Người đứng đầu nhà nước ở Ai Cập cổ đại La Ai

Nhà nước Ai Cập cổ đại đã được hình thành từ thời Tảo kỳ vương quốc trong quá trình thống nhất hai miền Thượng và Hạ thành một quốc gia Ai Cập thống nhất. Mặc dù ngay từ thời đó, nhà nước Ai Cập đã mang tính chất tập trung chuyên chế, nhưng bộ máy mới được thiết lập, chưa được hoàn chỉnh và củng cố.

Đến thời Cổ vương quốc, chính quyền trung ương tập quyền được củng cố, quân đội được tăng cường để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến tranh xâm lược nước ngoài và đàn áp, bóc lột nhân dân ở trong nước. Nhờ thế, bộ máy nhà nước đã dần được hoàn chỉnh và phát huy quyền lực của nó.

Tầng lớp thống trị

Pharaông đứng đầu nhà nước và có quyền tối cao

Đứng đầu bỏ máy nhà nước đó là Pharaông – “Ngài ngự trong cung điện”. Pharaông có quyền sở hữu lối cao toàn bộ đất đai trong cả nước và dùng ruộng đất đó cùng với của cải và nô lệ để ban tặng cho bà con thân thích, cho quan lại và tăng lữ cấp cao. Pharaông được coi như một vị thần sống. Mọi mệnh lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt chẽ hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bãi nhiệm, bãi miễn hoặc trừng phạt bất cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thần dân, Pharaông còn kiêm chức năng thẩm phán tối cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ.

Pharaông còn được coi là con của thần Ra – thần Mặt trời. Sau khi vua chết, xác ướp được giữ lại trong các lăng mộ, tức là trong lòng các ngọn Kim tự tháp hùng vĩ. Dưới chân tường Kim tự tháp, người ta tạc tượng Xphanh [Sphinx – nhân sư] khổng Iồ lừ một khối đá nguyên cao tới 20m, đầu người, mình sư tử, tượng trưng cho Pharaông có sức mạnh của sư tử và trí thông minh của con người.

Các quan lại và quý tộc

Dưới vua và để giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương do một Vidia [Vizir] như Tể tướng điều hành công việc hành chính. Vidia nắm giữ hầu hết các chức năng quan trọng của nhà nước như tư pháp, thu thuế, xây dựng các công trình công cộng và thủy lợi.

Dưới Vidia là một hộ máy quan liêu cồng kềnh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các thư lại gọi là Scơribơ [Scribes] là tầng lớp người có học vấn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính quan trọng nhất là các “nôm” hay châu do các nômmacơ tức là các chúa châu cai quản. Chúa châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối cùng, ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản.

Hệ thống chính quyền nhiều cấp, cồng kềnh và quan liêu này đã tạo nên một tầng lớp quý tộc quan lại hết sức đông đảo.

Tăng lữ

Cùng với quý lộc quan lại, tầng lớp quý tộc tăng lữ cũng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần của quý tộc quan lại: chúng tìm mọi cách thần thánh hóa nhà vua và chính quyền nhà nước. Vì thế tăng lữ cũng có quyền hành rất lớn và được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt.

Tầng lớp bị trị

Nông dân công xã

Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc đó là nông dân công xã. Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua các công xã. Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình thủy nông và các công trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ.

Thời Cổ vương quốc, nhà nước thường lệnh cho các địa phương thống kê ruộng đất, số người, súc vật… trong cả nước sau một kì hạn nhất định, có lẽ là để đánh thuế và bắt phu.

Nộ lệ

Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi nô lệ là Jets có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến tranh. Nô lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ yếu sinh sống, lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có. Tuy nhiên, trên tường đá của các cung điện hay lăng mộ, người ta cũng thấy những bức phù điêu miêu tả cảnh nô lệ cày cuốc, trồng trọt, gặt hái, hoặc làm các nghề thủ công khác nhau. Cảnh nô lệ bị hành hạ, đánh đập và cả cảnh mua bán nô lệ nữa.

Tầng lớp trung gian

Ngoài ra, trong xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân với số lượng không nhiều. Họ là tầng lớp trung gian, nên thân phận và địa vị của họ cũng không có gì nổi bật.

Kết luận

Như vậy, trong xã hội Ai Cập thời Cổ vương quốc, kết cấu giai cấp đã khá hoàn chỉnh. Giai cấp thống trị tìm mọi cách để bóc lột được nhiều nhất sức người, sức của của nhân dân lao động, phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược và cho nhu cầu hết sức tốn kém của chúng.

Mâu thuẫn giai cấp ngày một gay gắt. Có thể nô lệ và dân nghèo đã vùng dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc nổi dậy vào thời kì cuối vương triều IV mà Điođor đã kể lại trong tác phẩm của mình.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

- Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư [còn gọi là vịnh Péc-xích].

Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

- Thuận lợi:

+ Các dòng sông cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.

+ Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông bồi đắp phù sa tạo nên những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

@1236380@

+ Các dòng sông còn trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Sông Nin - nơi nuôi dưỡng nền văn minh Ai Cập cổ đại

! Hê-rô-đốt - nhà sử học Hy Lạp cổ đại từng viết: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin".

- Thời gian: khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.

- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao và được người dân tôn kính như một vị thần.

Kim tự tháp Ai Cập - nơi chôn cất các Pa-ra-ông

- Thời gian: khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.

- Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội.

@1236097@

- Lịch pháp:

+ Cư dân Ai Cập làm ra lịch từ rất sớm. Theo lịch của người Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Họ cũng biết làm đồng hồ bằng cách đo ánh sáng mặt trời, một ngày chia làm 24 giờ.

+ Cư dân Lưỡng Hà dựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

@1236528@

- Quan niệm thế giới tâm linh: 

+ Cư dân Ai Cập tin rằng linh hồn có thể trở lại với thể xác để hồi sinh. Vì vậy, họ có tục ướp xác.

Mô phỏng quá trình ướp xác ở Ai Cập cổ đại

+ Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đều tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên, như thần Mặt trời, thần Sông Nin.

- Chữ viết: cư dân Ai Cập viết chữ trên giấy Pa-pi-rút, cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét [còn gọi là chữ hình nêm].

Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút của người Ai Cập cổ đại

- Toán học:

+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.

+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Bảng ghi chép các phương pháp tính toán của người Lưỡng Hà cổ đại

- Kiến trúc: cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

Vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà

! Với người Ai Cập cổ đại, kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình.

! Khu lăng mộ Gi-za [Ai Cập] và vườn treo Ba-bi-lon được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại.

1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Ai Cập nằm dọc sông Nin, Lưỡng Hà nằm bên lưu vực hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

- Các con sông giúp phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

- Nhà nước Ai Cập thành lập vào khoảng năm 3200 TCN, đứng đầu là Pha-ra-ông.

- Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều nhà nước thành bang ra đời ở Lưỡng Hà, đứng đầu là một En-xi.

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

Các cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã làm ra lịch, có những quan niệm về thế giới tâm linh, sáng tạo ra chữ, giỏi về toán học, xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ...

Video liên quan

Chủ Đề