhấn vào đây);

6. Hướng dẫn kê khai thông tin đăng ký thuế (nhấn vào đây);

7. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làmthành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác.

8. Một số điều cần biết sau đăng ký doanh nghiệp (nhấn vào đây).

  1. Trình tự

thực hiện

* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

+ Thời gian từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

+ Lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.

(Nhấn vào đây để xem hướng dẫn quy định về người nộp hồ sơ và người nhận kết quả)

  1. Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

- Thông qua Chương trình Phục vụ Đăng ký doanh nghiệp tại nhà. Quý doanh nghiệp vui lòng đăng ký tại đây.

- Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp vui lòng đăng ký tại đây.

  1. Thành phần, số lượng

hồ sơ

  1. Thành phần hồ sơ

1. Quý doanh nghiệp vui lòng tải Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định;

2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của của chủ doanh nghiệp tư nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

5. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);

6. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).

  1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  1. Thời hạn

giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

  1. Đối tượng

thực hiện

Cá nhân

  1. Cơ quan

thực hiện

Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1

  1. Kết quả

thực hiện

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ

  1. Lệ phí

200.000 đ/ lần cấp

  1. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

  1. Yêu cầu,

điều kiện thực hiện

thủ tục

hành chính

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau.

1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Đối với ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định;

2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

3. Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật;

4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

5. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc làmthành viên hợp danh công ty hợp danh.

  1. Căn cứ

pháp lý của thủ tục

hànhchính

+ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

+ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

+ Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

+ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính 23/10/2012 về mức thu phí và lệ phí Đăng ký Kinh doanh.