Asean bao nhiêu nước

Asean là gì? Asean gồm bao nhiêu nước tham gia và vai trò chính của tổ chức này là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc trên.

Nội dung chính

Related Articles

  • Yamete Kudasai là gì? Ngữ cảnh sử dụng Yamete Kudasai

    2 giờ ago

  • Xúc giác là gì? Vai trò và chức năng của xúc giác

    2 giờ ago

  • Lịch kiếp là gì? Lịch kiếp trong phim tiên hiệp Trung Quốc

    3 giờ ago

  • Chất rắn có đặc điểm gì? Các đặc điểm phù hợp nhất của chất rắn

    3 giờ ago

1. Sự ra đời của Asean

Với những người thuộc quốc gia Đông Nam Á, chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cái tên Asean. Asean là tên viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore.

Cộng đồng Asean là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới.

Bạn đang xem: Asean là gì? Asean có bao nhiêu nước thành viên tham gia

Tại Hội nghị cấp cao Asean 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo các nước Asean quyết định xây dựng Cộng đồng Asean vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng [APSC], kinh tế [AEC] và văn hóa – xã hội [ASCC].

Hiệp hội Asean hiện có 10 quốc gia tham gia và tổng diện tích của Asean là hơn 4,5 triệu km2, dân số 575 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của hội có khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, chính điều này là tiền đề cho sự phát triển xuất nhập khẩu của các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Các tài nguyên được xuất khẩu đi chủ yếu là những nguyên liệu thô cơ bản mà người dân ở các nước khai thác được như: cao su [90% sản lượng cao su thế giới]; thiếc và dầu thực vật [90%], gỗ xẻ [60%], gỗ súc [50%], cũng như gạo, đường dầu thô, dứa… Bên cạnh nông nghiệp, Đông Nam Á còn rất phát triển về công nghiệp có thể kể đến một số ngành như: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đây là những sản phẩm được xuất khẩu đi với khối lượng lớn và chất lượng, chính điều này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường thế giới.

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ASEAN

1. Thành lập:

           Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

2. Mục tiêu:

Tuyên bố ASEAN [hay còn gọi là Tuyên bố Băng-cốc] năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN như sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua những sáng kiến chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lý và pháp quyền trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

- Thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính;

- Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

- Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông nghiệp và công nghiệp mở rộng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

- Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á; và

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, và tìm kiếm các phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này. 

Phương châm của ASEAN là :”Tầm nhìn, bản sắc, cộng đồng”

3. Các nguyên tắc cơ bản: 

Các quốc gia thành viên ASEAN đã áp dụng các nguyên tắc cơ bản được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á [TAC] năm 1976:

- Tôn trọng lẫn nhau về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia;

- Quyền lãnh đạo của mọi quốc gia không bị can thiệp, lật đổ hoặc ép buộc từ bên ngoài;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Giải quyết sự khác biệt hoặc tranh chấp bằng hòa bình;

- Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; và

- Các quốc gia có mối quan hệ hợp tác hiệu quả.

4. Các mốc phát triển chính của ASEAN 

8/8/1967

ASEAN chính thức được thành lập với 5 thành viên

2/1976

Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên được tổ chức

1/1984

Bru-nây gia nhập ASEAN

1994

Lập Diễn đàn khu vực ASEAN [ARF]

1/1992

Ký Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và Thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN [AFTA]

7/1995

Việt Nam gia nhập ASEAN

7/1997

Lào và Myanmar gia nhập ASEAN

12/1997

Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 đầu tiên được tổ chức

4/1999

Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực gồm 10 thành viên Ðông-Nam Á

12/2005

Hội nghị Cấp cao Ðông Á [EAS] đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân

Chủ Đề