Ví dụ của ý nghĩa phương pháp luận

Trong thực tiễn, con người thường phải sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Trong quá trình lựa chọn phương pháp giải quyết có thể đúng hoặc sai, từ đó xuất hiện nhu cầu phải nhận thức khoa học về phương pháp và phương pháp luận ra đời. Vậy phương pháp luận là gì? Chức năng của phương pháp luận là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến phương pháp luận.

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp hoặc hệ thống phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo con người trong việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để giải quyết vấn đề đã đặt ra để có hiệu quả cao.

Nguồn gốc của phương pháp luận: Trong khoa học con người sử dụng rất nhiều phương pháp như phương pháp thống kê, phương pháp mô tả, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn…. Quá trình lựa chọn phương pháp để sử dụng nó có thể đúng và đi đến thành công, nhưng chọn sai chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại [ví dụ: trong cách mạng lựa chọn sai phương pháp đánh giặc]. Đứng trước vấn đề này, xuất hiện nhu cầu phải có nhận thức khoa học về phương pháp và thông qua đó phương pháp luận ra đời.

Chức năng của phương pháp luận

Phương pháp luận có chức năng định hướng con người, gợi mở cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được kết quả nhất định.

Phương pháp luận đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận dụng phương pháp, định hướng, gợi mở trong phương pháp luận là nó đưa ra những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo để chúng ta tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp.

Phương pháp luận mà triết học Mác – Lênin muốn xác lập là gì?

Phương pháp luận mà triết học Mác – Lênin muốn xác lập là phương pháp luận biện chứng duy vật. Phương pháp luận này muốn xác lập ở người học thể hiện ở chỗ người học phải nắm được hai nguyên lý đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến [trong thế giới này sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, con người phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến] và nguyên lý về sự phát triển [vì khi nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến còn phải nhận thức trong sự chuyển đổi, chuyển hóa, phát triển, biến đổi không ngừng]. Nếu chúng ta không nhận thức thông qua hai nguyên lý đó chúng ta sẽ đi vào quan điểm sai lầm.

Thông qua hai nguyên lý trên, hình thành nên các nguyên tắc, quan điểm, chỉ đạo chúng ta trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đó là nguyên tắc toàn diện. Nếu chúng ta vi phạm nguyên tắc toàn diện, sẽ rơi vào quan điểm đối lập, quan điểm sai lầm và đó là rơi vào phiến diện trong đánh giá.

Phương pháp luận biện chứng duy vật trang bị cho chúng ta nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo là chúng ta phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng thông qua nguyên lý, quy luật phạm trù, phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện.

Các cấp độ phương pháp luận

Các cấp độ của phương pháp luận có nhiều loại đó là:

– Phương pháp luận ngành: là phương pháp luận sử dụng cho từng ngành khoa học cụ thể;

– Phương pháp luận chung: là phương pháp luận được sử dụng chung cho một nhóm ngành có đặc điểm chung và mối liên hệ chung có cơ sở để áp dụng;

– Phương pháp luận chung nhất: là phương pháp luận khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất. Phương pháp luận này được sử dụng cho các phương pháp luận chung, phương pháp luận cho tất cả các ngành khoa học và được các phương pháp cụ thể sử dụng.

Trong triết học Mác – Lênin chỉ trang bị cho chúng ta phương pháp luận chung nhất, đó là phương pháp luận biện chứng duy vật thông qua nhận thức hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù, ba quy luật và quan điểm, nguyên tắc rút ra từ phương pháp này đó là nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến phương pháp luận là gì? Chức năng của phương pháp luận là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Vật chất:

  • Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác,  Được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác   
  • Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất. 

Về nội dung vật chất: có 2 nội dung chính:

Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.

Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.

b/ Ý thức :

Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo  hình ảnh chủ quan …

Qua đây ta thấy:

Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh [Ý thức] và cái được phản ánh [vật chất]. Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.  

Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là  ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.

Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo:

Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt  

Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu  đến năm 2020 nước ta trở thành 1  nước cơ bản là 1  nước công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp. 

Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là: Tri thức, tình cảm ý chí… Trong đó, tri thức là quan trọng nhất. Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.  

-> Ý thức có nguồn từ tự nhiên [thế giới quan và bộ óc con người] và xã hội [lao động và ngôn ngữ]. Vì vậy, ý thức và vật chất có mối quan hệ thể hiện như sau:

2/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất

Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên quan điểm của họ  chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.

mối quan hệ vật chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: 

a]        Vai trò của vật chất đối với ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức [bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ], hoặc là chính bản thân thế giới vật chất [thế giới khách quan], hoặc là những dạng tồn tại của vật chất [bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ] đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

Video liên quan

Chủ Đề