1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Mục lục

  • 1 Thuật ngữ
  • 2 Mổ khảo sát
  • 3 Tham khảo
  • 4 Chú thích

Thuật ngữSửa đổi

Thịt gà móc hàm

Cân hơi và cân móc hàm là hai từ định danh dựa vào quan sát trực quan, vừa cụ thể, vừa sinh động, lại dễ hiểu và dễ nhớ. Hiểu theo dân gian không nên hiểu cân móc hàm tức là móc cái cân vào hàm con lợn để giết thịt là vừa đúng vừa chưa đúng. Đúng về mặt logic hình thức nhưng sẽ chưa đúng theo cách hiểu bản chất của công việc cân đo. Cân móc hàm và cân hơi rất quen thuộc với nhà nông, nhất là những người trực tiếp chăn nuôi và những người làm công việc cung ứng thực phẩm như mua bán, giết mổ gia súc, phục vụ cho nhu cầu thị trường. Thuật ngữ móc hàm là từ tượng hình, chỉ mỏ cân được móc vào hàm (phần xương ở vùng miệng, có chức năng cắn, giữ và nhai thức ăn). Dù mắc vào cổ hay cằm, thì hàm lợn vẫn là vị trí chịu trọng lực khi cân[1].

Trước đây, móc hàm chỉ dùng cho cân thăng bằng (chứ không dùng cho cân lò xo-cân đĩa-hay cân điện tử hiện đại ngày nay). Thông thường, khi làm thịt xong, người ta dùng mỏ cân móc vào phía đầu lợn kéo cao lên (sao cho chân lợn không chạm đất) để cân. Cân hơi được áp dụng khi con vật còn sống, dấu hiệu sống rõ nhất thể hiện qua dấu hiệu lâm sàng (quan sát trực tiếp) là con vật còn đang thở. Hơi chính là lượng không khí hít vào, thở ra trong một nhịp thở. Lợn thở phì phò càng tốt, lợn thở yếu, thậm chí thoi thóp cũng được nhưng nếu mà lợn ngừng thở thì không mua vì người ta sẽ coi là lợn chết và sẽ chẳng có ai bắc lên cân để tính cân hơi nữa cả. Các khái niệm này áp dụng cho mọi gia súc nói chung, nhưng phổ biến là dùng cho lợn (heo)[1].

Ngày nay cân móc hàm còn áp dụng cho cả hổ, một điều tra về nạn săn hổ để lấy thịt và cao cho biết có thời điểm giá thịt hổ móc hàm là 2 triệu đồng/kg thì một con hổ 200kg chỉ mua với số tiền khoảng 400 triệu đồng[2]. Tại Hà Nội, giá 1kg thịt hổ móc hàm (đã lấy hết nội tạng) vào khoảng 4 triệu đồng. Xương hổ có giá khoảng 35-40 triệu đồng/kg, tùy thuộc hổ to hay hổ nhỏ. Hổ càng to, càng già thì càng có giá[3]. Ở Muang Thong, giá hổ móc hàm (làm sạch lòng và nội tạng) là 3,3 triệu/kg, giao tận nơi (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), nếu giao hàng ở Hà Nội, giá là 4 triệu, con 1 tạ rưỡi thì khoảng 11kg lòng và nội tạng, được 15-16 cân xương tươi, nếu hổ đẻ 3 lần rồi thì có khoảng khoảng 12–13kg lòng. Móc hàm khoảng gần tạ rưỡi, hổ già, xương mới tốt, hổ 3-4 năm thì xương không nặng[4].

Cân móc hàm là một khái niệm định danh trên cơ sở mô phỏng một cách cân mà dân gian Việt Nam thường thực hiện trước đây và hiện nay cũng vẫn sử dụng. Thịt lợn hơi (Thịt heo hơi) là khối lượng toàn bộ con lợn còn sống, hay heo nguyên con, hiểu theo cách đơn giản nhất thông qua cách người ta cân lợn, khi các lái buôn lợn đến nhà người dân muốn bán, họ sẽ cân nguyên con lợn còn sống, khi đó khối lượng của con lợn sau khi cân được sẽ gọi là cân hơi, hiểu theo cách là cân khi con lợn vẫn còn thở cũng được. Thịt lợn móc hàm là khối lượng của con lợn sau khi đã chọc tiết, làm lông, bỏ hết lòng. Cách tính heo hơi khi không có cân thì nhiều lái buôn lợn có kinh nghiệm chỉ cần nhìn qua đã có thể ước lượng được cân hơi của lợn. Tuy nhiên con số này cũng không chính xác.

Trong tiếng Anh, cân móc hàm còn được gọi là Dressed weight còn gọi là khối lượng xác chết (Dead weight) hoặc trọng lượng thân thịt (Carcass weight) là trọng lượng của động vật sau khi bị giết thịt một phần, loại bỏ tất cả các cơ quan nội tạng và đôi khi là đầu cũng như các phần đuôi và chân không ăn được. Thân thịt bao gồm xương, sụn và cấu trúc cơ thể khác vẫn còn gắn liền sau quá trình mổ thịt ban đầu này. Nó thường là một phần nhỏ của tổng trọng lượng của động vật và trung bình là 59% trọng lượng ban đầu đối với gia súc. Đối với lợn, cân móc hàm thường bao gồm da, trong khi hầu hết các động vật móng guốc khác thường không cân móc hàm. Đối với gà chọi thì tính có da nhưng không có lông. Nó có thể được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng sống của con vật, khi nó được gọi là tỷ lệ thịt xẻ.

100kg lợn hơi được bao nhiêu kg móc hàm

Giá heo hơi tăng cao và tăng nhanh khiến tiểu thương buôn bán thịt lợn tại các chợ trên địa bàn Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, trở tay không kịp khi không thể điều chỉnh giá bán lẻ tăng cao tương đương. Ảnh: Thiên Hương

Sáng ngày 12/11, PV Dân Việt có mặt tại khu vực bán thịt lợn ở chợ đầu mối nông sản Văn Quán [quận Hà Đông, Hà Nội]. Khi hỏi thông tin về giá cả, hầu hết tiểu thương đều than thở: Giá heo hơi tăng quá nhanh, khiến giá thịtheo móc hàm cũng tăng chóng mặt, việc buôn bán khó khăn hơn trước rất nhiều.

Trò chuyện với PV, chị Trương Thị Hương ở xã Hòa Chính [huyện Chương Mỹ, Hà Nội] cho biết: "Vừa hôm qua tôi nhập thịt lợn móc hàm giá 97.000 đồng/kg, sáng nay đã tăng lên 98.000 đồng/kg. Tính ra mức giá lợn mới nhấtđã tăng khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg so với 2 tháng trước. Tình hình này, chỉ nay mai giá thịt lợn tại lò mổ sẽ tăng lên 100.000 đồng/kg, thậm chí có thể vượt xa ngoài dự đoán của cơ quan chức năng".

Theo chị Hương [Chương Mỹ, Hà Nội], giá heo mảnh mới nhất tại lò mổ hiện đã tăng lên 98.000 đồng/kg, tăng khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg so với trước nhưng giá thịt lợn bán tới tay người tiêu dùng mới tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại, tùy chợ. Ảnh: Thiên Hương

Theo chị Hương, giá heo mảnh tăng chóng mặt buộc các tiểu thương như chị cũng phải tăng giá thịt bán lẻ đến khách hàng, nhưng chỉ tăng "rón rén" từ 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại.

Cụ thể, tại chợ đầu mối này, giá thịt nạc vai hiện ở mức 120.000 đồng/kg; thịt mông 110.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 130.000 đồng/kg; thịt nạc thăn 130.000 đồng/kg; xương sườn loại ngon 130.000 đồng/kg; tim cật giá 200.000 đồng/kg; móng giò 90.000 đồng/kg.

Ngay cả thịt mỡ, 2 tháng trước chỉ khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg, cònhiện nay đãtăng lên 70.000 đồng/kg.

Tuy nhiên chị Hương cũng nói thêm: "Đây là chợ đầu mối mới có giá đó, các chợ khác trong nội thành Hà Nội, nhất là các siêu thị giá thịt lợn sẽ tăng thêm khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg tùy loại".

Do giá heo hơi tăng nhanh nên giá heo bán lẻ tới tay người tiêu dùng cũng tăng cao, từ 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: Thiên Hương

"Hiện mỗi ngày tôi tiêu thụ từ 2-3 con lợn, tương đương khoảng 2-3 tạ thịt lợn móc hàm, trong đó 2/3 lượng thịtbán buôn cho các quán ăn, nhà hàng. Giá bỏ buônthấp hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với bán lẻ. Mặc dù giá thịt lợn đang tăng nóng hơn bao giờ hết, nhưng chúng tôi chưa thể tăng giá bán tương đương vì sợ khách "bỏ chạy" mất. Trước đây mỗi phiên chợ tôi thu lãi khoảng 500.000 đồng/con, nhưng nay chỉ lãi hơn 100.000 đồng/con", chị Hương nói.

Ngồi cạnh đó, chồng chị Hương tiếp lời: Giá heo hơi tăng quá nhanh khiến tiểu thương chúng tôi trở tay không kịp. Gia đình tôi có nhiều khách hàng lâu năm, họ thường mua vài chục kg thịt lợn mỗi ngày nên chúng tôi chấp nhận lấy công làm lãi. Còn nhiều người hòa vốn, hoặc thua lỗ không chịu được "nhiệt" phải nghỉ bán hàng.

Hai sạp thịt lợn cạnh nhà chị Hương đã phải nghỉ bán hàng vì giá heo mảnh tăng nhanh, trong khi giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng tăng chậm, lời lãi không đáng là bao. Ảnh: T.H

Đã 11 giờngày 12/11, nhưng tiểu thương này vẫn còn nhiều thịt, trong khi trước đây khoảng 10 giờ chị đã bán hết vàdọn dẹp ra về. Ảnh: T.H

Chị Lan, một tiểu thương ở huyện Chương Mỹ [Hà Nội] cho biết: "Giá thịt lợn tăng cao quá, khách hàng hỏi mua đều kêu ầm ầm, nhiều người còn bỏ đi quay sang ăn thịt gà, vịt, tôm cá...1kg thịt lợn tăng 20.000 - 30.000 đồng chỉ trong thời gian ngắn thì đúng là khủng khiếp. Hiện mỗi phiên tôi vẫn bán hết 2-3 con lợn nhưng tốc độ tiêu thụ chậm hơn hẳn so với trước. Có phiên gần trưa vẫn còn hàng, tôi phải bán giảm giá vì thịt lợn là hàng tươi sống, không để lâu được".

Giá heo hơi mới nhất tại các tỉnh miền Nam cũng tăng nhanh, hiện dao động từ 67.000 - 68.000 đồng/kg. Ảnh: T.H

Cũng như thị trường Hà Nội, tại 2 chợ đầu mối lớn nhấtTP.Hồ Chí Minh là Bình Điền và Hóc Môn, giá heo mảnh [đã mổ, không đầu]cũng đang tăng rất cao. Giá heo mảnh loại 1 hiện ở mức 86.000 - 87.000 đồng/kg, loại 2 là 80.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Nguyên nhân là do giá heo hơimiền Nam tiếp tục xác lập kỷ lục mới.Cụ thể, tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai, mức giá heo hơi hôm nay đạt 67.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Có thông tin cho rằng nhiều chủ trang trại ở Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước đã bán được với giá 70.000 đồng/kg.

Lượng heo về chợ đầu mối không ổn định và đang có xu hướng giảm so với trước, bình quân từ 5.200 - 5.500 con/đêm, nhưng lượng heo nhỏ về chợ tăng cao hơn hẳnso với trước đây. Sườn non vẫn là sản phẩm thịt heo có giá cao nhất, đạt 140.000 đồng/kg, các loại thịt khác tăng khoảng trên dưới 7.000 đồng/kg so với tuần trước.

Trước đó, Sở Tài chính TP.Hồ Chí Minh thông báo, các loại thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường được tăng giá từ 6.000 - 16.000 đồng/kg tùy loại từ ngày 26/10. Tuy nhiên, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ:Chúng tôi đang đề xuất tăng giá thịt heo, bởi với giá bán bình ổn như hiện nay chúng tôi sẽ bị thualỗ".

Xuất hiện mức 76.000đ/kg, có thổi giá?

Giá heo hơi hôm nay 12/11 ở nhiều địa phương miền Bắc tiếp tục xác lập những mốc mới khi mức giá heo hơi 76.000 đồng/kg đã xuất hiện ở một số nơi.

Theo đó, giá heo hơi tại Ninh Giang [Hải Dương] đã được xác lập mốc 76.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Tân Yên [Bắc Giang] đạt 75.500 đồng/kg.

Trong khi đó, một số thương lái cho biết, giá heo hơi tại Đại Từ [Thái Nguyên] có thể chạm mốc 77.000 - 78.000 đồng/kg trong một vài ngày tới.

Giá heo hơi tại Sơn La cũng lên đến 75.000 - 76.000 đồng/kg. Tương tự, mức giá heo hơi 75.000 đồng/kg cũng xuất hiện ở rất nhiều địa phương miền Bắc như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội,...

Điều khiến nhiều người băn khoăn là, tại sao giá niêm yết tại cửa của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn chỉ trong khoảng 68.000 đồng/kg mà giá heo hơi ngoài thị trường đã lên đến 75.000 đồng/kg? Theo nhiều thương lái, nguyên nhân là bởi họ không thể mua trực tiếp từ công ty mà phải qua đại lý lớn nên phải cộng thêm vài giá; trong khi đó lượng heo trong dân không còn nhiều, nếu không muốn nói là rất khó tìm mua được heo đẹp.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi [Bộ NNPTNT] lại đang lo ngại có dấu hiệu thương lái lợi dụng sự khan hiếm heo cục bộ để đẩy giá, thổi giá lên cao.

Ông Dương thừa nhận, thực tếViệt Nam đang thiếu thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, nhưng lượng thiếu không đến mức quá lớn như tại Trung Quốc.

Giá heo hơi hôm nay 12/11 ở nhiều địa phương miền Bắc đã đạt 76.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyên Huân.

Giá heo hơi hôm nay ở miền Trung - Tây Nguyên: Ổn định

Cùng với đà tăng ở miền Bắc, giá heo hơi hôm nay 12/11 ở miền Trung - Tây Nguyên cũng ổn định ở mức khá cao. Theo đó, giá heo hơi ở Nghệ An, Thanh Hóa vẫn cao nhất vùng, đạt 70.000 72.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Hà Tĩnh cũng đạt 67000 - 68.000 đồng/kg.

Các địa phương khác giá heo như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa..., giá heo hơi cũng dao động trong khoảng 65.000 - 66.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại Tây Nguyên cũng ổn định trong khoảng 65.000 - 66.000 đồng/kg.

Ngân Hương

Nguồn cung không quá thiếu hụt

Ông Nguyễn Xuân Dương- Cục trưởng Cục Chăn nuôinhận định, giá lợn hơi tăng đột biến không phải là nguyên nhân đến từ nguồn cung, mà do vấn đề lưu thông. Trong 63 tỉnh, thành chỉ có 9 tỉnh là vượt trên giá 70.000 đồng/kg, còn đa số đang biến động ở mức từ 58.000 - 65.000 đồng/kg.

Rõ ràng ở một số địa phương người giết mổ nhỏ lẻ không tiếp cận được nguồn cung thịt lợn. Ngoài vấn đề lưu thông, đang có hiện tượng thương lái nhân cơ hội này thổi giá để trục lợi - ông Dương khẳng định.

Tại kho trung chuyển lợn của Tập đoàn CP ở huyện Việt Yên [tỉnh Bắc Giang] ngày 11/11 có lứa lợn hơn 300 con chuẩn bị xuất bán, với trọng lượng trung bình từ 100 - 130kg. Tuy nhiên, điều đặc biệt là giá xuất chuồng tại đây chỉ có 66.000 đồng/kg, thấp hơn gần 10.000 đồng so với giá của thương lái bán ra và của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

A.T

Tin cùng chủ đề: Giá lợn [heo] hôm nay- Thông tin mới nhất, chính xác nhất

  • Giá lợn hơi bất ngờ nhích lên ở một số vùng, giá thịt ở chợ vẫn cao vút vì lý do này?
  • Hà Nội: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg, vì sao tiểu thương buồn thiu, dao thớt cũng "ế"?
  • Giá heo hơi hôm nay: Đồng loạt giảm, miền Nam còn 73.000 đồng/kg, người nuôi đứng ngồi không yên
  • Nuôi lợn lãi tiền tỷ, đại gia đua nhau đổ tiền vào các dự án lớn, giành "miếng bánh" béo bở
Xem toàn bộ

Chia sẻ

Từ khóa:

  • giá heo hơi hôm nay
  • giá lợn hơi hôm nay
  • giá thịt lợn
  • giá heo mảnh
  • giá heo móc hàm
  • giá heo tăng phi mã
  • tiểu thương bán thịt lợn
  • chợ đầu mối
  • Hà Nội
  • dự báo giá heo hơi
  • gia heo hoi hom nay
  • cập nhật giá heo hơi

Video liên quan

Giá heo hơi hôm nay bao nhiêu?

Mời các bạn cập nhật thông tin giá heo hơimới nhất tại các vùng miền trên cả nước.

Bảng giá heo hơi miền Bắc mới nhất

Thị trường heo hơi miền Bắc tuần qua điều chỉnh tăng từ 2.000 - 7.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trong tuần này.

Cụ thể, ba tỉnh Yên Bái, Thái Bình và Ninh Bình cùng ghi nhận mức tăng 2.000 đồng/kg lên ngưỡng 78.000 đồng/kg. Còn tại Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên và Phú Thọ, giá giao dịch đạt mức 77.000 - 80.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

78.000

-

Yên Bái

78.000

-

Lào Cai

80.000

-

Hưng Yên

82.000

-

Nam Định

80.000

-

Thái Nguyên

80.000

-

Phú Thọ

77.000

-

Thái Bình

78.000

-

Hà Nam

80.000

-

Vĩnh Phúc

78.000

-

Hà Nội

80.000

-

Ninh Bình

78.000

-

Tuyên Quang

80.000

-

Bảng giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên mới nhất

Heo hơi miền Trung, Tây Nguyên cũng ghi nhận mức tăng giá nhẹ tại một số tỉnh, thành. Cùng tăng 1.000 đồng/kg, Quảng Bình và Đắk Lắk hiện đang thu mua heo hơi với giá 79.000 đồng/kg.

Còn tại Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Bình Thuận, mức giao dịch tăng từ 2.000 - 4.000 đồng/kg. Hiện tại, giá tại các địa phương này đang dao động quanh mức 78.000 - 80.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Thanh Hoá

78.000

-

Nghệ An

79.000

-

Hà Tĩnh

79.000

-

Quảng Bình

79.000

-

Quảng Trị

79.000

-

Thừa Thiên Huế

79.000

-

Quảng Nam

80.000

-

Quảng Ngãi

79.000

-

Bình Định

80.000

-

Khánh Hoà

78.000

-

Lâm Đồng

80.000

-

Đắk Lắk

79.000

-

Ninh Thuận

78.000

-

Bình Thuận

80.000

-

Bảng giá heo hơi miền Nam mới nhất

Giá heo hơi khu vực phía Nam cũng không nằm ngoài đà tăng nhẹ của cả nước. Nhiều tỉnh, thành trong vùng ghi nhận mức tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg trong tuần này.

Một loạt các địa phương tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, bao gồm Đồng Nai, Long An, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre...

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bình Phước

80.000

-

Đồng Nai

80.000

-

TP HCM

79.000

-

Bình Dương

80.000

-

Tây Ninh

80.000

-

Vũng Tàu

80.000

-

Long An

82.000

-

Đồng Tháp

80.000

-

An Giang

79.000

-

Vĩnh Long

80.000

-

Cần Thơ

80.000

-

Kiên Giang

80.000

-

Hậu Giang

79.000

-

Cà Mau

78.000

-

Tiền Giang

81.000

-

Bạc Liêu

78.000

-

Trà Vinh

80.000

-

Bến Tre

80.000

-

Sóc Trăng

79.000

-

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc cao nhất là 54.000 đồng/kg

Thị trường heo hơi miền Bắc tuần này chứng kiến giá thu mua điều chỉnh giảm không quá 5.000 đồng/kg.

Cụ thể, Phú Thọ và Lào Cai giảm 5.000 đồng/kg xuống hai mức thấp nhất khu vực là 50.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg.

Tương tự, sau khi giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg, thương lái tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Vĩnh Phúc đang thu mua heo hơi với giá 53.000 đồng/kg.

Các tỉnh thành gồm TP Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Ninh Bình và Tuyên Quang giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg trong tuần này, hiện giao dịch tại mốc 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơihôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 50.000 - 54.000 đồng/kg.

Địa phương

Giá (đồng)

Tăng/giảm (đồng)

Bắc Giang

53.000

-

Yên Bái

53.000

-

Lào Cai

51.000

-

Hưng Yên

54.000

-

Nam Định

53.000

-

Thái Nguyên

54.000

-

Phú Thọ

50.000

-

Thái Bình

53.000

-

Hà Nam

53.000

-

Vĩnh Phúc

53.000

-

Hà Nội

54.000

-

Ninh Bình

54.000

-

Tuyên Quang

54.000

-

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. Tổng hợp: Nhã Lam

1 Tạ Heo Bằng Bao Nhiêu Kg ? Quy Đổi Tấn,Tạ,Yến,Kg ✅ Bảng Đơn Vị Đo Khối Lượng

Bạn đang xem: 1 Tạ Heo Bằng Bao Nhiêu Kg ? Quy Đổi Tấn,Tạ,Yến,Kg ✅ Bảng Đơn Vị Đo Khối Lượng Tại doanhnhan.edu.vn

Thời phong kiến ở nước ta đều có quy chuẩn cho các đơn vị và dụng cụ đo lường, nhưng dân gian vẫn dùng theo cách riêng của mình và mỗi nơi mỗi khác, chỉ có lúc thu nạp thuế khóa mới sử dụng hệ thống đong lường của nhà nước.

Khi người Pháp chiếm Việt Nam, nhận thấy sự phức tạp trong phương thức đo lường này, họ muốn thay bằng hệ đo lường tương đối hiện đại, nhưng người dân đã quen dùng cách đo lường cũ. Do vậy họ đặt ra những quy định thống nhất trong việc quy đổi. Ví dụ, 1 giạ lúa ở Nam bộ có giá trị khác nhau ở các địa phương: 35 lít (Mỹ Tho), 38,27 lít (Chợ Lớn), 39,71 lít (Sài Gòn), một số nơi khác thì 42 lít…

Ngày 24.12.1863, Soái phủ Nam Kỳ ra nghị định thống nhất 1 giạ là 40 lít (Nguyễn Đình Đầu, Tạp ghi Việt sử địa). Theo Lịch Annam thông dụng trong Nam Kỳ (1899), chính phủ Pháp ra nghị định ngày 11.02.1898 quy định về việc đong lường ở Nam Kỳ, bắt đầu từ ngày 1.7.1898, ở Nam Kỳ, đều phải dùng đồ đo lường: loại 1 lít, 5 lít, 10 lít, 20 lít, vuông 40 lít.

Đang xem: 1 tạ heo bằng bao nhiêu kg

Các dụng cụ đo lường này làm bằng sắt trắng, có hai quai, giống mẫu để tại phòng ba dinh Hiệp lý, chiều cao và đường kính bằng nhau. Người bán ở chợ phải mua một bộ đầy đủ, nếu trễ một tháng và thiếu một món đồ đo lường thì bị phạt 100 đồng. Mỗi năm đều kiểm sát một lần và đóng dấu kiểm tra.

Dần dần về sau, các phép cân, đong, đo, đếm mới quy về hệ mét, lít và kilôgam như hiện nay. Đặc biệt, ở Nam bộ, hệ đo lường trong dân gian khá phong phú và phức tạp với nhiều kiểu thức khác nhau.

Chuyện cân

Các đơn vị trọng lượng dùng trong mua bán phổ biến là gram, kg, tùy túi tiền, nhu cầu của người mua. Có thể đi chợ mua vài trăm gram thịt, cá, đậu, dừa, bánh, kẹo, trái cây… cho đến vài kg gạo, nếp, đậu, thịt…

Các loại trái cây có hình dáng nhỏ như chôm chôm, bòn bòn, dâu… hoặc loại mắc tiền như sầu riêng xưa nay vẫn dùng kg để mua bán.

Yến bằng 10kg thường được áp dụng để cân các loại củ: khoai lang, khoai môn, khoai mì,… Có nơi, yến chỉ có 6kg (theo Trần Minh Thương).

Tạ bằng 100kg = 10 yến, được tính với hàng hóa có số lượng nhiều như gạo, khoai, bắp, heo… Tạ ta = 100 cân = 60kg, dùng trong mua bán khoai lang, khoai mì… Nhưng 1 tạ heo thì phải đủ 100kg.

Tấn bằng 1.000kg, cũng dùng trong mua bán lớn.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt
1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Cân xách và cân đòn. Ảnh Nguyễn Ngọc Minh.

Cân dùng trong mua bán có nhiều loại như cân xách, cân dĩa, cân đồng hồ… Cân tay (cân xách, cân đòn) có gắn móc hoặc dĩa một đầu để treo, đặt hàng hóa. Phía trên có khoen sắt tròn để xách.

Khi cân xách khoen sắt tròn lên và xê dịch quả cân trên đòn cân có khắc độ cho tới khi cân bằng, đọc con số trên đòn cân để biết trọng lượng. Thường dùng để cân những món đồ có trọng lượng nhỏ dưới 2kg. Khi thu mua heo, thương lái dùng loại cân lớn, có thể thọc cây vào khoen sắt cho hai người khiêng, để cân con heo nặng đến 300kg.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt
1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Cân dĩa với các loại cục cân.

Cân dĩa cũng theo quy tắc “cân bằng” giữa dĩa để cục cân và dĩa để món đồ. Có các loại cục cân bằng sắt: 50g, 100g, 200g, 500g, 1kg, 5kg. Một số người bán còn thay thế các loại cục cân có trọng lượng nhỏ 50g, 100g bằng bó đinh lớn có trọng lượng tương đương, nhưng độ chính xác sẽ không bằng cục cân. Ngày nay, loại cân này đã rất hiếm ở các chợ, hầu như không còn dùng.

Cân tiểu ly là loại cân nhỏ, nhạy và chính xác để cân vàng bạc, quý kim, dược liệu đắt tiền. Cân có một đòn nằm ngang treo thòng theo hai dĩa nhỏ ở hai đầu. Đơn vị đo là lượng (lạng, “cây”) bằng 37,5g, chỉ bằng bằng 1/10 lượng (“khoẻn”), phân bằng 1/10 chỉ.

Cân ngũ cốc cấu tạo gọn, phần đế nặng. Giữa đế cân là một trục thăng bằng, có vạch và kim thăng bằng. Một bên có giá đỡ để dĩa cân dạng hình bầu dục, hai đầu đĩa thuôn nhọn thuận tiện cho việc xúc các loại hạt, ngũ cốc.

Cân bàn để cân các vật nặng, cồng kềnh, như lúa gạo, nông sản…

Cân đồng hồ xuất hiện vài chục năm gần đây và trở nên tiện lợi. Hiện có các loại cân 2kg, 5kg, 12kg, 20kg, 50kg, 100kg. Trên thực tế có việc gian lận qua việc chỉnh cân để “cân non” (cân thiếu) cho khách hàng, nhất là các xe bán trái cây dọc đường, nhiều khi mua 1kg chỉ còn 600-700g. Còn các bà thu mua ve chai thì lại dùng “cân già” cho có lợi, buộc người bán phải sử dụng cân riêng của mình, có khi là cân sức khỏe.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Cân điện tử.

Các hàng thịt ở chợ hiện nay sử dụng loại cân điện tử, độ chính xác cao, tiện lợi, tính ra được cả giá tiền mặt hàng. Tuy có điều giá hơi mắc, vài triệu đồng một cái cân.

Chuyện đong

Pháp thuộc ở Nam Kỳ, các đơn vị dung tích được quy định lại như sau: 1 hộc = 26 thăng = 71,905 lít, 1 tạ thóc = 68kg, 1 vuông = 13 thăng = 35,953 lít sau lại định là 40 lít, 1 thăng = 2,766 lít, 1 hiệp = 0,1 thăng = 0,276 lít, 1 thược = 0,01 thăng = 0,0276 lít. Đong thóc dùng hộc và đong gạo dùng vuông vì một hộc thóc khi xay ra thì được 1 vuông gạo. 1 hộc thóc cân nặng 1 tạ.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Lít loại 1kg.

Đơn vị đong nhỏ nhất là lon, còn gọi là “lon sữa bò”, loại hộp thiếc đựng 397g sữa đặc có đường của hãng Nestlé (Pháp), cao 8cm, đường kính 7cm. Ngày xưa rất phổ biến với loại sữa “Ông Thọ”, trẻ con hay dùng trong trò chơi tạc lon, làm xe chơi Trung Thu. Nó được dùng để đong gạo thóc, 3 lon bằng 1 lít, 4 lon tương đương 1kg.

READ: Yard Là Gì? 1 Yard Bằng Bao Nhiêu M, Cm, Feet, Inch ? 1 Yard Bằng Bao Nhiêu M, Inch

Tại miền Bắc, thời bao cấp cũng sử dụng cái lon này để đong lúa, gạo, đậu… để quy ra kg (4 lon), gọi là “bơ sữa bò” hay “bơ bò”. Thương lái thì có kiểu đong ăn gian, 12 bơ sẽ thành 14 bơ. Còn lúc bán lại dùng “bơ non”, cái đáy lõm lên để đong số lượng gạo ít hơn hoặc đong “nhẹ tay”.

1 lít bằng 750g. Cái lít có hình trụ, làm bằng thiếc, đường kính và chiều cao 20cm. Lít dùng đong lúa, gạo, cám hay các loại hàng hóa khác như muối, đậu xanh, đậu nành,… các loại chất lỏng như nước mắm, nước tương, rượu, xăng, dầu, nhớt…

Trước năm 1975, ở miền Nam, khi mua gạo về nấu ở gia đình chỉ tính lít chứ không tính kg như hiện nay.

Lít sét là vừa đúng 1 lít loại hột nhỏ, gạt ngang sát mí vật đong lường. Còn lít vun là đong vun ngọn, có dung lượng hơn 1 lít, chỉ dùng khi đong hột nhỏ như gạo thóc, hột bắp. Khi đong người ta dùng 1 cái ống tre hoặc ống nhựa để gạt lúa gạo cho ngang mặt. Nếu đong ”nhẹ tay” thì vẫn thiếu như thường, ở chỗ khi xúc và gạt. Từ khi chuyển sang cân ký, lít hầu như không còn dùng. Hiện nay, một vài nơi người bán đặt làm cái lít đong vừa y 1kg gạo cho tiện.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Cái thùng quan 20 lít. Ảnh: Lê Công Lý.

1 táo bằng 20 lít, tương đương 1 thùng, gọi là ”thùng quan”. Hai táo bằng một giạ. Táo gạo này đổ ra đựng vừa đầy một thúng. Khi đươn thúng, người ta thường lấy cỡ như vậy và gọi thúng đó là thúng táo (Trần Minh Thương). Ở Nam bộ, chứ nhà nghèo vẫn mua 1 táo gạo để ăn dần.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Dụng cụ đong lúa gạo: 1 lít, 5 lít và 20 lít. Ảnh: Lê Phùng Xuân

Một giạ bằng 40 lít, tức bằng 2 táo, dùng để đong lúa gạo, khoai, muối, cá. Giạ nan được đan bằng nan tre, dày chắc, đáy vuông nhưng miệng tròn, đựng được 40 lít. Có nơi giạ đựng 40 lít vun, có nơi chỉ được 40 lít sét. Giạ được đặt trên cái giá gỗ hình chữ thập để bảo vệ cái đáy khỏi hư mòn.

Giạ thùng xuất hiện khoảng giữa thập niên 1950, được gò bằng tôn, chứa được 40 lít sét (Bùi Thanh Kiên, Phương ngữ Nam bộ ghi chép và chú giải, tập 1). 1 giạ thời Pháp được quy định là 40 lít khi đong gạo nhưng cũng có khi chỉ là 20 lít cho một số mặt hàng.

Nếu lúa tốt, không lép thì mỗi giạ lúa có thể hơn 20kg, nếu lúa lép mỗi giạ lúa chừng 18 – 19kg. Có nơi tính giạ bằng 25 ký. Giạ Tây có hai loại: loại 20 lít (nửa giạ) và loại 40 lít (1 giạ).

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Giạ ta 36 lít. Ảnh: Lê Công Lý

Còn giạ ta chỉ có khoảng 36 lít và được đong bằng cái giạ ta hình hộp chữ nhựt thiết diện vuông, gọi là giạ chiếc, còn cái to gấp đôi (cỡ 72 lít) gọi là giạ đôi (theo Lê Công Lý). Ở Trung bộ cũng dùng giạ để đong lúa, gọi là giạ 10, đan bằng tre. Ở Sa Đéc, người ta lại dùng cái gia 42 lít và cái táo 21 lít.

Khi dùng cái giạ, cái táo hoặc cái lít để đong lúa, gạo hoặc tấm, người ta phải dùng thêm cái gạt bằng tre hoặc trúc để gạt, tức làm cho lúa, gạo hoặc tấm trong cái giạ, cái táo hoặc cái lít ngang bằng với miệng cái giạ, miệng cái táo hoặc miệng cái lít. Nhưng đối với cám, cá linh thì người ta đong vun, tức không cần phải gạt. Các mặt hàng như muối, khoai lang, hột gòn… cũng đong như vậy.

Vào mùa cá linh, nhiều người đi mua cá về, mỗi nhà vài ba giạ, để ủ nước mắm với công thức 3 giạ cá, 1 giạ muối. Ở miền Tây, người bán muối thường chèo ghe dọc theo sông rạch, sau khi ngã giá xong, người bán tự đong muối và đội muối lên nhà người mua, dù nhà gần bến hay xa bến cũng vậy, có khi còn phải đổ muối vào lu và khạp giúp người mua nữa (theo Cao Văn Nghiệp).

Trong cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hiến Lê cho biết về cái “giạ”: “Lớn hơn thùng ngoài Bắc một chút. Đất tốt ở Nam Việt được trung bình 120 giạ một mẫu Tây, đặc biệt lắm mới được 150 hoặc 200 giạ. Ở Bắc Việt, mỗi mẫu ta được trung bình 60 thùng, tức 180 thùng một mẫu Tây, bằng khoảng 150 giạ ở Nam”.

Như vậy, thì 1 thùng ngoài Bắc trên 40 lít. Còn ở trong Nam, khi nói đến thùng là nói đến cái thùng dầu lửa hiệu con sò của hãng Shell, tức nói đến cái thùng có dung tích 20 lít (tương đương với cái táo 20 lít). Một đôi nước = 2 thùng nước = 40 lít nước (theo Cao Văn Nghiệp). Giạ đủ khoảng 20kg, còn giạ già khoảng 24, 25kg.

Miền Tây Nam bộ, nhất là ở miệt vườn như Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre), các loại hạt cây giống như sầu riêng, trái cốc cũng đong bằng cái táo (theo Võ Hồng Như). Các loại chất lỏng như rượu, nước mắm, nước tương, dầu ăn, mỡ, dấm, xăng, dầu hôi có đơn vị đo là xị, lít. 1 xị bằng 250ml, 4 xị bằng 1 lít.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Cái quặng (cống) để đong chất lỏng.

Đồ dùng để đong lường làm bằng nhựa hoặc nhôm, gọi là “quặng” (phương ngữ Nam bộ, miền Bắc gọi là “phễu”) hoặc “cống” với các đơn vị dung tích: 1/4 xị, ½ xị, 1 xị, nửa lít, 1 lít. Ngày trước còn dùng các loại “cống” bằng tre, tận dụng các mắt của nó để làm. Loại “cống” nhựa chỉ còn dùng mua bán lẻ ở vùng nông thôn hẻo lánh.

READ: Bạn Có Biết: 1 Chỉ Bằng Bao Nhiêu Gam, Chỉ (Đơn Vị Đo)

Ngày xưa, đong xăng dầu thường dùng cống nhôm nhưng ngày nay không còn sử dụng, đã có các bình nhựa thay thế hoặc bơm thẳng từ cây xăng. Từ chỉ 1 đơn vị đo lường chất lỏng, “xị” trở thành tiếng lóng chỉ “một trăm ngàn”, rồi “1 chai” là 1 triệu đồng! Các loại nhiên liệu như xăng, dầu nếu số lượng ít người ta dùng đơn vị lít, còn trong kinh doanh thì quy đổi ra trọng lượng là tấn, ví dụ 1 xe bồn có trọng tải 8 tấn, 10 tấn, 12 tấn… 1 mét khối xăng dầu là 1.000 lít.

Chuyện đo

Tầm là đơn vị đo chiều dài thời xưa bằng 2,50m. Một công đất có 12 tầm mỗi cạnh, bằng 783,105m2. Tầm điền (tầm quan) dùng chính thức trong đo đạc. Tầm phát dài từ 2,70-3,0m, chủ điền dùng cho công đất để mướn phát, cấy, gặt (Bùi Thanh Kiên, Phương ngữ Nam bộ ghi chép và chú giải, tập 2).

Ở vùng Vĩnh Long, Cần Thơ, 1 công tầm cắt (đo khi cắt lúa) là 2,666m (công 10 # 1.000m2), phân biệt với công tầm điền (công 12 # 1.200m2).

Xem thêm: Đặt Tên Con Gái Có Chữ Lót Là Gia, Đặt Tên Đệm Hay Cho Bé Trai, Gái Đẹp Và Dễ Thương

Cao là sào Tây, ký hiệu a, đơn vị đo diện tích đất đai bằng 100m2. Công (cao, sào) là đơn vị đo diện tích có giá trị bằng 1/10ha (1.000m2). Công ta bằng 12 tầm vuông, 489,440.16m2. Miền Bắc và miền Trung gọi là “sào”. Sào Bắc Bộ (15 thước) bằng 360m2, sào Trung bộ (10 miếng) bằng 497m2.

Ở Đông Nam bộ vẫn gọi là sào, nhưng tính là 1.000m2. Ở xã Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách, Bến Tre) có ông chủ vườn có đến 10 mẫu trồng măng cụt, rất giàu có, nên có biệt hiệu là “ông trăm công” và dân địa phương gọi đó là vườn của “ông trăm công”.

Hiện nay đất đai đã chia ra cho con cháu, vẫn tiếp tục nghề vườn.

Mẫu ta 10 công ta (150 thước x 150 thước) bằng 4.894,4016m2. Mẫu Tây bằng 10.000m2.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Thước Tàu 2,2 x 38cm. Ảnh: Nguyễn Ngọc Minh

Ở Nam bộ có nhiều loại thước may, đo vải. Thế kỷ 19, người dân sử dụng nhiều loại thước đo vải của người Hoa, thường gọi là “thước Tàu” với các chiều dài: 38cm, 70cm, 70,5cm, 71cm. Trên mặt thước có gạch phân (tỷ lệ) khắc chìm trong gỗ, khảm ốc xà cừ 1 mặt các hình hoa dây, bông thọ, bông mai, bông lựu, đôi bướm (theo Trương Ngọc Tường).

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Thước thợ may xưa. Ảnh: Cao Văn Nghiệp

Thập niên 1930, có cây thước ta, hình chữ nhật, dài 71cm (1 thước ta), để may áo, gối. Sau này dùng thước thợ may, dài 5 tấc, hình hơi oval. Thước dây nẹp vải dài 2m, dùng đo may quần áo. Hiện nay là thước hình chữ nhật, dài 50cm, làm bằng mica. Người bán vải dùng cây thước 1m để đo mét vài đầu tiên, sau đó cứ gấp lên nhiều lần đế tính số lượng nhiều.

Thước mộc bằng gỗ, có độ dài bằng một chống cánh chỏ (0,4826m) (theo Taberd), dài 0,44m (theo Aubaret).

Thước nách của thợ mộc làm bằng gỗ, hình tam giác vuông cân, dùng đo góc vuông.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Thước Lỗ Ban

Thợ sắt cũng dùng thước này khi canh ke cửa sổ. Thước Lỗ Ban là loại thước mộc thời xưa dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ. Hiện nay thước có chiều dài 5m, 7,5m, 10m.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Thước dây thợ may.

Hiện nay sử dụng thước dây dùng đo đất dài đến 50m. Thước lá bằng sắt dài 50, 100cm. Thợ sắt dùng thước kéo dài 7, 10m…

1 thước củi mỗi bề là 1x1m, không tính độ dài khúc củi. Cát, đất, đá, xà bần, gỗ, nước, xăng, dầu thì đo bằng mét khối (m3), gọi tắt là khối.

Chuyện đếm

Các loại cây như tre, tràm, cây gòn, cây vông làm nọc tiêu… trong mua bán đơn vị tính bằng cây. Các loại trái to như như mít, đu đủ, thơm… tính bằng trái, kiểu như bầu, bí 10.000đ/3 trái khá phổ biến trong mua bán hiện nay.

Rau, cải ngày xưa bán , cứ bó bó to mà có mức giá quy định. Đồ hàng bông như bắp cải, bông cải thì bán bắp, tức nguyên 1 cái.

Lá chuối tươi, lá chuối khô để gói bánh, gói hàng thì tính theo xấp. 1 xấp có 4 tàu, xé ra thành 8 tờ. Người bán có lòng thì phân ra các loại lá lớn nhỏ khác nhau để theo từng xấp, vì giá khác nhau.

Chuối thì tính quày (buồng), nải. 1 quày có nhiều nải. Nếu bán nguyên quày thì khuyến mãi luôn những nải chót có trái nhỏ không ngon bằng các nải ở phía trên. Dừa nước, trái thốt nốt cũng bán nguyên cả quày hoặc chiết ra bịch để bán lẻ.

Các loại bánh tính bằng cây, bánh in thường 1 cây là một miếng hình chữ nhật, bánh in nhưn đậu xanh 1 cây 10 cái. Banh xà lam xưa cũng 10 cái/cây, nay chỉ còn 6 cái.

Thuốc rê tính miếng, khi bán cho kèm cuộc giấy quyến để vấn thuốc. 1 cây đường cát trắng, đường cát vàng có trọng lượng 12kg, bỏ trong giấy xi măng vàng để bảo quản, khi mua chỉ tính tiền 10kg thôi. Còn 1 cây đường thùng có trọng lượng 22kg, chứa trong thùng nhựa có gợn sóng, luôn luôn là màu đỏ. Đường tán có hình oval, 42 miếng là 1kg. Đường được đóng trong bịch 12 miếng, ngày xưa dùng kho thịt cá, ăn cháo, uống với nước trà đãi khách. (theo Võ Hồng Như).

1 vỉthuốc Tây có 10 viên, 1 hộp có từ 2-5 vỉ. 1 kết bia, nước ngọt có 20 chai, 1 thùng thì có 24 lon, thùng nhỏ chỉ có 6 lon. 1 gram giấy photo có 500 tờ. 1kw điện bằng 1.000w, gọi tắt là “”. 1km bằng 1.000m, dân gian gọi là “cây số”.

Trong khi mâm cỗ, mâm đám cưới ở miền Bắc chỉ có 6 người, thì ở Nam bộ 1 bàn đám cưới có 10, 12 chỗ ngồi.

Rắc rối nhất là cách tính “chục”, nhất là chục trái cây ở miền Tây Nam bộ. Chục dùng để chỉ 10 hoặc trên mười. Chục chẵn/chục mười/chục trơn là đúng con số mười đơn vị hàng hóa.

Bảy với ba, anh kêu rằng một chục

Tam tứ lục, anh tính cửu chương.

(ca dao)

Chục đủ đầu/chục có đầu là chục có trên mười đơn vị, số lượng tùy loại hàng hoặc tùy vùng. Chục 11: khi mua chục thuốc giồng, người bán đưa một xấp 10 rê cột dây sẵn và 1 rê rời gọi là rê đầu. Đối với trái cây thì tính chục gồm 12, 14, 16, 18… đến 24 trái! Trong cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hiến Lê cho biết, ở tỉnh Tân An, 1 chục trái cây được tính từ 12, 14 cho đến 16 trái.

Tỉnh Long Xuyên và tỉnh Sa Đéc cũng áp dụng cách tính này. Vùng Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp tính chục trái cây 12 (dừa khô, măng cụt, thơm, xoài, trầu…). Bến Tre, Vĩnh Long trước đây, bắp, xoài tính chục 16. Ở Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) chục trái cây là 12, nhưng ở Mỏ Cày cũng thuộc Bến Tre lại là chục 14. Trước 1975, ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) tính 1 chục 18. Cau ăn trầu tính chục 16 quả.

Ở Sóc Trăng trước đây tính chục 14 trái, sau năm 1975 chục chỉ còn 12. Hiện nay ở Trà Vinh vẫn còn cách tính chục trái cây 12, 14 trái đối với dừa tươi, cam, quýt, cau hay trước đây 1 bó mía vẫn là 12, 14 cây, nay mía cũng được bó lại để cân ký luôn.

Ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện nay bắp vẫn tính chục 10 hoặc 12 trái. Còn ở Bình Phước 1 chục bắp có nơi lên đến 16, 18 trái.

Các loại bánh ú, bánh ít, bánh cúng, bánh dừa, bánh xếp… cũng đều là chục 12 cái. Có người để dễ bán họ tăng lên chục 14 cái.

Lố (tá) là chục có đầu, 12 đơn vị hàng hóa, ví dụ như trứng gà, trứng vịt, ly, tách, bàn chải… nửa lố thì 6 cái. Nhưng chén, tô, dĩa, bình thì 1 chục chỉ có 12 cái. Cách tính chục đủ đầu là hình thức ưu đãi cho người mua về bán lẻ, người mua chỉ phải trả tiền cho số chục trơn.

Trăm là số đếm của 1.00, dùng để tính các mặt hàng có số lượng lớn như bánh tráng, gạch, giạ gạo, cây, trái cây…

Thiên là số đếm của 1.000. Trong buôn bán người ta dùng thiên trơn (chẵn 1.000 đơn vị đồ vật).

Thiên có đầu tùy mặt hàng và tùy theo quy định của mỗi địa phương. Một thiên lá xé là một ngàn đôi lá xé làm hai, tức 1.000 tàu lá nguyên. Một thiên có đầu là 1.100 (thuốc rê), 1.200 (dừa khô).

Tiếng đồn con gái Thủ Biên,

Bạc Liêu đi cưới một thiên cá mòi

(Bùi Thanh Kiên, Phương ngữ Nam bộ ghi chép và chú giải, tập 2).

Chỉ duy nhất 1 thiên lúa lại là 100 giạ, nhiều sách vở hay nhầm là 1.000 giạ bởi chữ “thiên” của nó. 1 thiên gạch có 1.000 viên. 1 thiên măng cụt gồm 1.000 trái, loại trái cây có giá trị thứ hai sau sầu riêng. Hiện nay, 1 thiên trái cây chỉ có giá trị là 1.000 đơn vị.

Muôn là 10.000 đơn vị, dùng cho các số đếm lớn như lá lợp nhà, gạch xây dựng… Khi thu mua lúa gạo người ta dùng thẻ đếm, để tính số lượng lúa bán cho lái buôn. Những nhà khá giả có nhiều ruộng ở nông thôn Nam bộ sử dụng ba loại thẻ: cỡ nhỏ (thẻ 1 giạ), cỡ trung (thẻ 10 giạ), cỡ lớn (thẻ 100 giạ = thẻ thiên).

Thẻ tính số lượng gạo để tính số lượng gạo vác từ ghe lên kho nhà máy chế biến lương thực, được chở từ miền Tây lên. Để kiểm soát được số lượng lương thực khuân vác từ ghe lên kho, người chủ ghe dùng thẻ đếm này phát cho các công nhân vác gạo, cứ 1 bao gạo để vác lên thì người chủ kho thu 1 thẻ. Trước 1975, gạo đựng trong bao chỉ xanh, bao dây đay có sọc xanh (100kg, gọi là bao tạ), nay chỉ dùng bao 50kg.

Ít nhất từ thập niên 1960, ở Nam bộ đã phổ biến bàn tính có nguồn gốc từ Trung Quốc, dùng để tính toán, áp dụng cho phép tính cộng trừ.

1 tạ lợn hơi được bao nhiêu kg thịt

Bàn tính Tàu (ảnh tư liệu)

Bàn tính có hình chữ nhật, ở giữa có thanh gỗ chia làm hai ô lớn nhỏ. Có 15 thanh sắt nằm dọc theo chiều bàn toán để xâu các con tính vào (các con tính hình khối tròn ở giữa có lỗ). Ở các ô lớn mỗi hàng có 5 con tính, ô nhỏ mỗi hàng có 2 con tính, tổng cộng 105 con tính.

Cách tính: để bàn tính nằm ngang trước mặt, tất cả các con tính đặt về phía cạnh của khung, tính từ phải sang trái (hàng 1 là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn).

Hàng 1: hàng đơn vị, mỗi con tính là 1 đơn vị tính; hàng 2: mỗi con tính là 5 đơn vị tính, khi 5 con tính đã được sử dụng hết thì thay bằng 1 con tính ở hàng 2 (theo Kiều Đào Phương Vy). Người Việt cũng dùng bàn toán này, nhưng người Hoa dùng nhiều hơn. Hồi tôi học cấp 1, nhà trường có dạy học sinh cách dùng bàn tính này.

Hệ thống đo lường cùng với cách thức giao dịch trong cân, đong, đo, đếm phản ảnh trình độ kỹ thuật, phương thức sản xuất, sản phẩm hàng hóa, cách thức sáng tạo ra các đơn vị tính toán và cả tâm tính, thói quen, đạo đức của người dân Nam bộ trong mua bán.

Xem thêm: 4 Feet 11 Inch Bằng Bao Nhiêu Cm, M, Mm, ? Cách Quy Đổi Chính Xác Nhất

Qua đây cho thấy rõ sự tiến bộ của công nghệ trong việc định chuẩn các đơn vị đo lường theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh và cả văn hóa trong mua bán.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: quy đổi