Uống nước hay ị sặc là dấu hiệu ệnh gì năm 2024

- Hôm qua bị một phen hết hồn, đang cho cháu ăn bột lại bị sặc, cháu khóc ngằn ngặt, ho sặc sụa, mũi dãi; bà đang uống ngụm nước hoảng quá nuốt vội cũng sặc nước ho khạc chảy nước mắt nước mũi. May mà mẹ cháu nghe tiếng bỏ dưới bếp chạy lên đỡ cho.

- Chuyện bị sặc thì ai cũng bị; khi thì do ăn uống, khi thì bị lúc bơi lội, có lúc lại bị do tai nạn khác có dính dáng đến nước, do nuốt nhầm vật có kích thước nhỏ... nhưng đáng lo ngại khi gặp ở trẻ nhỏ, người già, người ốm nằm lâu hay phải chăm sóc đặc biệt.

- Em thấy cũng chỉ hơi hốt một tí, ho sặc sụa một hồi rồi hết không thấy di chứng gì, cũng là chuyện thường gặp rồi cho qua, mấy ai để ý.

- Không nên coi thường chuyện bị sặc vì nó là dị vật đột ngột xâm nhập vào đường thở gây phản xạ dữ dội và lấp tắc đường thở, chỉ chậm giải thoát trong vài phút là nguy đến tính mạng. Chỉ cần cấp cứu chậm hoặc xử lý sai là không cứu được cho dù có thể cứu cho tuần hoàn hô hấp hoạt động trở lại nhưng chỉ 5 phút ngừng hô hấp đã có thể gây chết não.

- Sao lại nguy cấp đến thế, chỉ một ngụm nước uống vội làm sặc, ho mạnh ra thì hết.

- Giả sử trên đường cao tốc xe ô tô chạy 120km/giờ một chiều, mình lại đi nhầm vào đường cấm có nguy hiểm không? Sặc chính là thức ăn, nước uống, đôi khi là dị vật nhỏ phải đi vào thực quản lại đi nhầm sang gây tắc đường thở còn nguy hiểm hơn.

Vùng họng hầu là vị trí như một ngã tư đường ăn và đường thở có cơ chế “điều khiển giao thông” bằng chức năng đóng/mở của sụn nắp thanh môn; khi ta nuốt nắp thanh môn đóng kín đường hô hấp để thức ăn chỉ đi đúng vào đường thực quản. Động tác nuốt thực ra rất phức tạp liên quan đến hoạt động co bóp của các cơ nâng hầu, cơ khít hầu nhịp nhàng tuần tự theo kiểu nhu động đưa thức ăn từ miệng xuống hầu rồi xuống thực quản. Điều khiển cử động nuốt do hệ thần kinh thực vật tự động, tự chủ khi có khối thức ăn đi vào ngay cả khi ngủ, khi hôn mê chưa sâu nên được gọi là phản xạ nuốt và là dấu hiệu đánh giá tổn thương não (khi mất phản xạ nuốt là tổn thương đến hành não rối loạn hô hấp tuần hoàn). Nhưng não bộ và vỏ não (phần ý thức) cũng tham gia điều khiển cử động nuốt nên phát sinh trục trặc khi nuốt. Vừa ăn uống vừa xem TV tường thuật bóng đá, đang nhai định nuốt đúng lúc có pha bóng “nghẹt thở” thế là sặc.

Để phòng tránh sặc, cần rèn thói quen ăn chậm nhai kỹ, tập trung vào thưởng thức món ăn, “thiền khi ăn” như thiền học đã dạy. Với người trẻ, phản xạ thần kinh còn nhạy có thể vừa ăn uống vừa làm đủ chuyện; còn đối với trẻ nhỏ phản xạ thần kinh chưa được định hình và người già phản xạ thần kinh kém nhạy cảm tuyệt đối không vừa ăn uống vừa làm thêm việc khác hoặc ít ra khi định nuốt phải ngừng việc khác chỉ nghĩ đến động tác nuốt cảm nhận được thức ăn đang trôi từ từ xuống thực quản dạ dày.

Một số trường hợp khác cần để ý: Khi ăn nhậu say gần xỉn vẫn ăn uống nói nhiều cao giọng dễ mất điều khiển; bệnh nhân nằm liệt lâu ngày phải ăn uống khi nằm; bệnh nhân phải cho ăn bằng sonde, bệnh nhân bán hôn mê... đều rất cần chú ý tránh bị sặc.

Cảm giác nghẹn ở cổ họng, khó thở, khó nuốt,... là tình trạng mà nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.

1. Cảm giác nghẹn ở cổ khó nuốt có biểu hiện như thế nào?

Một số người đột nhiên có triệu chứng bị nghẹn ở cổ, khó nuốt thức ăn. Một số bệnh nhân còn cảm thấy như có khối u vướng trong cổ họng. Khối u này có thể gây đau hoặc ngứa, căng cứng, nóng rát, châm chích, khô, căng, đau nhói khi ăn uống, nuốt nước bọt,... Số khác có cảm giác mắc tóc, hóc xương hay vướng viên thuốc,... trong cổ họng.

Cảm giác mang tính chủ quan này có thể chỉ là rối loạn về cơ năng, không có tổn thương thực thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu có một tổn thương hiện hữu. Thực tế, hầu hết các trường hợp này đều không thực sự xuất hiện khối u trong cổ họng. Đây chỉ là dấu hiệu của tình trạng sưng, viêm họng khiến kích thước cổ họng hẹp lại.

Tình trạng nghẹn, vướng ở cổ họng thường được cải thiện tạm thời sau khi ăn uống hoặc càng kéo dài và nặng hơn. Bệnh nhân cần theo dõi kỹ biểu hiện của bản thân để trao đổi với bác sĩ khi cần thiết. Về nguyên nhân có thể là do vấn đề tại chỗ, khu vực lân cận, vấn đề ở một cơ quan xa hơn trong cơ thể hoặc biến đổi tâm lý, loạn cảm họng,... Nếu cảm giác bị nghẹn ở cổ khi có khi không, chủ yếu mang tính nhất thời, rõ khi nuốt nước miếng, giảm hoặc mất đi sau khi ăn uống thì bạn không cần quá lo lắng.

2. Cảm giác nghẹn ở cổ là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác nghẹn ở cổ họng, khám phát hiện khối u lồi ở niêm mạc thực quản hoặc niêm mạc họng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản. Khi khối u phát triển với kích thước ngày càng lớn thì sẽ chèn ép cổ họng, làm hẹp kích thước cổ họng và gây cảm giác khó thở, khó nuốt, vướng cổ họng,... Khi dùng tay sờ bạn thậm chí có thể cảm nhận được khối u.

Ban đầu, bệnh nhân ung thư thực quản thường có biểu hiện khó nuốt nhưng không thấy đau đớn. Khi bệnh nặng hơn, triệu chứng khó nuốt sẽ đi kèm cơn đau. Ban đầu người bệnh chỉ khó nuốt với thức ăn rắn nhưng về sau sẽ khó nuốt cả với thức ăn lỏng, thậm chí đau khi nuốt nước bọt,...

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư thực quản thường có biểu hiện chảy nước bọt kèm hơi thở có mùi hôi khó chịu, hay bị ợ hơi, sặc khi ăn uống,... Người bệnh bị sụt cân rõ rệt do mất nước và không ăn uống được. Bệnh nhân cũng thường bị đau lưng, đau sau xương ức hoặc 2 xương bả vai; có thể đi kèm triệu chứng rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu. Những biểu hiện khác gồm: Thường xuyên bị buồn nôn và nôn ói, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khàn giọng, khạc đờm,...

Chỉ dựa trên các triệu chứng bệnh sẽ khó có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Vì vậy, khi có cảm giác nghẹn ở cổ, bạn nên đi thăm khám để được kiểm tra chính xác để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Uống nước hay ị sặc là dấu hiệu ệnh gì năm 2024

Cảm giác nghẹn ở cổ họng, khó thở, khó nuốt,... là tình trạng mà nhiều người gặp phải

3. Cảm giác nghẹn ở cổ họng cảnh báo các nguyên nhân khác

Triệu chứng nghẹn cổ họng và khó thở thường khiến bệnh nhân lo lắng về nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, đa số trường hợp nguyên nhân gây biểu hiện này là do viêm nhẹ ở cổ họng và phần sau miệng, đôi khi kết hợp với triệu chứng hồi hộp, lo âu quá mức,...

Một số nguyên nhân gây cảm giác nghẹn, nuốt vướng ở cổ họng như:

  • Viêm họng mạn tính: Là tình trạng vùng niêm mạc họng tái phát sưng, viêm tấy nhiều lần khiến bệnh nhân bị khô nóng họng, ngứa rát, có cảm giác vướng họng, muốn khạc nhổ. Cổ họng sưng viêm gây nuốt khó. Khi viêm họng mạn tính biến chứng nặng hơn có thể gây áp xe họng, viêm xoang, viêm amidan,...;
  • Viêm amidan: Amidan là 1 tổ chức bạch huyết nằm ở cổ họng, có thể bị sưng viêm do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nấm,... Khi amidan bị sưng to, chèn ép sẽ khiến cổ họng bị vướng víu, gây cảm giác nghẹn, nuốt vướng, đau rát họng, sốt cao,...;
  • Viêm xoang: Viêm xoang khiến bệnh nhân có biểu hiện khó thở, vướng víu ở cổ họng, nghẹt mũi, đau đầu, đau vùng xương mặt,... Nếu không điều trị sớm và triệt để, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, ngưng thở khi ngủ,...;
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Là bệnh lý do dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, vướng ở cổ họng,... Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị tích cực có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng hẹp thực quản hoặc thậm chí là ung thư thực quản;
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Là các bệnh lý khiến đường thở bị viêm nhiễm, thu hẹp, gây khó thở và nuốt nghẹn;
  • Ung thư hạ họng: Có biểu hiện là vướng cổ họng, khó thở, nuốt đau, nổi hạch ở cổ,...;
  • Hen suyễn: Là căn bệnh gây viêm, hẹp đường dẫn khí cho phổi, khiến đường hô hấp bị nhạy cảm và khó thở hơn. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, ho, thắt nghẹn ở vùng lồng ngực và cổ họng;
  • Đau ngực: Khi cơ tim không nhận đủ máu chứa oxy, bệnh nhân sẽ bị đau ngực. Có nhiều loại đau thắt ngực gây triệu chứng nghẹn ở ngực và cổ họng, đi kèm biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đau vùng hàm, cổ, vai, cánh tay, lưng,...;
  • Bệnh lý tuyến giáp: Các bệnh lý như bướu giáp, nhân tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp có thể gây triệu chứng khó chịu cho vùng hầu họng như nuốt nghẹn, khó thở, vướng ở cổ,...

4. Nên làm gì khi có cảm giác nghẹn ở cổ họng?

Triệu chứng nghẹn cổ họng, nuốt vướng khá phổ biến. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đi khám tại chuyên khoa tai - mũi - họng càng sớm càng tốt. Bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng và các vấn đề về sức khỏe để chẩn đoán nhanh chóng, chính xác.

Nếu triệu chứng nghẹn ở cổ họng đi kèm khó thở và các biểu hiện cảnh báo ung thư thực quản thì người bệnh nên đi khám ngay: Nôn nhiều, sụt cân nhanh, nuốt đau, đau vùng cổ hoặc họng, sờ thấy khối u ở cổ họng hoặc xung quanh cổ, sốt, sưng hạch,...

Để giảm triệu chứng vướng cổ họng, khó nuốt, bạn nên: Ngậm chanh đào mật ong; ngậm tỏi tươi trong khoảng 5 - 10 phút rồi nhai nuốt từ từ; uống nước ấm để làm dịu cổ họng; uống trà ấm vào mỗi buổi sáng để làm sạch cổ họng và giúp bạn thêm tỉnh táo; súc miệng bằng nước muối để làm sạch và sát khuẩn cổ họng.

Uống nước hay ị sặc là dấu hiệu ệnh gì năm 2024

Cảm giác nghẹn ở cổ khó nuốt là biểu hiện của ung thư thực quản

5. Biện pháp phòng ngừa ung thư thực quản

Vì cảm giác nghẹn ở cổ khó nuốt là biểu hiện của ung thư thực quản nên bạn cần phòng ngừa căn bệnh này để không phải đối diện với triệu chứng khó chịu nêu trên. Các biện pháp giúp phòng bệnh ung thư thực quản gồm:

  • Không hút thuốc lá vì trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại gây kích thích tế bào, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản;
  • Hạn chế sử dụng bia rượu vì uống rượu trong thời gian dài làm phá hủy niêm mạc thực quản và dạ dày;
  • Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau quả, trái cây, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để ngăn ngừa ung thư thực quản. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, protein, rau xanh, ngũ cốc, trà xanh,... Đồng thời, bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng,...;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Chú ý giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài;
  • Định kỳ khám sức khỏe, tầm soát ung thư để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, đặc biệt là với người bệnh có tiền sử viêm thực quản kéo dài hoặc ung thư vùng cổ,...

Với triệu chứng có cảm giác nghẹn ở cổ họng, chưa thể kết luận chính xác bạn đang mắc bệnh lý gì, nguy hiểm như thế nào. Các bác sĩ cần dựa trên các dấu hiệu khác, kết hợp thăm khám và xét nghiệm. Tuy nhiên, vì đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản nên người bệnh không được chủ quan mà nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Nghẹn ở cổ họng khi nằm ngửa và ăn không tiêu, không ợ hơi được là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Cảm giác khó thở khi khóc, vướng ở cổ là bệnh gì?
  • Chướng bụng, nghẹn ở cổ vào buổi sáng là dấu hiệu bệnh gì?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.