Thành lập trung tâm văn hóa thị xã phú mỹ năm 2024

Ngày 18-5, Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Thành long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc tán thành thành lập TX.Phú Mỹ và Quyết định của UBND tỉnh về việc chuyển đổi Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tân Thành thành Thị ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TX.Phú Mỹ. Sự kiện này là dấu son trong trang sử 24 năm thành lập và phát triển của huyện Tân Thành.

Thành lập trung tâm văn hóa thị xã phú mỹ năm 2024
Tàu tải trọng lớn làm hàng tại Cảng CMIT thuộc hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: TRÀ NGÂN

CHẶNG ĐƯỜNG 24 NĂM

Chứng kiến những đổi thay của vùng đất Phú Mỹ trong 24 năm phát triển, ông Nguyễn Quang Trung (79 tuổi, trú tại tổ 17, khu phố Tân Ngọc, thị trấn Phú Mỹ) không giấu được sự vui mừng, phấn khởi. Ông Trung cho biết, trước đây, Phú Mỹ là vùng đất hoang sơ, cằn cỗi, đất rộng người thưa. Nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, chài lưới, đánh bắt hải sản dọc theo sông Thị Vải. Kể từ ngày thành lập huyện Tân Thành (tháng 8-1994), xã Phú Mỹ trở thành thị trấn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Tân Thành. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm được đầu tư xây dựng. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, huyện Tân Thành nói chung, Phú Mỹ nói riêng trở thành trung tâm công nghiệp, cảng biển và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh BR-VT và của cả nước. “Hôm nay, huyện Tân Thành trở thành TX.Phú Mỹ và thị trấn Phú Mỹ là 1 trong 5 phường trung tâm của thị xã, người dân chúng tôi rất phấn khởi. Bởi đây là dấu mốc rất quan trọng tạo ra bước đột phá về phát triển kinh tế và hạ tầng xã hội trên địa bàn đô thị mới”, ông Trung nói.

Đồng chí Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND huyện Tân Thành cho biết, căn cứ vào quy hoạch chung, là vị trí cửa ngõ của tỉnh và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đảng bộ huyện đã xác định xây dựng phát triển cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Từ một huyện thuần nông, huyện Tân Thành đã hình thành được vóc dáng của một đô thị công nghiệp và cảng biển, tạo ra những tác động mang tính đột phá mạnh mẽ, đánh thức tiềm năng kinh tế của địa phương. Đến năm 2018, tổng giá trị sản xuất (GO) địa phương đạt 32.290,124 tỷ đồng, tăng 281 lần so với năm 1995. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Tân Thành năm 2017 đạt hơn 159 triệu đồng/người/năm, cao gấp 23 lần so với năm 1995 (6,8 triệu đồng).

Thành lập trung tâm văn hóa thị xã phú mỹ năm 2024
Hạ tầng giao thông tại TX.Phú Mỹ cơ bản được đầu tư đồng bộ. Trong ảnh: Tuyến QL 51 nối TX.Phú Mỹ với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành trong khu vực Đông Nam bộ. Ảnh: THANH TRÍ

Hiện trên địa bàn huyện có 9/10 KCN và 3/5 CCN đang hoạt động với quy mô gần 5.000ha. Tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động trong KCN là 215 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 13 tỷ USD. Hầu hết đều là các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có đóng góp lớn vào ngân sách, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Cùng với sự phát triển của các KCN-CCN, hệ thống cảng biển cũng được tập trung đầu tư phát triển. Hiện khu vực Cái Mép - Thị Vải được quy hoạch 32 cảng, hiện có 17 cảng đang khai thác, khối lượng hàng hóa thông quan trong năm 2017 đạt khoảng 74,1 triệu tấn.

Song song với phát triển công nghiệp, cảng biển, huyện Tân Thành còn tập trung đầu tư phát triển mạng lưới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- thương mại, dịch vụ địa phương. Tính đến nay mạng lưới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã phát triển nhanh chóng, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng lên. Nếu như năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chỉ đạt 43 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đạt hơn 13.079 tỷ đồng, tăng hơn 304 lần so với năm 1995.

Để tạo thêm năng lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân, trong giai đoạn từ 1994 đến nay, huyện tập trung tối đa cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các tuyến đường từ huyện đến trung tâm các xã thị trấn đều được nhựa hóa, các đường trục chính giao thông đô thị từng bước được hình thành mang dáng dấp của một đô thị đang phát triển.

Thành lập trung tâm văn hóa thị xã phú mỹ năm 2024
Phú Mỹ sẽ trở thành trung tâm kinh tế, cảng biển thu hút đầu tư của tỉnh trong tương lai. Trong ảnh: Sản xuất thép tấm lá tại Công ty TNHH Cơ khí thép SMC (KCN Phú Mỹ 1, TX.Phú Mỹ). Ảnh: QUANG VŨ

NHIỀU THỬ THÁCH MỚI PHÍA TRƯỚC

Theo đồng chí Huỳnh Văn Danh, Bí thư Huyện ủy huyện Tân Thành, việc thành lập TX. Phú Mỹ và các phường thuộc TX. Phú Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của đô thị Phú Mỹ, là nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân huyện Tân Thành nói riêng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh BR-VT nói chung. Tuy nhiên, trước mắt trên con đường phát triển, TX. Phú Mỹ cũng còn không ít khó khăn. Cụ thể như việc đô thị hóa dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, vấn đề lao động, việc làm của người dân nông thôn gặp khó khăn hơn; Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường; Quy mô dân số tăng lên nhanh sẽ kéo theo nhiều vấn đề phải giải quyết như nhà ở, dịch vụ thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, việc làm; Tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp; việc chuyển đổi phương thức quản lý phù hợp với phát triển đô thị sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, thách thức… Điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TX. Phú Mỹ nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới, Đảng bộ TX. Phú Mỹ tiếp tục lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lao động địa phương đúng hướng, hiệu quả, tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; Giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội, phấn đấu đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, trở thành đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng quan trọng của tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế dịch vụ theo hướng hiện đại, đột phá trên cơ sở khai thác và tận dụng tối đa lợi thế so sánh về công nghiệp cảng biển để đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ hậu cần cảng. Phối hợp đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có giá trị cao, có sức cạnh tranh, tiêu tốn ít năng lượng, thân thiện với môi trường, tích cực kêu gọi các nhà đầu tư lấp đầy các KCN, CCN hiện có. Nâng cao chất lượng quy hoạch, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ...

Một sự thay đổi kỳ diệu

TX. Phú Mỹ - vùng đất kiên cường bất khuất năm xưa, nay đã và đang thay da đổi thịt từng ngày, trên đường trở thành một đô thị nhộn nhịp, sầm uất của khu vực và cả nước. Nhìn lại quá khứ để thấy rằng, TX.Phú Mỹ hôm nay đã trải qua một cuộc đổi thay kỳ diệu.

Trước đây, từ Bà Rịa lên, bên trái QL15 (QL51 bây giờ) là một vùng rừng sác, sú vẹt, sông rạch chằng chịt. Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực này là căn cứ đứng chân của Thị ủy, Ủy ban Kháng chiến, lực lượng biệt động Vũng Tàu và chi đội 7. Sang thời chống Mỹ, nơi đây cũng là nơi đứng chân của Thị ủy, Thị đội Vũng Tàu... Bên phải

QL51, chạy dọc theo lộ là núi Thị Vải và bên trong là khu rừng rộng lớn, liên hoàn đến chiến khu D. Từ năm 1946 đến 1950, cả Đông và Tây QL51 là căn cứ khu Tây của tỉnh. Một khu căn cứ liên hoàn của tỉnh và miền Đông, có cả một công binh xưởng lớn... Thời chống Mỹ khu vực này cũng là căn cứ của tỉnh, nơi đứng chân nhiều lực lượng vũ trang.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân tỉnh BR-VT nói chung, huyện Tân Thành nói riêng đã ra sức khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển địa phương trở thành một vùng đất trù phú. Dọc sông Thị Vải hình thành một hệ thống các khu công nghiệp, cảng nước sâu. Cả vùng núi Thị Vải và khu rừng bạt ngàn phía sau, xưa kia chỉ có số ít đồng bào Châu Ro sinh sống, nay đã hình thành các xã Châu Pha, Tóc Tiên, Hắc Dịch, Sông Xoài... với dân cư đông đúc, hạ tầng khang trang.

Sự phát triển nhanh chóng của khu vực Đông và Tây QL51 mở ra tương lai tươi sáng cho TX. Phú Mỹ. Trong ngày trọng đại hôm nay, khi Tân Thành chính thức trở thành TX. Phú Mỹ, tôi cho rằng, trong tương lai, tỉnh ta có thể tính đến việc hình thành một công trình văn hóa kết nối Phú Mỹ xưa và nay - một công trình trải dài trên núi Thị Vải, dọc sông Thị Vải với nhiều điểm nhấn sinh động, đủ sức hấp dẫn du khách ngay tuyến đầu đến BR-VT.

Phú Mỹ lên thị xã khi nào?

Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14. Theo đó: Thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành. Chuyển thị trấn Phú Mỹ và 4 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước thành 5 phường có tên tương ứng.nullPhú Mỹ – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Phú_Mỹnull

Xã Phú Mỹ có bao nhiêu thôn?

Xã Phú Mỹ có 7 thôn: Mong An.nullPhú Mỹ, Phú Vang – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Phú_Mỹ,_Phú_Vangnull

thị xã Phú Mỹ đợi thành gì?

Ngày 18-5, Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Thành long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc tán thành thành lập TX. Phú Mỹ và Quyết định của UBND tỉnh về việc chuyển đổi Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tân Thành thành Thị ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TX. Phú Mỹ.17 thg 5, 2018nullNgày 18-5, Tân Thành chính thức trở thành thị xã Phú Mỹbaobariavungtau.com.vn › kinh-te › ngay-18-5-tan-thanh-chinh-thuc-tro-t...null

tỉnh Bà Rịa

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, toàn tỉnh có 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện. Trong đó được chia nhỏ thành 82 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 7 thị trấn, 24 phường và 50 xã). Tọa độ địa lý của tỉnh nằm ở 107000'01 '' đến 107034'18'' kinh độ Đông và 10019'08'' đến 10048'39'' Vĩ độ Bắc.nullTỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNTvukehoach.mard.gov.vn › atlas › prov › brvt › brvtnull