Ar vr là gì

Ranh giới giữa thế giới ảo và thế giới thực không ngừng bị phá vỡ, mang đến những trải nghiệm hấp dẫn đến ngạt thở mà cách đây một thời gian ngắn chỉ có thể thấy qua ngòi bút hư cấu của các nhà văn khoa học viễn tưởng.

Thực tế ảo [VR] từng là “siêu phẩm tương lai” trong vài năm vừa qua, nhưng thời đại của nó cuối cùng đã đến và mang theo cách thức mô phỏng những hình ảnh, âm thanh và những cảm nhận thực tế khác khiến bạn lạc vào giữa một thế giới tưởng tượng đầy ngoạn mục. Thực tế ảo tăng cường [AR] bổ sung những sự vật ảo vào môi trường thế giới thực của bạn để góp phần khuấy động và cả hai công nghệ đều trở thành một phần đáng kể của tương lai. Với Thực tế hỗn hợp [MR], bạn có thể chơi game video ảo, cầm một chai nước trong thế giới thực và đóng vai một nhân vật tưởng tượng trong game cùng với chai nước. Tưởng tượng và thực tế chưa bao giờ hòa vào nhau đến thế.

Quá nhiều thứ xảy ra và xảy ra quá nhanh đến nỗi có thể khóa mà phân biệt được những khác biệt giữa VR, AR và MR lúc đầu. Mọi người đều có thể tiếp cận với những công nghệ xuất chúng này, nhưng trước khi bạn chi những đồng tiền xương máu để mua chiếc kính HMD mới nhất, chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn bạn cần gì để có trải nghiệm VR, AR và MR ấn tượng.

Lịch sử và tương lai của Thực tế ảo
Chúng ta đã và đang cố gắng ghi lại “Thực tế ảo” trong một thời gian dài, chứ không phải chỉ trong vòng năm đến mười năm qua. Đồ chơi xuyên thấu phổ biến trong những năm 1950 và máy bay giả lập đi kèm được ra mắt vào những năm 1960 nhưng ý tưởng về VR thậm chí còn xuất hiện trước đó.

Vào đầu những năm 1930, các tác giả khoa học viễn tưởng, các nhà sáng chế và phát minh đã mơ ước có một môi trường để có thể trốn khỏi thực tế thông qua nghệ thuật và máy móc. Chúng ta từng cân nhắc nhiều câu hỏi về Thực tế ảo [VR], Thực tế ảo tăng cường [AR] và Thực tế Hỗn hợp [MR] rất lâu trước khi chúng ta có công nghệ để biến chúng thành hiện thực.

Công nghệ đã đuổi kịp sự tưởng tượng và các nhà nghiên cứu thị trường dự đoán ngành VR sẽ tăng trưởng chóng mặt.

VR và AR gặp gỡ MR
Trước tiên, hãy cùng định nghĩa các thuật ngữ này. Thực tế ảo có thể được coi là thuật ngữ chung để miêu tả các công nghệ tương tự nhưng khác với trải nghiệm Thực tế ảo thực sự. Nhưng đâu là sự khác biệt giữa Thực tế ảo tăng cường và Thực tế hỗn hợp? Sau đây là một số chi tiết cụ thể hơn:

Thực tế ảo [VR]
VR phổ biến nhất trong số những công nghệ này. Nó hoàn toàn chân thực, đánh lừa các giác quan của bạn với suy nghĩ bạn đang ở một môi trường khác hoặc một thế giới khác với thế giới thực tại. Sử dụng kính HMD hoặc tai nghe, bạn sẽ được trải nghiệm thế giới hình ảnh và âm thanh do máy tính mô phỏng. Trong thế giới đó, bạn có thể điều khiển và di chuyển đồ vật xung quanh bằng bộ điều khiển xúc giác được kết nối với một máy chơi game hoặc máy tính.

Thực tế ảo tăng cường [AR]
AR chồng lắp các thông tin kỹ thuật số lên trên các yếu tố của thế giới thực. Pokémon GO* là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất cho công nghệ này. Thực tế ảo tăng cường coi thế giới thực là trung tâm nhưng tăng cường thêm các chi tiết kỹ thuật số khác, chồng thêm các tầng nhận biết và bổ sung thực tế hoặc môi trường của bạn.

Thực tế hỗn hợp [MR]
MR kết hợp thế giới thực tại và các yếu tố kỹ thuật số. Trong thực tế hỗn hợp, bạn tương tác và điều khiển được cả các sự vật và môi trường thực và ảo bằng các công nghệ hình ảnh và cảm biến thế hệ mới. Thực tế hỗn hợp giúp bạn nhìn thấy và đắm chìm trong thế giới xung quanh kể cả khi bạn tương tác với môi trường ảo bằng chính đôi bàn tay của mình, bạn có thể làm tất cả khi không tháo tai nghe. Công nghệ này cho phép bạn đặt một chân [hoặc một tay] trong thế giới thực, còn chân [hoặc tay] kia trong thế giới tưởng tượng, phá vỡ những khái niệm cơ bản giữa thực tế và tưởng tượng, mang đến một trải nghiệm có thể thay đổi cách chơi game và làm việc ngày nay.

Sử dụng các công nghệ Thực tế ảo
Từ lĩnh vực trò chơi điện tử đến điện ảnh hay y học, Thực tế ảo [VR], Thực tế ảo tăng cường [AR] và Thực tế hỗn hợp [MR] được sử dụng ngày càng nhiều.

  • Y tế: Để đào tạo, chẳng hạn như mô phỏng các ca phẫu thuật
  • Điện ảnh và truyền hình: Để tạo ra các trải nghiệm độc đáo trong các phim và chương trình thực tế
  • Du lịch ảo: Để du lịch ảo đến viện bảo tàng nghệ thuật hoặc hành tinh khác tại chính nhà bạn
  • Thể thao chuyên nghiệp: Dành cho các chương trình huấn luyện như STRIVR để hỗ trợ các vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư
  • Chơi game: Dành cho hơn 1.000 game hiện có, từ trò chơi nhập vai bắn súng hay thám hiểm đến trò chơi chiến lược

Bạn cần có: Tai nghe
Hiện nay có rất nhiều tai nghe VR với mức hiệu năng và giá thành khác nhau. Thiết bị cơ bản như Google Cardboard* sử dụng điện thoại di động làm màn hình, trong khi các thiết bị vận hành trên máy tính như HTC Vive* hoặc Oculus Rift* vô cùng chân thực, tạo ra môi trường VR đỉnh cao. Microsoft mới công bố nền tảng Thực tế hỗn hợp Windows* 10 đi đầu trong việc sử dụng các tai nghe vô cùng chân thực do Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung cung cấp.

Một số tai nghe AR hiện đã có mặt trên thị trường với nhiều tính năng hơn nữa được đồn thổi là sắp ra mắt. Microsoft Hololens*, Google Glass* và tai nghe Meta 2* là những ví dụ tiêu biểu.

Mỗi HMD kết nối với máy tính cá nhân sẽ có yêu cầu khác nhau về hệ thống, do đó nếu bạn mua tai nghe Thực tế ảo mới, hãy đảm bảo kiểm tra với nhà cung cấp HMD để biết những yêu cầu tối thiểu và khuyến nghị đối với hệ thống.

Bạn cần có: Máy tính
Nếu bạn đang tìm một chiếc máy tính mới và bạn thích VR, bạn sẽ cần một chiếc máy công suất lớn. Khi cân nhắc mua máy tính để bàn hay máy tính xách tay cao cấp dành cho Thực tế ảo [và các tác vụ cao cấp khác như chơi game hay chỉnh sửa video], CPU, GPU và bộ nhớ là những thành phần quan trọng nhất.

Không có những bộ phận hiệu năng cao đồng bộ, trải nghiệm của bạn có thể sẽ không dễ chịu chút nào. Một hệ thống hiệu quả sẽ đảm bảo bạn được vui vẻ khi tựa, đứng dậy hay đi loanh quanh. Nếu VR bị lag [giật] thì sẽ không thể nào khiến thế giới ảo phản hồi được như bạn mong muốn, điều này không chỉ gây thất vọng mà còn gia tăng nguy cơ mắc hội chứng say tàu xe [do chuyển động].

Bộ xử lý cao cấp hỗ trợ theo dõi vị trí cũng như kiểm soát mức độ chân thực và sống động của môi trường ảo nên bạn sẽ có trải nghiệm chìm đắm hơn trong một môi trường chân thực hơn. Để có trải nghiệm VR tuyệt vời, hãy cân nhắc bộ xử lý Intel® Core™ i7 mới nhất.

Nên sử dụng bộ xử lý đồ họa [GPU] rời hoặc nếu trong trường hợp của Oculus Rift*, HTC Vive* và Windows Mixed Reality Ultra* thì bắt buộc phải có GPU. GPU chịu trách nhiệm cung cấp những hình ảnh sống động có độ phân giải cao cần thiết cho VR. Oculus, HTC và Microsoft đều có những công cụ đánh giá mà bạn có thể tải về từ trang web và chạy trên máy tính cá nhân để xác định xem cỗ máy đó có đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của tai nghe VR hay không.

Chọn trải nghiệm của bạn
Những công nghệ cũng như sản phẩm VR và AR tiếp tục ra mắt thị trường và khiến đại đa số mọi người có thể tiếp cận được với những môi trường mới. Lựa chọn VR, AR hay MR để trải nghiệm một thực tế mới hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Hãy để trí tưởng tượng cũng như sự sẵn sàng thử thiết bị mới của bạn nâng cao trải nghiệm của bạn!

Công nghệ AR là gì? Công nghệ AR [Augmented Reality - Thực tế Tăng cường] được hiểu là công nghệ thực tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công nghệ VR. Thực tế tăng cường tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách người dùng ra một không gian riêng như thực tế ảo. Nó có thể hỗ trợ tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật như chạm, có thể phủ một lớp hình ảnh lên trên ảnh thật...

  • Xem thêm: Mẹo tắt nhấc máy để mở màn hình trên iOS vô cùng đơn giản
Trong tương lai, thực tế tăng cường có thể được ứng dụng trong đời sống nhiều hơn. Dễ dàng nhận thấy, Pokemon Go đã cho thấy tiềm năng phát triển game thực tế tăng cường lớn đến như thế nào. Tuy nhiên, không chỉ game, công nghệ này còn được ứng dụng vào những thứ hữu ích khác như xem trước màu sơn cho chiếc xe mình định mua, bố trí màu sơn cho ngôi nhà, ướm trước áo quần định mua mà không cần phải mặc... Có thể nói, câu hỏi công nghệ AR là gì đã có lời giải đáp. Công nghệ VR [Virtual Reality - Thực tế Ảo] là công nghệ đem tới cho mọi người một thế giới khác. Tại đó sẽ chi có mình bạn với toàn bộ những thành phần được ảo hóa, nó được tạo dựng từ các ứng dụng/thiết bị phần cứng, chúng là những thứ không có thật. Mặc dù vậy, công nghệ VR sẽ luôn đem tới cho người dùng một cảm giác vô cùn thật và có thể đánh lừa não bộ của người dùng.
Về sự khác nhau giữa AR và VR thì chúng ta có thể so sánh trên các khía cạnh từ định nghĩa, cách sử dụng hay tính năng của chúng. Mặc dù vậy, nếu dựa vào định nghĩa, cách dùng thì khá khó để phân biệt. Thay vào đó, hãy nhìn vào những ứng dụng của chúng trong thực tế sẽ giúp chúng ta dễ dàng phân biệt 2 công nghệ này. Theo một nguồn thông tin từ Androidpit thì công nghệ VR là một công nghệ vàng được sử dụng để phát trên game, phim được chúng ta gọi chung đá là những sản phẩm giải trí. Với lợi thế tách đôi không gian thực/không gian ảo. VR sẽ đem người dùng đến một khung cảnh mới, bắt khách hàng phải thực hiện theo những gì mà nhà sản xuất đã lập trình và mong muốn họ nhìn thấy. Chưa hết, ứng dụng sử dụng VR còn giúp người dùng tạo lập và kinh doanh bằng không gian ảo.
Ví dụ: Nếu bạn có một dự án sản xuất ô tô thì việc sử dụng công nghệ VR sẽ giúp bạn trải nghiệm chiếc xe đó một cách chân thật nhất. Bạn chỉ cần sử dụng 1 cập kính VR như Samsung Gear VR sẽ giúp bạn thấy được bản vẽ thiết kế của nhà sản xuất đã được lập trình sẵn. Trong khi đó, công nghệ AR, ví dụ như game Pokemon Go là một game thực tế ảo nhưng tọa độ của người chơi và bản đồ trong game đều được căn cứ vào thực tế để xây dựng. Công nghệ AR cho phép lồng ghép thông tin ảo vào trong thực tế và ngược lại. Với công nghệ AR, người dùng có thể tương tác với những nội dụng số có trong thực tế như chạm vào hay đơn giản là ghép ảnh theo dạng 3D].
Mới đây, Google, Facebook, Microsoft và nhiều công ty công nghệ khác đều đang phát triển công nghệ AR. Google từng đẩy mạnh Project Tango - hệ thống cảm biến camera có thể quét và tái tạo bản đồ 3D của mọi vật thể và không gian xung quanh dựa trên AR. Chỉ hai nhà sản xuất điện thoại là Asus và Lenovo sử dụng nền tảng này nhưng không thành công.
Tháng 6 vừa qua, Apple đã công bố và giới thiệu công cụ ARKit và nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn. Theo mô tả, đây là công cụ tương thích với hệ điều hành iOS 11, cho phép tạo ra ứng dụng hiển thị qua màn hình smartphone. iPhone 8, iPhone 8 PlusiPhone X sẽ là 3 sản phẩm có nền tảng phần cứng tốt nhất phục vụ công nghệ mới này. Như vậy trong khuôn khổ bài viết đã phần nào giải đáp câu hỏi công nghệ AR là gì và nó có thể ứng dụng được gì cho đời sống thực tại. Cùng chờ đợi những bước tiến sắp tới về công nghệ thực tế ảo tăng cường này các bạn nhé!
  • Xem thêm: Danh sách smartphone thực tế ảo tốt nhất tính tới hiện tại

Video liên quan

Chủ Đề