Ai là vị vua cuối cùng nhà mạc

Bà hoàng được nói đến vốn họ Bùi, không rõ tên thật là gì và xuất thân ra sao. Sử cũ chỉ đề cập đến bà một cách tản mạn và mờ nhạt, nhưng nếu xâu chuỗi các chi tiết ấy lại, chúng ta cũng phát họa được đôi nét về con người này.

Bà sống vào buổi hoàng hôn của vương triều Mạc và đã kết thúc cuộc đời ni thảm khi chí lớn chưa thành…

Tuổi trẻ nhập cung, vận số hanh thông

Hoàng đế thứ tư của triều Mạc là Mạc Tuyên Tông [1547-1564] lên ngôi từ thuở ấu niên, chưa thể xử trí việc nước. Mọi việc đều do thân vương phụ chính Mạc Kính Điển thay thế lo liệu.

Mạc Kính Điển là người hùng tài đại lược, dốc chí giúp lập nên cơ nghiệp nhà Mạc vững chắc khi cuộc chiến tranh Lê-Mạc vẫn đang ác liệt. Mạc Tuyên Tông nhờ đó được trưởng thành trong nhung lụa.

Khi Mạc Tuyên Tông khôn lớn, triều đình bàn định chọn phi tần cho ông. Cô gái họ Bùi là một trong số những giai nhân được tuyển chọn. Đây là bước khởi đầu để cô tiến đến ngôi vị Hoàng Thái hậu sau này.

Giữa muôn vàn đóa hoa nơi hậu cung, cung phi họ Bùi nhờ có dung nhan hơn người và biết cách lấy lòng Hoàng đế nên dần chiếm được sự sủng hạnh của Mạc Tuyên Tông. Chẳng bao lâu sau khi nhập cung, cô vui mừng phát hiện mình đã mang thai. Đến kì hạn, cô sinh hạ một vị hoàng tử, đặt tên là Mậu Hợp. Đây là hoàng tử đầu tiên của Tuyên Tông. Vị vua trẻ rất đỗi hân hoan, phong đứa trẻ làm Thái tử. Khỏi phải nói, phi tần họ Bùi sung sướng đến nhường nào.

Năm 1564, khi Mạc Mậu Hợp vừa tròn 1 tuổi thì Tuyên Tông bỗng mắc bệnh nặng từ trần. Lúc ấy Bùi cung phi trên dưới 20 tuổi. Mạc Mậu Hợp lên kế vị. Bùi cung phi được phong làm Thái Hậu. Mạc Kính Điển tiếp tục làm đại thần phụ chính.

Tuổi trẻ đã thành quả phụ nhưng sự quyền quý không mất mà còn tăng thêm, nên sau nỗi đau mất chồng, Bùi Thái hậu cũng dần vui hưởng cuộc sống nhàn nhã, uy nghi trong thân phận mới. Bà không phải buông rèm nhiếp chính. Mọi việc nước đã có Mạc Kính Điển lo.

Năm 1580, Mạc Kính Điển mất. Triều Mạc mất đi cột trụ vững chắc nhất. Kể từ đây, triều Mạc mất dần thế thượng phong trong cuộc chiến với nhà Lê. Cũng kể từ đây, quãng đời bình yên của Bùi Thái hậu chẳng còn duy trì được bao lâu nữa.

Quân vương và mĩ nhân [tranh minh họa].

Phục quốc không thành, ôm hận mà chết

Lúc Mạc Kính Điển mất, Mạc Mậu Hợp đã 17 tuổi, có thể tự đảm đương việc nước. Nhưng đã quen vô tư hưởng thụ, Mậu Hợp phong em trai Mạc Kính Điển là Đôn Nhượng làm phụ chính, kế tục nhiệm vụ của anh trai. Có Đôn Nhượng rồi, Mạc Mậu Hợp chẳng mấy bận tâm triều chính nữa, đêm ngày ra sức ăn chơi, mê đắm tửu sắc.

Chẳng ngờ, Mạc Đôn Nhượng là người kém tài, từ ngày chấp chưởng triều chính, bên trong thì để cho chính sự ngày một rối ren, bên ngoài thì bị quân nhà Lê liên tục tấn công. Ngày tàn của họ Mạc đang đến gần.

Cuối năm 1592, quân Lê phát động cuộc tấn công đại quy mô. Mạc Mậu Hợp cũng điều binh quyết một trận ăn thua. Kết cục, quân Mạc đại bại, kinh thành Thăng Long thất thủ. Mạc Mậu Hợp chạy trốn. Hoàng gia cùng bá quan tan tác. Bùi Thái hậu và một người con trai Mậu Hợp cùng tùy tùng cũng xiêu dạt, long đong ẩn nấp trong dân.

Một thời gian sau, Mạc Mậu Hợp bị quân Lê bắt và xử tử. Bùi Thái hậu hay tin vô cùng đau đớn. Cơ nghiệp triều Mạc gây dựng từ 1527 đến đây sụp đổ, trong phút chốc, Bùi Thái hậu trở thành bà hoàng vong quốc. Tuy vậy, không đau thương quá mà thành bi lụy, bà vẫn biết ẩn nhẫn chịu đựng, cùng với những người thân cận mưu tính kế sách khôi phục vương triều.

Bùi Thái Hậu biết cách giấu mình, nhân khi quân nhà Lê còn mải mê đánh dẹp những người ủng hộ nhà Mạc ở nhiều nơi để ngấm ngầm chiêu tập lực lượng, chờ cơ hội vùng dậy.

Bảy năm sau, cơ hội ấy đã đến. Tháng 6 năm 1600, do nội bộ có loạn lớn, vua nhà Lê phải bỏ thành Thăng Long rút về Thanh Hóa. Các thế lực tàn dư họ Mạc liền trỗi dậy. Bùi Thái hậu nhân thế bèn đem toàn bộ lực lượng ra chiếm giữ Thăng Long. Bà tự xưng Quốc Mẫu, xuống lệnh chiêu tập các quan chức cũ, ban thưởng cho những người dưới quyền. Bà cho đón Mạc Kính Cung [con trai Mạc Kính Điển, đang cầm đầu một lực lượng khá mạnh] lập làm Hoàng đế. Trong một thời gian ngắn, triều Mạc được khôi phục, có đủ ngôi vua, kinh đô, văn võ triều thần với lực lượng binh lính đến vài vạn người.

Nhưng việc đời nhiều khi không thể lường trước. Hai tháng sau, tháng 8 năm 1600, quân đội nhà Lê ồ ạt kéo ra. Quân Mạc khá đông nhưng là đội quân mới tập hợp, khả năng chiến đấu kém nên bị đẩy lùi nhanh chóng. Quân Lê tiến vây thành Thăng Long, công thành quyết liệt. Thành thất thủ, Mạc Kính Cung nhanh chân chạy thoát. Bùi Thái hậu bị bắt và bị giết chết ngay sau đó. Cơ nghiệp triều Mạc vừa mới phục hồi, trong giây lát đã tan thành mây khói.

Kết thúc bi thảm khi tâm nguyện chưa toại, đó là bi kịch đối với Bùi Thái hậu. Nhà Mạc đã mất hết vai trò lịch sử nên không thể khôi phục được nữa. Sau khi bà chết, lực lượng còn lại của họ Mạc rút lên Cao Bằng, yên vị tại đó cho đến năm 1677 thì bị nhà Lê tiêu diệt hẳn.

Nguyễn Thanh Tuyền

Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Đăng Dung [1527-1529] 

Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Dương] là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển [Tể tướng] thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết.

Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua.

Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc.

Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương.

Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.

Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Đăng Doanh [1530-1540] 

Mạc Đăng Doanh là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Tháng Giêng năm 1530 Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn cha làm Thái thượng hoàng. 

Mạc Đăng Doanh làm cung điện nguy nga ở Cổ Trai để Thái thượng hoàng sống ở đó vui thú điền viên, nhưng ngụ ý là trấn giữ một vùng quan trọng làm ngoại viện cho Mạc Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của quốc gia.

Từ khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua thì ở Thanh Hoá, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dựa vào rừng núi ở biên giới Việt - Lào lãnh đạo lực lượng trung hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh. Năm Quý Tỵ - 1533, các cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh lên làm vua gọi là Lê Trang Tông.

Dưới triều nhà Mạc, cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng Nguyên dưới triều Mạc Đăng Doanh.

Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý - 1540, Mạc Đăng Doanh chết, ở ngôi được 10 năm.

Mạc Hiến Tông - Mạc Phúc Hải

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Phúc Hải [1541-1546]

Mạc Phúc Hải là con trưởng của Mạc Đăng Doanh, được ông nội là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập làm vua vào năm Tân Sửu - 1541.

Thời Mạc Phúc Hải đã tiến hành chia cấp lộc điền, đặc biệt ưu tiên binh sĩ, vì lực lượng quân sĩ to lớn được nuôi dưỡng để chống lại nhà Lê trung hưng [Nam Triều].

Ngày 8 tháng 5 năm Bính Ngọ - 1546, Mạc Phúc Hải chết, ở ngôi vua được 5 năm. Con trưởng là Mạc Phúc Nguyên kế vị.

Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Phúc Nguyên [1546-1561] 

Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua vào tháng 5 năm 1546, lúc đó còn nhỏ tuổi, mọi công việc triều chính đều do chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán cả.

Tháng 7/1557, Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoá. Quân Mạc thua to, Mạc Kính Điển phải nhảy xuống sông ẩn nấp suốt 3 ngày mới thoát chết.

Đến năm Kỷ Mùi - 1559, quân Lê - Trịnh mở cuộc tấn công vào hậu phương của nhà Mạc ở Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Hải Dương... Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ ở ngoài thành Đông Đô.

Tháng 12/1561, giữa lúc cuộc chiến Lê - Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bệnh đậu mùa. Mạc Phúc Nguyên làm vua được 15 năm.

Mạc Mậu Hợp

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Mậu Hợp [1562-1592]

Mạc Mậu Hợp là con cả của Mạc Phúc Nguyên, năm 1562 lên ngôi vua hãy còn bé, ứng vương Mạc Đăng Nhượng [con út Mạc Đăng Dung] làm Nhập nội phụ chính ẵm Mạc Mậu Hợp ra coi chầu, tôn ông chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm Khiêm đại vương cùng trông coi việc triều chính. 

Ngày 21 tháng 2 năm Mậu Dần - 1578, Mạc Mậu Hợp bị sét đánh ở trong cung, liệt nửa người, sau chữa thuốc lại khỏi, bèn đổi niên hiệu là Diên Khánh.

Tháng 10 năm Canh Thìn - 1580, Phụ chính Mạc Kính Điển, trụ cột của triều Mạc chết, ứng vương Mạc Đăng Nhượng giữ quyền phụ chính quyết định mọi việc nhưng lại thường về sống ở Dương Kinh vì vậy việc triều chính bê bối không ai quyết đoán. 

Năm 1581, Mạc Mậu Hợp bị chứng thong manh, chữa mãi mới khỏi. Khỏi bệnh, Mạc Mậu Hợp lao vào ăn chơi truỵ lạc. Chính sự nhà Mạc ngày càng đổ nát, binh lực suy yếu, lòng người ly tán. 

Ngày 25 tháng 11 năm 1592, thủy quân Lê - Trịnh gồm 300 chiến thuyền đánh vào các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Kinh Môn [tỉnh Hải Dương ngày nay]. Quân Mạc tan vỡ, dư Đảng nhà Mạc xin hàng Trịnh Tùng rất đông. Mạc Mậu Hợp chạy trốn, bị bắt giải về kinh đô Đông Đô, bị treo sống 3 ngày rồi bị chém đầu ở bãi cát Bồ Đề. Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua được 30 năm, khi chết 31 tuổi.

Con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Toàn chạy trốn, sau bị quân Trịnh bắt được đem chém đầu tại bến Thảo Tân. 

Họ Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời thì mất, tổng cộng được 65 năm.

Con cháu nhà Mạc theo lời dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rút lên Cao bằng, còn kéo dài được đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:

Mạc Toàn [1592-1592] 

Mạc Kính Chỉ [1592-1593]

Mạc Kính Cung [1593-1625]

Mạc Kính Khoan [1623-1625]

Mạc Kính Vũ [1638 - 1677]

Như vậy nhà Mạc tồn tại đúng 150 năm.

Video liên quan

Chủ Đề