Tiêm vaccine mũi thứ 2 cách mũi 1 bao lâu

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa chủ động một số bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể trở khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên việc tiêm chủng cần phải có quy trình cụ thể và đúng thời điểm như khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau cũng phải được đảm bảo theo quy định.

Show

Tùy từng loại vắc-xin mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm khác nhau nhưng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ tuân theo nguyên tắc: hai vắc-xin sống giảm độc lực (vắc-xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,...) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Nếu không tiêm đồng thời thì khoảng cách giữa hai mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc-xin bất hoạt như vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não mô cầu thì có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần. Điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh. Nhìn chung thì vắc-xin chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không có khoảng cách tối đa.

Tiêm vaccine mũi thứ 2 cách mũi 1 bao lâu

Mỗi loại vắc-xin có các khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ban hành thì lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định gồm có các mốc thời gian như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 1 (bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib mũi 1), uống vắc-xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 2, uống vắc- xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3, uống vắc-xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin sởi mũi 1
  • Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin bạch hầu- ho gà- uốn ván mũi 4, tiêm vắc-xin sởi-rubella (MR)
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản theo lịch trình: mũi 2 cách mũi 1 7-14 ngày và mũi thứ 3 cách 1 năm so với mũi 2

Tiêm vaccine mũi thứ 2 cách mũi 1 bao lâu

Tiến hành đưa trẻ đi tiêm chủng theo thông tư số 38/2017/TT-BYT

Ngoài những vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch trình như trên thì có một số loại vắc-xin cũng cần thiết với trẻ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ như:

Danh sách các loại vắc-xin kể trên đều có mặt trong danh mục vắc-xin của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại Vinmec có nguồn vắc-xin đảm bảo, có xuất xứ rõ ràng và được bảo vệ theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện là những bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ để khám sàng lọc trước và sau tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng, trẻ được tiêm sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút và tiếp tục được hướng dẫn theo dõi trong tối thiểu 24 giờ sau nhằm phát hiện sớm các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng.

Tiêm vaccine mũi thứ 2 cách mũi 1 bao lâu

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nguồn vắc-xin đầy đủ và đảm bảo

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Tiêm vaccine mũi thứ 2 cách mũi 1 bao lâu

Khi đã từng nhiễm COVID-19 và được tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 thì khả năng miễn dịch sẽ được khôi phục, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 đồng thời hạn chế các tình trạng hậu COVID-19 nếu bị nhiễm

PV: Nhiều người dân cho rằng, đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, mũi 2, mũi 3 và cộng thêm việc đã bị nhiễm COVID-19 thời gian vừa qua nên không cần tiêm vaccine mũi thứ 4 vì sợ sẽ bị phản ứng sau tiêm. Suy nghĩ này có đúng không thưa ông? Ông có lời khuyên gì cho người dân không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Tại Việt Nam, thời gian qua hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế ghi nhận trên 40 ngàn trường hợp tử vong do COVID-19 trong đó phần lớn là chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Thậm chí, cũng có một phần nhỏ trong số người tử vong này đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine nhưng chưa tiêm mũi thứ 3. Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho những người đã hoàn thành những mũi tiêm cơ bản.

Về lý thuyết thì sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt bởi việc nhiễm virus là khác nhau tuỳ vào chủng, tình huống nhiễm, mức độ nhiễm và đặc điểm của cơ thể.

Có khá nhiều trường hợp nhiễm và tái nhiễm nhiều lần do kháng thể tạo ra không đủ tốt hoặc nhiễm lần đầu chỉ ở dạng thoáng qua sau đó lần nhiễm lại mới gặp tình trạng nặng.

Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cho thấy khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều và góp phần hạn chế tái nhiễm cũng như hạn chế các tình trạng hậu COVID. Đây chính là lý do dù đã khỏi bệnh nhưng người bệnh vẫn được khuyên tiếp tục tiêm chủng để hoàn thành phác đồ tiêm.

Việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 bởi những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm tức là khoảng 3-4 tháng sau tiêm.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy: những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Trong nước, tính tới ngày 4/7, trên toàn quốc đã có 45.533.296 người tiêm mũi nhắc thứ nhất (mũi 3) an toàn (đạt 67,9%), có 4.712.466 người được tiêm mũi nhắc thứ 2 (đạt 31,8%).

Việc tiêm các vaccine COVID-19 mũi nhắc lại là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

PV: Đối với trẻ em trên 12 tuổi có lưu ý gì khác biệt khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1 và Mũi 2) bằng vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, với liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên. Mũi nhắc (mũi 3) được tiêm ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2).

Nếu người trong độ tuổi từ 12-17 tuổi đã mắc COVID-19 thì sẽ tiêm mũi nhắc (mũi 3) sau khi mắc COVID-19 là 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Các địa phương đang xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai tiêm chủng mũi 3 (mũi nhắc lại) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm.

Tính tới ngày 4/7, trên toàn quốc đã có 8.648.920 trẻ từ 12 -17 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 an toàn (đạt 98,7%). Có 940.081 trẻ ở độ tuổi 12-17 tiêm mũi nhắc lại an toàn (đạt 10,7%).

Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này!

 

Nguồn: Suckhoedoisong.vn