Ăn thịt nhái có tốt không

Thời điểm này người dân quê tôi lại rủ nhau đi soi nhái cơm [*]. Nếu chú ý quan sát trong những cơn mưa chiều, bạn sẽ bắt gặp từng tốp thanh niên đeo đèn soi trên đầu, tay cầm vợt lưới có tra cán dài, ngang lưng buộc cái bọc xốp đi trên bờ vườn hay bờ ruộng để soi nhái.

Ếch, nhái từ xưa đã được vinh danh là “gà đồng” vì thịt ngọt, dai, ngon… Theo y học dân gian, thịt ếch, nhái có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tráng dương, lợi tiểu, giúp người bệnh phục hồi tốt sức khỏe… Còn theo y học hiện đại, thịt ếch, nhái có nhiều protein, calci, lipid, phospho, vitamin A, B, D, E và các khoáng chất khác...

[*]: Nhái cơm [còn gọi là ếch quát] hình dáng tương tự ếch nhưng chân dài, đùi thon, nhảy rất nhanh, trọng lượng bình quân 30-50 gram/con.

Họ âm thầm đi trong mưa, tai chú ý lắng nghe dàn hợp xướng của các “nhạc sĩ đồng quê” để đoán nơi tụ hội. Chỉ cần một vệt sáng đèn lướt qua, các “chú thím” nhái nhà ta bị lóa mắt ngồi chết trân.

Thế là chỉ cần một động tác gọn, nhẹ là dùng tay “chộp” nhanh cho vào túi. Nếu nhái xa tầm tay thì dùng vợt chụp. Đôi khi may mắn cũng “dính” được vài “chị ếch bà” nữa! Trong vài tiếng, nếu cần mẫn và có kinh nghiệm, một người có thể bắt được cả ký lô nhái dễ như chơi.

Mỗi khi nhắc đến con nhái cơm, ký ức tuổi thơ tôi còn đọng lại là món nhái cơm nướng mọi mang đậm nét khẩn hoang của thời cha ông mình đi mở cõi.

Sau khi soi nhái về, chúng tôi thường tập trung “chiến lợi phẩm” lại, rút rơm bên bờ ruộng đốt lên rồi liệng những con nhái cơm còn tươi nguyên cho vào lửa nướng chín. Chờ rơm tàn, dùng que tre khều nhái ra lột bỏ da, bộ đồ lòng, chân cẳng… phần còn lại là thịt nhái chấm với muối ớt ăn thật ngon lành.

Phóng toChiến lợi phẩm - Ảnh: T.Tâm

Nhái là món ăn dân dã chế biến kiểu nào cũng đặc sắc. Ngoài những món thông thường như nấu cháo, nấu cà ri, lăn bột chiên... có một món ăn nhanh, gọn, dễ làm mà “các đấng mày râu” rất khoái đó là nhái cơm chiên giòn.

Nhái bắt được hay mua ở chợ về cắt đầu, lột da, bỏ toàn bộ ruột, rửa nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Đổ nhái vào tô ướp muối, bột ngọt, tiêu hoặc ớt tùy khẩu vị khoảng 15 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, phi dầu, tỏi thơm rồi thả từng con vào chiên vàng để có thể ăn luôn cả xương.

Khi ăn, chỉ cần chuẩn bị sẵn dĩa rau thơm, chuối chát, dưa leo và gắp từng con đặt lên dĩa. Nếu muốn đậm đà hơn thì thêm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt là xong. Gắp miếng thịt nhái cơm chiên giòn cùng miếng dưa leo đưa lên miệng nhai sẽ nghe vị ngọt, béo, dai của thịt, giòn rụm của xương, dưa leo… tạo thành một “hợp khúc dân dã” khó quên.

Nhái còn gọi là ngóe, tên khoa học Rana limnocharir Boie. Trong thịt nhái chứa nhiều protein, lipid, các muối Ca, P, Fe và các vitamin B1, B2, PP…

Nhái còn gọi là ngóe, tên khoa học Rana limnocharir Boie. Trong thịt nhái chứa nhiều protein, lipid, các muối Ca, P, Fe và các vitamin B1, B2, PP…

Người ta thường bắt nhái vào đầu tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, lúc thời tiết ấm áp, đem về chặt bỏ đầu, các ngón chân, lột da, rồi mổ bỏ nội tạng, rửa sạch. Dùng tươi hoặc sao đen, đốt tồn tính tùy trường hợp chữa bệnh. Đặc biệt ở Hà Nội có món chả nhái thơm ngon là thức nhắm khoái khẩu của dân nhậu.

Đông y gọi nhái với tên thuốc là hà mô, trạch hoa hay thổ oa, được dùng chủ yếu trong dân gian làm thuốc chữa bệnh và cho rằng thịt nhái có vị ngọt cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, trừ cam tích, được dùng trong những trường hợp như chữa bệnh vàng da, chữa tâm thần bất ổn [theo Nam dược thần hiệu], hay dùng ngoài để chữa đinh râu, vết tụ máu bầm tím hoặc phối hợp với lá mua, lá cà pháo, hành hay rau răm, lá lốt… giã chung đắp ngoài chữa mụn nhọt, hột xoài, sâu quảng…

Tuy nhiên việc chữa bệnh bằng nhái nhiều khi lợi, song cũng nguy hiểm nhất là ở một số địa phương, còn dùng nhái giã nát, ép lấy nước uống sống để chữa phong tê đau, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết. Thậm chí nhiều người còn giã nhái sống, để đắp vào mắt chữa đau mắt đỏ, ngứa chảy nhiều nước mắt. Vì cho rằng đắp nhái có cảm giác mát dễ chịu hơn dùng các loại lá cây. Đây là việc làm rất nguy hiểm vì trong thịt nhái luôn có ấu trùng sán lá là vật trung gian truyền bệnh cho người.

Dưới đây là những cổ phương hay từ kinh nghiệm dân gian khi cần thiết có thể dùng.

* Chữa bệnh vàng da: Nhái dùng 1 con, làm sạch, băm nhỏ, trộn với phèn đen 12g, rồi cho vào một cái mề gà trống, nấu chín nhừ. Để nguội bỏ nhái và phèn đen, ăn mề gà [theo Nam dược thần hiệu].   

* Chữa tâm thần bất ổn: Lấy thịt nhái đốt tồn tính tán nhỏ, uống với rượu làm 2 lần trong ngày [Nam dược thần hiệu].

* Chữa mụn lở lâu ngày: Lấy thịt nhái bỏ ruột, sao đen, tán nhỏ, trộn với dầu vừng hay dầu lạc, đắp vào nơi mụn nhọt.\ [theo kinh nghiệm dân gian trị mụn nhọt lâu ngày].

* Chữa hột xoài: Dùng thịt nhái giã nhuyễn với củ hành rồi đem đắp vào nơi có hột xoài.

* Chữa đinh râu, vết tụ máu bầm tím: Lấy thịt nhái phối hợp với lá mua, lá cà pháo, giã nhỏ thêm ít nước vo gạo, gói vào băng gạc, cho vào nướng và đắp.

Chủ Đề