Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm nắng không

  • Tổng đài tư vấn1900.6822(7:30 - 19:00)
  • Gọi khiếu nại1800.6666(7:30 - 19:00)
  • Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm nắng không
  • Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm nắng không

Nhiều ông bố bà mẹ tin rằng việc tắm nắng trẻ sơ sinh khoảng 30 phút vào sáng sớm là liều thuốc tự nhiên chữa vàng da cho con cũng như giúp con có thể tự bổ sung được Vitamin D. Vậy, điều này có đúng hay không? Cùng CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới dây nhé.

Trước đây, theo chương trình giáo dục truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ được phổ biến trong cộng đồng có khuyến cáo nên cho em bé vừa chào đời và 2 tuần sau khi sinh tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ sáng nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D. Tuy nhiên điều này đã không còn đúng với những hiểu biết khoa học mới nhất

Ánh sáng mặt trời không nhìn thấy được có 3 loại tia cực tím (tia UV) là tia UVA, UVB, UVC.

Trong khoảng thời gian sáng sớm mà phụ huynh hay cho con phơi nắng thì chỉ có tia UVA được mặt trời phóng thẳng xuống trái đất, thế nhưng UVA không tổng hợp được viatmin D mà ngược lại là nguyên nhân thầm lặng gây những ảnh hưởng xấu đến cơ thể như lão hóa, đồi mồi, ung thư da,…

UVC là loại tia rất nguy hiểm gây ra ung thư da mạnh nhưng may mắn đã bị ngăn lại bởi tầng Ozon.

Chỉ có tia UVB là loại tia có thể chuyển tiền vitamin D dưới da trở thành vitamin D hoạt tính. Thế nhưng tia UVB lại hoạt động trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, mà ở khoảng thời gian này, nhiệt độ nắng rất gắt không phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Chính vì vậy, các nước tiên tiến đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ phơi nắng vì điều này khiến da em bé phải chịu tác động quang học không tốt của các tia cực tím trong khi làn da trẻ còn quá mỏng manh nên sẽ dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ ung thư da.

Khuyến cáo của viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung vitamin D  400 IU/ngày, không cần phải phơi nắng và nên uống vitamin D kéo dài ít nhất đến 12 tháng.

Sau 12 tháng tuổi, nếu bé ăn uống tốt, đa dạng, có bổ sung sữa công thức, có thời gian chơi ngoài nắng thì không bắt buộc bổ sung thêm vitamin D. Tuy nhiên, nếu có điều kiện có thể tiếp tục cho trẻ uống vitiamin D bổ sung đến 4 tuổi.

Cần lưu ý, những trẻ uống sữa mẹ càng cần phải bổ sung uống vitamin D vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể, dưỡng chất, chất béo … nhưng nồng độ vitamin D lại rất ít.

Ngoài ra nhiều phụ huynh cũng được khuyên nên phơi nắng để trẻ hết vàng da. Điều này không đúng vì hoàn toàn không có bất kì bằng chứng khoa học nào ủng hộ việc phơi nắng trực tiếp để trẻ hết vàng  da. 

Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus được các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn là đơn vị chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên.

Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa CarePlus với chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và từng tu nghiệp chuyên môn ở nước ngoài sẽ trực tiếp thăm khám, cam kết chỉ định đúng xét nghiệm, can thiệp cần thiết và giải thích chi tiết kết quả; đặc biệt, cho toa thuốc hiệu quả nhất và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa lời khuyên về lối sống, chăm sóc sức khỏe phù hợp theo từng độ tuổi giúp trẻ phòng bệnh, phát triển toàn diện và giúp phụ huynh cảm thấy an tâm hơn. 

Bên cạnh đó, CarePlus tập trung đầu tư trang bị thiết bị y khoa và phòng xét nghiệm tự động hiện đại, kết hợp với chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, vui lòng gọi Free Hotline: 1800 6116 hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

– Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1

– Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)

– Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)

Thời gian làm việc

– Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 20h00

– Thứ 7: 8h00 - 17h00

– Chủ nhật: 8h00 - 12h00 (Chỉ áp dụng tại CN Tân Bình và Quận 7)

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không là một trong những thắc mắc được khá đông mẹ quan tâm hiện nay. Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng vẫn nên tắm nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên tắm khi bé bị cảm lạnh, tránh để bệnh nặng hơn. Vậy sự thật là như  nào? Câu trả lời sẽ được làm sáng tỏ ngay sau đây.

Theo các chuyên gia y tế thì cảm lạnh là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, theo các thống kê cho thấy trung bình mỗi trẻ có thể mắc cảm lạnh từ 8 – 10 lần trong   vòng 2 năm đầu đời. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém và chưa phát triển hoàn thiện nên dễ dàng bị virus tấn công gây cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm nắng không

Trẻ sơ sinh dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng kém.

Trẻ bị cảm lạnh thường có triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho có đờm nhiều, sốt. Đồng thời trẻ còn thường xuyên bị nôn trớ, nôn ra nhiều dịch đờm, bé lười ăn, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, người mệt mỏi, sụt cân. Nếu để lâu hoặc chăm sóc không đúng cách có thể gây ra biến chứng viêm phế quản, viêm phổi…

Thực tế thì một trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị cảm lạnh là do tắm nước lạnh, tắm lâu và tắm nhiều lần trong một ngày. Khi đó cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị cảm lạnh rồi gây viêm họng và ho. Vì thế mà rất nhiều mẹ cho rằng khi bé bị cảm lạnh thì tuyệt đối không được tắm, nếu tắm sẽ khiến cho bệnh của con càng trở lên nặng hơn.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các mẹ vẫn phải nên tắm cho bé khi con bị cảm lạnh. Sở dĩ bé cảm lạnh do tắm là bởi mẹ tắm sai cách mới gây ra. Nếu biết cách tắm, kể cả khi con đang bị bệnh thì cũng không có vấn đề gì, thậm chí tắm đúng cách còn tốt cho bé.

Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm nắng không

Bé bị cảm lạnh nên tắm nước ấm, tắm nhanh trong phòng kín.

Đặc biệt cơ thể trẻ sơ sinh lại thường xuyên tiết ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm thì mồ hôi sẽ bịt lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công và gây các bệnh lý về da hơn. Hơn nữa mồ hôi ra nhiều khiến bé khó chịu và ốm yếu hơn. Vì vậy cần tắm rửa sạch sẽ giúp bé thấy dễ chịu, khoan khoái và tránh bị viêm nhiễm hơn.

Hơn thế nữa khi tắm cho bé với nước ấm còn có tác dụng kích thích lưu thông máu trong cơ thể, giúp làm loãng dịch đờm, long đờm, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Tắm nước ấm đúng cách giúp các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho giảm đi rõ rệt.

Như vậy với câu hỏi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không thì câu trả lời ở đây đó là có. Mẹ vẫn nên tắm cho con nhưng phải tắm đúng cách để không làm ảnh hưởng tới bé.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tắm như thế nào cho đúng cách?

- Phải tắm bằng nước ấm: đây là nguyên tắc quan trọng khi tắm cho bé sơ sinh mà mẹ cần biết. Ngay cả khi thời tiết có nắng nóng thì cũng cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp rồi cho bé tắm.

- Phải tắm ở trong phòng kín: để đảm bảo con không bị nhiễm lạnh, mẹ cần cho trẻ tắm ở phòng kín gió, đóng các cửa lại, không để gió lùa vào bé sẽ gây lạnh.

- Tắm nhanh cho bé: lúc này mẹ không nên tắm lâu như mọi ngày sẽ vô tình gây bệnh nặng hơn. Mẹ tập trung tắm nhanh, lau rửa mặt, người cho bé sạch sẽ là được.

Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm nắng không

Cho bé bú mẹ ngay sau khi tắm xong.

- Có thể dùng quạt sưởi cho bé khi tắm: để tạo ra không gian ấm, nhất là mùa đông thì mẹ nên cho dùng thêm quạt sưởi, như vậy bé sẽ đỡ bị lạnh hơn.

- Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm, tinh dầu oliu hay bạc hà vào trong chậu nước tắm, khuấy đều rồi cho con tắm. Cách này vừa giúp bé thấy khoan khoái, dễ chịu mà còn kích thích loại bỏ dịch đờm, cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh cảm lạnh tốt.

Sau khi bé tắm xong thì mẹ dùng khăn bông khô mềm đã chuẩn bị sẵn để lau khô người cho con. Mặc quần áo cho bé rồi cho bé bú mẹ ngay để làm ấm người.

>>> Các loại lá tắm dùng cho trẻ sơ sinh an toàn nhất

>>> Cách lựa chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất