Ảnh chi hay phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng thanh long Bình Thuận

Dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng. Thị trường trong nước và xuất khẩu bị thu hẹp trong khi phí vận chuyển và kinh phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hạn chế, doanh thu không đủ chi khiến nhiều cơ sở kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp lao đao  

Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu, thôn Phú Sum, Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam là đơn vị sản xuất và kinh doanh thanh long xuất khẩu của Bình Thuận. Dịch bệnh khiến việc xuất khẩu bị chậm lại, giá thanh long xuống thấp, trong khi đó, ngoài các chi phí sản xuất, công ty có hơn 400 lao động làm việc thường xuyên.

Ảnh chi hay phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng thanh long Bình Thuận

Ông Trần Ngọc Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu.

Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu cho biết, DN rất cần Nhà nước hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp để có tiền trả lương cho công nhân, giữ chân người lao động và duy trì các hoạt động sản xuất.

“DN đang thua lỗ nhưng vẫn phải tiếp tục đầu tư để nuôi trồng cây vụ mới, nếu không đầu tư cây sẽ hư và DN sẽ phá sản. DN kiến nghị nhà nước xem có giải pháp nào cho DN vay thêm để có vốn xoay sở trong thời gian hiện tại nhằm chống chọi với dịch bệnh”, ông Hiệp khẩn thiết.

Cũng là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, mỗi năm HTX Thanh long Thuận Tiến, ở thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, xuất khẩu từ 600 – 1.000 tấn trái thanh long đạt chuẩn GlobalGAP sang thị trường châu Âu, Mỹ, Australia, Canada…với doanh thu rất lớn. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến chi phí vận chuyển tăng nên ảnh hưởng rất lớn nguồn thu.

“Khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, HTX thường là kí từ 1 - 3 năm. Khi biến động giá vận chuyển từ 3,9 USD/kg tăng lên 5,9 USD/kg đã khiến HTX cầm chắc thua lỗ khiến hiện tại bà con nông dân và HTX vô cùng khó khăn”, ông Trần Đình Trung, Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến cho biết.

Hiệp hội mong gỡ vướng mắc thông quan

Ông Võ Huy Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, thanh long Bình Thuận chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với gần 90% sản lượng mỗi năm. Thời gian gần đây, Trung Quốc thường thay đổi chính sách và quy định, không nhất quán về điều kiện quản lý kiểm tra, kiểm soát cũng như hoạt động xuất - nhập khẩu thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu, khiến tình trạng ùn ứ phương tiện dẫn đến hư hỏng hàng hoá thường xuyên xảy ra.

“Chính sách nhập khẩu thanh long từ phía Trung Quốc liên tục thay đổi, điều kiện là bao bì phải có chứng nhận không nhiễm Covid-19 nhưg hiện nay tại Việt Nam không có cơ quan cấp chứng nhận bao bì không nhiễm Covid-19 nên việc giao thương hết sức khó khăn. Hiệp hội cũng kiến nghị với bên Hải quan và Bộ Công Thương Việt Nam khơi thông vướng mắc này”, ông Hoàng nói.

Hiện nay, Hiệp hội thanh long Bình Thuận cũng kiến nghị các Bộ, ngành liên quan cùng đàm phán trao đổi với các cơ quan chức năng Trung Quốc đảm bảo thực hiện theo đúng Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước. Cụ thể là việc đưa ra chính sách, quy định nhất quán việc xuất khẩu tiểu ngạch tại các cửa khẩu phía Bắc có tính lâu dài và ổn định. Có như vậy, hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục và ổn định.

Song song đó, Hiệp hội cũng đề nghị ngân hàng cần có những cách làm linh hoạt, để có giải pháp hỗ trợ tín dụng, tài chính thông qua việc tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, đồng thời ban hành hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay tín dụng mới trong năm 2021 – 2023 để bổ sung vốn lưu động giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã thanh long khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái “bình thường mới”./.  

Bình Thuận thúc đẩy tiêu thụ thanh long trong điều kiện ảnh hưởng dịch COVID-19

Bình Thuận (TTXVN 18/9)

Ngày 18/9, Sở Công Thương Bình Thuận đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc triển khai một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ thanh long trong điều kiện ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo đó, việc phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát tại các cửa khẩu phía Bắc đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ nông sản, hoa quả, đặc biệt là thanh long trái tươi của Bình Thuận.

Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là thanh long Bình Thuận sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc được thuận lợi, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi, trao đổi thường xuyên với Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc để nắm bắt tình hình và phối hợp với các đơn vị liên quan có thông báo, khuyến cáo đến doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị liên quan về tình hình xuất nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Cùng với đó, tỉnh cần phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long phân ra ở nhiều cửa khẩu, tránh tập trung vào một cửa khẩu để hạn chế hiện tượng ùn tắc hàng hóa, khi thu hoạch rộ; đồng thời tăng cường xuất khẩu chính ngạch thanh long bằng đường biển để cung cấp cho thị trường.

Sở Công Thương cũng sẽ thực hiện tốt các chương trình hợp tác, liên kết giữa tỉnh Bình Thuận với các tỉnh, thành, vùng, khu vực để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng; đồng thời, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại (trực tiếp, trực tuyến) một cách đồng bộ, có trọng điểm và đạt hiệu quả. Mặt khác, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp vào vụ thu hoạch.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng nông sản phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ để thu hút đầu tư nhà máy chế biến thanh long; tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị để chế biến các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và góp phần làm giảm áp lực khâu tiêu thụ trái thanh long tươi.

Ngoài ra, Sở Công Thương đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát tình hình sản xuất thanh long và hướng dẫn cụ thể các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý; ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng cường chế biến sâu. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý các vùng trồng thanh long, cơ sở đóng gói trái thanh long đã được cấp mã số xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, lưu ý đối với các cơ sở được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc...

Trong tháng 8/2021, UBND tỉnh Bình Thuận có Công văn gửi các đơn vị liên quan về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó, các doanh nghiệp xây dựng 1 trong 2 phương án tổ chức sản xuất hoặc kết hợp đồng thời cả 2 phương án (phương án 3 tại chỗ: sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ và phương án 1 cung đường - 2 địa điểm: chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung người lao động từ nơi sản xuất đến nơi ở của người lao động).../.

Nguyễn Thanh

Một điểm thu mua thanh long ở xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc.

NDĐT - Nhiều năm nay, thanh long là cây trồng giúp hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận tăng thêm thu nhập và làm giàu, góp phần làm khởi sắc nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Đặt sản phẩm thanh long trong mối tương quan chung của thị trường trái cây cả nước và quốc tế, Bình Thuận đang triển khai nhiều giải pháp để “cây làm giàu” này phát triển an toàn, bền vững...

Quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển

Với hiệu quả kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác ở địa phương, lại có nhiều lợi thế so sánh so với nhiều vùng khác, cây thanh long ở Bình Thuận phát triển nhanh, thậm chí “nóng”, cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu cứ để phát triển tràn lan, tự phát mà không có quy hoạch hoặc phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến sự cân bằng chung, liên quan đến việc xử lý “đầu ra”, lại là chuyện cần bàn và phải bàn kỹ.

Từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm, diện tích cây thanh long ở Bình Thuận tăng thêm khoảng một nghìn ha. Năm 2010, diện tích thanh long trồng mới ở Bình Thuận là 1.518 ha, đưa tổng diện tích cây trồng này trong toàn tỉnh lên 13.404 ha. So với quy hoạch phát triển thanh long của tỉnh đến năm 2010, diện tích trồng thực tế đã “hoàn thành vượt mức chỉ tiêu” đến hơn 3.400 ha. Trước đây, thanh long chủ yếu được trồng ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, TP Phan Thiết, giờ đã phát triển mạnh tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân và thị xã La Gi.

Trước thực tế này, tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch phát triển thanh long với “hạn mức” đạt 15 nghìn ha vào năm 2015. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh trồng mới 590 ha thanh long; riêng hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, mới cuối năm 2010, diện tích thanh long đã xấp xỉ đạt kế hoạch năm 2015. Thực tế và theo các số liệu thống kê tin cậy khác, đến giữa năm nay, diện tích thanh long ở Bình Thuận đã vượt hơn 15 nghìn ha. Cứ theo số liệu chính thức của UBND tỉnh Bình Thuận, thì một lần nữa, quy hoạch phát triển thanh long của tỉnh lại bị “đe dọa” phá vỡ trước thời hạn.

Không riêng ở Bình Thuận, nhiều vùng ở nước ta hiện nay, từ miền Tây đến miền Đông Nam Bộ, từ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đến ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh phía bắc…cũng đã trồng thanh long. Riêng hai tỉnh Tiền Giang và Long An, đến cuối năm 2010, tổng diện tích thanh long đã lên gần 3.100 ha. Cũng không chỉ ở nước ta, cây thanh long hiện giờ đã được trồng tại nhiều nước, vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và cả ở Hoa kỳ.

Diện tích phát triển nhanh, biện pháp thâm canh ngày càng tiên tiến, nhất là việc chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, giúp sản lượng thanh long ở Bình Thuận tăng nhanh qua từng năm. Nếu như năm 2005, sản lượng thanh long của Bình Thuận đạt gần 97 nghìn tấn, thì đến năm 2010, đã hơn 320 nghìn tấn, tăng gần 3,3 lần trong vòng năm năm. Có nhiều yếu tố khác liên quan, riêng việc phát triển diện tích luôn “về đích” trước quy hoạch, kéo theo sản lượng tăng nhanh, đã tạo ra sức ép lớn về thị trường tiêu thụ.

Sớm nhận rõ mối tương quan giữa sản lượng và dung lượng thị trường, từ năm 2009 đến nay, Thường trực Tỉnh uỷ Bình Thuận đã hai lần nhắc nhở các địa phương không khuyến khích phát triển thêm diện tích thanh long. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương tiếp tục yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan trong tỉnh kiên quyết chỉ đạo phát triển thanh long theo đúng quy hoạch, không để phát triển tràn lan, tiến hành lập bản đồ số hoá để quản lý chặt chẽ diện tích cây trồng này…

Sản xuất sạch, an toàn

Giữa tháng 11-2006, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình Thuận, xác định loại trái cây này là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng được thương hiệu đã khó, giữ vững thương hiệu càng khó hơn, nếu không có sự cộng đồng trách nhiệm từ nhiều phía, nhất là từ những người trực tiếp sản xuất thanh long.

Trong thực tế, nhiều nhà vườn thanh long ở Bình Thuận luôn “hàm ơn” và không “phụ lòng” loại trái cây đã giúp bà con “đổi đời”. Lão nông Lê Thanh Hải ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc tâm sự: “Nhiều năm nay và chắc chắn sẽ còn nhiều năm nữa, thanh long là “nồi cơm” chung của nông dân chúng tôi. Nếu làm bậy, làm ẩu để người tiêu dùng không “đụng” đến quả thanh long nữa, thì chẳng khác gì tự đổ nồi cơm của mình xuống đất”. Vì “nồi cơm chung” ấy của hàng chục nghìn nông hộ, Bình Thuận luôn hướng bà con đến việc sản xuất thanh long bảo đảm sạch, an toàn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Bình Thuận, tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có bảy đơn vị thực hiện quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP với tổng diện tích được chứng nhận gần 160 ha. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đang xúc tiến xây dựng trang trại sản xuất và nhà đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn này. Từ đầu năm 2009 đến nay, tỉnh tập trung triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, giao Trung tâm nghiên cứu và phát triển thanh long Bình Thuận ( Sở NN-PTNT tỉnh ) giữ vai trò “chủ công”.

Đến giữa tháng 7-2011, đã có gần 200 tổ hợp tác và hơn 4.600 hộ sản xuất thanh long trong toàn tỉnh với tổng diện tích gần năm nghìn ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có hơn 30 tổ được tái cấp chứng chỉ này. Bước đầu, việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp bà con nông dân thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo ra sản phẩm thanh long hàng hoá có chất lượng đồng đều, sản lượng lớn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Mặt khác, nhờ giảm được chi phí “đầu vào”, nên hiệu quả kinh tế mang lại cho người trồng thanh long cũng cao hơn trước.

Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP phải tuân thủ theo quy định ở nhiều khâu, nhiều bước. Riêng về quy trình phun chất điều hoà sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật cho một lứa quả thanh long, theo anh Ngô Xuân Nghiêm ( Tư Nghiêm), cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã dịch vụ thanh long hữu cơ Phú Hội ( xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc), phải tuân thủ “ Năm đúng”. Đó là đúng lúc; đúng cách; đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng và đúng thời gian cách ly.

Tuy nhiên, dù “ Tinh thần VietGAP đang phơi phới” như vậy, nhưng hiện tại, diện tích thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP của toàn tỉnh vẫn còn rất “khiêm tốn”. Có nhiều nguyên nhân, nhưng mấu chốt là do tỉnh chưa có những chính sách ưu đãi đối với những người tham gia thực hiện tốt và cũng chưa có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm đối với những người không tham gia, hoặc chỉ tham gia cho có “phong trào”.

Theo kế hoạch đến năm 2015, toàn bộ diện tích thanh long ở Bình Thuận (15 nghìn ha) đều được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời, từng bước phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để thanh long có “giấy thông hành” đến với nhiều thị trường khó tính khác trên khắp thế giới. Muốn vậy, phải “tăng tốc” và quyết liệt hơn trong việc triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến việc thu mua, đóng gói, sơ chế và bảo quản sản phẩm thanh long ngay từ bây giờ…

Chú trọng thị trường tiêu thụ

Nhiều năm nay, quả thanh long ở Bình Thuận tiêu thụ ở thị trường trong nước chỉ khoảng 15 đến 20% sản lượng, chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên, trong số 80 đến 85% sản lượng xuất khẩu, thì lượng xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 15-20%, số còn lại được vận chuyển ra biên giới phía bắc để bán cho thương nhân Trung Quốc theo hình thức biên mậu. Theo con đường chính ngạch, quả thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ yếu là các nước châu Á có gốc văn hoá Á Đông. Năm 2010, Bình Thuận xuất khẩu thanh long chính ngạch được 30.209 tấn với giá trị kim ngạch hơn 17,7 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, tiếp tục xuất khẩu hơn 15 nghìn tấn, đạt giá trị kim ngạch hơn 11 triệu USD.

Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận Ngô Minh Hùng, nhìn nhận: Thanh long là loại trái cây ăn thêm rất tốt cho sức khoẻ và hiện nay, chủ yếu là ăn tươi. Cùng với thanh long, trong nước và trên thế giới còn có nhiều loại trái cây ăn thêm khác. Ở góc độ thị trường, việc lựa chọn loại trái cây nào để “ăn thêm” phụ thuộc nhiều yếu tố, thông thường dựa vào bốn yếu tố chính là sạch, ngon, giá cả và phù hợp với văn hoá. Việc tiêu thụ thanh long ( rồng xanh ) nhiều hay ít phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố trên và được giá hay rớt giá còn liên quan đến lượng cung ứng cho thị trường ở từng thời điểm. Nhiều năm liền, giá bán xuyên suốt của quả thanh long Bình Thuận so với nhiều loại trái cây khác luôn ổn định ở mức có lãi. Ông Hùng phân tích thêm: Có những thị trường tìm đến để bán được nhiều thanh long; có thị trường, tuy lượng bán còn khiêm tốn, nhưng để khẳng định “đẳng cấp” của sản phẩm và doanh nghiệp, từ đó có điều kiện cạnh tranh tốt hơn.

Lâu nay, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ chính của quả thanh long Bình Thuận, nhưng lượng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này rất thấp, chủ yếu là mua đứt bán đoạn giữa thương nhân hai nước theo từng lô hàng ở khu vực biên giới, nên ẩn chứa nhiều rủi ro. Mặt khác, Trung Quốc chưa kiểm soát về khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá đối với quả thanh long, khiến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy trình GAP ở Bình Thuận còn lắm gian nan, có lúc nhiều doanh nghiệp tranh mua bất kể quả thanh long đã được hay chưa được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình sạch, an toàn.

Với thực tế tiêu thụ quả thanh long như hiện nay, Bình Thuận cần phải tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp về công tác thị trường để tương xứng với việc phát triển diện tích, sản lượng thanh long của tỉnh và sự cạnh tranh của chính quả thanh long và nhiều loại trái cây khác được sản xuất tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như trên thế giới. Ông Ngô Minh Hùng khẳng định: Đầu tư nguồn lực tương xứng cho công tác phát triển thị trường chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của sản phẩm thanh long Bình Thuận.

Với thị trường nội địa, cần tăng cường quảng bá để nâng cao dung lượng tiêu thụ quả thanh long, mở rộng việc bán buôn ở các đô thị trung tâm, nhất là ở khu vực phía bắc và miền trung, từ đó lan toả về các vùng lân cận. Đối với thị trường nước ngoài, tiếp tục đầu tư xúc tiến để ổn định các thị trường đã có và mở rộng thêm các thị trường mới.

Thanh long là đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng đầu trong 11 loại trái cây của nước ta đã được Bộ NN-PTNT xác định. Đứng đầu cả nước về cả diện tích, sản lượng, năng suất và chất lượng, thanh long là cây làm giàu ở Bình Thuận. Làm gì và làm như thế nào để loại trái cây đặc sản này đồng hành dài lâu với sự sung túc của một bộ phận lớn nông dân, luôn là những câu hỏi lớn từ thực tiễn cuộc sống hiện nay, không chỉ riêng ở Bình Thuận.

Bài và ảnh: Dương Hồng Lâm