30 của 20tr là bao nhiêu

Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.

Về cơ bản, phương pháp tính lãi [công thức tính lãi] sẽ khá giống nhau và cùng tuân theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Dưới đây là các loại lãi suất và cách tính lãi suất vay ngân hàng cơ bản mà khách hàng cần nắm được để đảm bảo cho kế hoạch tài chính của bản thân.

Tham khảo:

Bất động sản Hải Phòng: 5 dự án đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ

Dự án Đà Nẵng: 6 dự án bất động sản tiềm năng tại Đà Nẵng 2019

Các hình thức lãi suất phổ biến

Lãi suất vay ngân hàng mà khách hàng thường thấy là con số phần trăm trên một năm, ví dụ lãi suất cho vay 15% - 18%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn cho gói vay, một số tổ chức đã niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/ tháng đồng nghĩa là 12%/năm. Nếu bạn thấy một con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng nhé! Đồng thời cũng nên xác thực lại thông tin mà bạn đọc được để tránh rủi ro hoặc lừa đảo.

Lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho hình thức lãi suất cố định là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.

Ví dụ: Anh Trần Văn A vay số tiền 30 triệu trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là 300 nghìn đồng [30 triệu x [12%/12]] trong suốt 1 năm.

Lãi suất thả nổi [Lãi suất thay đổi, biến động]

Mức lãi suất thay đổi này áp dụng tùy theo quy định và chính sách theo từng giai đoạn của các ngân hàng. Mức lãi suất này thông thường sẽ bao gồm: Chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B vay thế chấp số tiền 30 triệu trong 1 năm với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ biến động.

Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải trả mỗi tháng sẽ là 300 nghìn đồng [30 triệu x 1%] trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ phụ thuộc vào lãi suất hiện tại của thị trường. Mức lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.

Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nổi này.

Lãi suất hỗn hợp

Với cách tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức này, lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất [10%] được áp dụng cho người đứng đầu [100$, dẫn đến 10$ lãi] và lãi tích lũy [10$, dẫn đến 1$ lãi], với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Cách tính lãi suất vay vốn ngân hàng thường được áp dụng

Lãi phải trả [hàng tháng] = [Dư nợ vay hiện tại x lãi suất x số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại] / 365

Hình thức tính lãi suất vay ngân hàng này còn gọi là cách tính lãi theo dư nợ giảm dần. Tại thời điểm tính lãi dư nợ vay hiện tại là cơ sở để tính tiền lãi thực tế phải trả. Do vậy, khi khoản vay càng về sau thì tiền lãi hàng tháng phải trả sẽ giảm dần.

Ví dụ: Doanh nghiệp A vay 200 triệu để đầu tư cho dự án mới với mức lãi suất ước tính 26%/năm. Đến nay, khoản vay này đã được hơn 380 ngày. Giả sử mỗi tháng đều trả tiền lãi đầy đủ. Vậy phần lãi phải trả tháng tiếp theo = [200.000.000 x 26% x 380]/ 365 = 54,136,986 VNĐ

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng cách tính lãi xuất vay vốn ngân hàng dựa vào dư nợ gốc ban đầu. Phổ biến là các sản phẩm vay trả góp số tiền nhỏ và khách hàng phải trả hàng tháng một số tiền cố định bao gồm cả lãi và gốc. Hình thức này đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi sự tiện lợi khi thanh toán và nằm trong khả năng chi trả với những người có thu nhập không cao

Cách tính phần trăm là một trong những công thức toán học được ứng dụng nhiều nhất vào thực tế. Từ công thức phần trăm cơ bản, các bạn có thể áp dụng để tính toán chính xác được tỉ lệ cũng như tương quan trọng số trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở bài viết này, Ben Computer sẽ liệt kê cụ thể cho các bạn cách tính phần trăm giảm giá, thuế, chiết khấu,… một cách chi tiết nhất.

Hướng dẫn cách tính phần trăm chi tiết, đơn giản, dễ hiểu

TÓM TẮT NỘI DUNG

I. Công thức tính phần trăm cơ bản

Cách tính phần trăm thường được áp dụng trong các trường hợp sau: So sánh tỷ lệ của một yếu tố so với yếu tố còn lại hoặc xác định trọng số của một nhân tố so với tổng số.

Công thức tính phần trăm thông thường như sau:

  • Tính tỉ lệ của a so với b: [a/b] x 100%
  • Tính tỉ lệ của b so với a: [b/a] x 100%

Ví dụ 1: Hai bạn Lan và Huy cùng nhận một công việc gấp lì xì cho một cửa hàng nhỏ để chuẩn bị cho dịp Tết, trong 1 tuần, bạn Lan gấp được 120 chiếc trong khi đó, bạn Huy gấp được 200 chiếc. So sánh tỉ lệ phần trăm số lì xì bạn Lan gấp được với số lì xì của bạn Huy.

=> 120/200 x 100% = 60%

=> Số lì xì bạn Lan gấp được chỉ bằng 60% số lì xì bạn Huy gấp được.

Cách tính phần trăm cơ bản

Ví dụ 2: Lớp A có 30 học sinh, trong đó có 20 học sinh giỏi và 10 học sinh khá. Tính lần lượt tỉ lệ phần trăm số học sinh giỏi và học sinh khá so với tổng số học sinh trong lớp.

=> Tỉ lệ phần trăm số học sinh giỏi so với tổng số học sinh: [20/30] x 100% = 66,7 %

=> Tỉ lệ phần trăm số học sinh khá so với tổng số học sinh: [10/30] x 100% = 33.3 %

Ngoài ra, dựa trên tỉ lệ phần trăm và một yếu tố, từ công thức tính phần trăm, các bạn có thể tính được yếu tố còn lại.

Công thức: a chiếm c% b, tính a => a = [b/100] x c

Ví dụ: Tổng số bi là 30 viên. Trong đó 10% là bi đỏ. Tính số bi đỏ.

=> Số bi đỏ là: [30/100] x 10 = 3 viên

II. Ứng dụng tính phần trăm vào thực tế

1. Cách tính phần trăm chiết khấu giảm giá

Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với những voucher giảm giá 10%, 20% khi đi mua hàng hóa. Vậy làm thế nào để tính được cụ thể số tiền được giảm khi biết phần trăm giảm giá.

  • Công thức:

Số tiền được giảm = [Số tiền gốc/100] x phần trăm giảm giá

  • Ví dụ: Một chiếc áo có giá 350.000 đồng. Cửa hàng tri ân khách hàng, giảm giá 20% toàn bộ sản phẩm. Vậy số tiền được giảm là bao nhiêu?

=> Số tiền được giảm = [350.000/100] x 20 = 70.000 đồng

Cách tính phần trăm giảm giá

2. Cách tính phần trăm lương

Thông thường, công thức tính phần trăm cũng được áp dụng khi tính lương theo hoa hồng nhận được từ tổng doanh số bán hàng.

Công thức:

a = [b/100] x c %

Trong đó: a là lương được nhận, b là doanh số bán từ quá trình làm việc, c là phần trăm hoa hồng được công ty quy định.

Cách tính phần trăm lương

Ví dụ: Theo quy định của một trung tâm Tiếng Anh, một nhân viên bán hàng sẽ được hưởng lương 10% trên tổng doanh số bán hàng. Trong tháng này, bạn X tư vấn và ký thành công với 10 bạn học viên. Tổng doanh thu của bạn là 32.000.000 đồng.

=> Như vậy, lương tháng này của bạn là: [32.000.000/100] x 10% = 3.200.000 đồng

3. Cách tính phần trăm lãi suất

Cách tính phần trăm lãi suất thường được áp dụng trong trường hợp muốn xác định số tiền lãi nhận được khi gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Thông thường, gửi tiết kiệm trong ngân hàng sẽ được chia theo kỳ hạn: bạn có thể gửi không thời hạn, gửi theo tháng, theo năm,… Đối với mỗi loại, % lãi suất sẽ khác nhau.

Công thức:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất[ % năm] x [Số ngày gửi/365]

Ví dụ: Bà A gửi 100.000.000 tiền tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank với thời hạn 2 năm [24 tháng]. Lãi suất quy định được nhận là 7% 1 năm.

=> Như vậy, số tiền lãi nhận được sau 2 năm là: 100.000.000 x [7/100] x [730/365] = 14.000.000 VNĐ

Cách tính phần trăm lãi suất

4. Cách tính phần trăm lợi nhuận

Về cơ bản, cách tính phần trăm lợi nhuận được áp dụng trong kinh doanh, khi so sánh phần lợi nhuận đạt được so với tổng doanh thu khi đầu tư hoặc bán hàng.

Công thức: 

% lợi nhuận = [ Năm sau – Năm trước]/ Năm trước x 100

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có mức doanh thu năm 2020 là 200 tỷ đồng, doanh thu năm 2019 là 150 tỷ đồng.

=> Như vậy, phần trăm lợi nhuận của công ty sẽ được tính theo công thức:

%lợi nhuận = [ 200 – 150 ]/150 x 100 = 33,33 %

Cách tính phần trăm lợi nhuận

III. Hướng dẫn cách tính phần trăm trong Excel

Khi sử dụng Excel, thay vì tính thủ công phức tạp, các bạn có thể sử dụng công thức phần trăm trong Excel để việc tính toán trở nên đơn giản hơn.

Để thực hiện các tính phần trăm trên Excel, bạn thực hiện như sau: Chọn ô bạn đặt công thức tính phần trăm => chọn Home => Tại mục Number, chọn biểu tượng %.

Ví dụ: Tại ô D2, các bạn muốn tính kết quả phần trăm của B2/C2, hãy nhập = B2/C2 => Trong tab Home, tại ô Number, chọn biểu tượng % => Enter. Sau đó, kết quả ô sẽ hiển thị % được làm tròn như bên dưới.

Nhập công thức => chọn biểu tượng phần trăm như ảnh

  • Ngoài ra, nếu muốn tính phần trăm một ô trên một tổng, các bạn có thể áp dụng công thức tham chiếu như ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Nếu muốn tính phần trăm của ô C2 với tổng ô C7 và ô C7 các bạn để hàm Sum thì hãy sử dụng tham chiếu: $C$7 => công thức: C2/ $C$7

Việc sử dụng tham chiếu phù hợp khi ô được tham chiếu có giá trị phụ thuộc vào các ô khác. Như trong ví dụ thì ô C7 đặt hàm Sum, giá trị phụ thuộc vào các ô từ C2 đến C6. Khi bạn sử dụng công thức có chứa tham số thì dù giá trị ở các ô C2 đến C6 thay đổi, các bạn vẫn được trả về kết quả đúng tương ứng với sự thay đổi đó.

Nhập công thức có tham chiếu như hình

Kết luận: Trên đây, Ben Computer đã đưa ra cho các bạn chi tiết cách tính phần trăm cơ bản cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống. Hy vọng bài viết đã đáp ứng đầy đủ thông tin các bạn cần. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải thích thêm, hãy comment xuống phía dưới để Ben Computer biết nhé!

Chủ Đề