Bạch thái bưởi ở đâu

[HNMCT] - Vào khu đô thị mới Văn Quán [quận Hà Đông, Hà Nội] rẽ tay phải đến cổng làng còn màu thời gian là bắt đầu phố Bạch Thái Bưởi. Con phố chính chạy xuyên qua ngôi làng Yên Phúc - nơi sinh ra doanh nhân lừng danh xứ Đông Dương Bạch Thái Bưởi, người đã thắp lên ngọn lửa tự cường, tinh thần dân tộc và khát vọng "giong thuyền ra biển lớn" từ những năm đầu thế kỷ XX.

1. Sinh năm 1874 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Yên Phúc, có lẽ may mắn lớn nhất đối với cậu bé Đỗ Thái Bửu là được làm con nuôi gia đình họ Bạch khá giả, được đi học. Sau 4 năm học tiếng Pháp ở trường tiểu học, đúng 16 tuổi ông đã làm thư ký cho một hãng buôn nhỏ có chủ là người Pháp ở Hà Nội. Đây là nơi cho ông những kiến thức đầu tiên về buôn bán kiểu phương Tây.

Năm 1894, Bạch Thái Bưởi chuyển sang làm cho công ty chuyên nhập khẩu thiết bị máy móc có trụ sở ở phố Tràng Tiền. Nhờ vậy mà năm 1895 ông được cử sang Pháp tham dự hội chợ hàng hóa công nghiệp ở Bordeaux. Phải nói rằng đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Bạch Thái Bưởi, bởi trong chuyến đi này ông được tiếp cận tri thức mới, học được nhiều kinh nghiệm làm ăn của phương Tây. Sau khi trở về nước, Bạch Thái Bưởi nung nấu dự định làm cái gì đó cho riêng mình. Sau nhiều đêm trăn trở, Bạch Thái Bưởi quyết định lập công ty riêng, làm đại lý thu gom nông sản cho một hãng buôn của chủ Pháp chuyên xuất khẩu nông sản từ Đông Dương sang châu Âu. Đây là một bước ngoặt trong nhận thức của một thanh niên từ làm thuê sang tự làm.

Thời kỳ đó, để phát triển kinh tế, chính phủ thuộc địa đã có chính sách hỗ trợ cho những ai mở công ty làm ăn ở Đông Dương như miễn thuế thời kỳ đầu, cho vay vốn. Nắm bắt cơ hội này, Bạch Thái Bưởi mạnh dạn vay vốn. Theo quan niệm “Buôn có bạn, bán có phường” của người Việt xưa, Bạch Thái Bưởi không ngại ngần làm quen rồi “xin việc” các nhà tư bản tiếng tăm, thế lực đang làm ăn khắp xứ Đông Dương. Và cơ hội đã đến, ông trúng thầu cung cấp tà vẹt cho Công ty Hỏa xa Đông Dương. Đây là bước chuyển quan trọng từ tự làm sang làm lớn, trúng gói thầu lớn, con đường kinh doanh của ông đã thuận lợi hơn.

2. Bạch Thái Bưởi không phải là một trường hợp cá biệt, nhưng ở ông luôn thể hiện ý chí phấn đấu phi thường, xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc. Ngoài nghị lực và ý chí, ông còn có phẩm chất đặc biệt khi nhìn ra cơ hội từ những chuyện mà người bình thường không bao giờ thấy. Năm 1909, nhận thấy vận tải đường sông ở Bắc Kỳ sẽ cho lợi nhuận nên tháng 6-1909, ông thành lập Hãng Vận chuyển hành khách đường sông Bạch Thái với 3 chiếc tàu thuê lại của hãng Marty. Ông cho vẽ cờ hiệu màu vàng, ở giữa là mỏ neo, bao quanh là 3 ngôi sao tượng trưng cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Cho đổi tên tàu thành Phi Phượng, Phi Long và Bái Tử Long, thuê lại một số thợ máy, thủy thủ từng làm cho Marty để tiết kiệm tiền đào tạo.

Thời gian đầu Bạch Thái lỗ nặng, nguyên nhân là giá vé bằng nhau song tàu Bạch Thái bao giờ cũng chạy chậm hơn Tầu Hiệu của chủ tàu Hoa kiều nên hành khách bỏ sang đi Tầu Hiệu. Để bù vào điểm yếu về tốc độ, Bạch Thái giảm giá vé hạng thường xuống 1 hào thì Tầu Hiệu cũng giảm giá xuống 1 hào, giảm xuống 5 xu thì họ cũng giảm xuống 5 xu. Thấy giảm giá vé không hiệu quả, Bạch Thái tìm lái tàu giỏi trả lương cao để có thể cải thiện tốc độ. Kết quả là tốc độ tàu của Bạch Thái đã nâng lên ngang bằng với Tầu Hiệu nhưng doanh thu vẫn thấp. Mùa hè, Tầu Hiệu phát quạt nan cho khách, ông cũng bắt chước. Rồi ông bán vé tháng cho công chức quê Nam Định hay Hải Phòng làm việc tại Hà Nội với giá vé rẻ hơn mua lẻ, Tầu Hiệu cũng làm theo.

Biết không thể thắng, Bạch Thái Bưởi quay sang sử dụng chiêu khác, ông cho đổi tên tàu thành Trưng Trắc và Trưng Nhị như ngầm ý đi Tầu Hiệu là không ái quốc. Ông còn thuê gánh xẩm ngồi ở các bến hát. Lời lẽ lấy trong ca dao, vui nhộn, hài hước dễ nhớ và lồng vào đó những câu kêu gọi tình đồng tộc, đồng bang. Ví dụ có câu: “Cô kia má đỏ hồng hồng/ Muốn ra Hà Nội lấy chồng làm quan/ Đường đi hiểm trở gian nan/ Tàu Bạch Thái Bưởi dọn đàng rước dâu/ Dù cho nước lũ sông sâu/ Ai về Nam Định rủ nhau cùng về...”. Cách này khiến cho Tầu Hiệu dần bị thua, khách sang đi tàu Bạch Thái nhiều hơn và hãng bắt đầu có lãi, nhờ đó Bạch Thái Bưởi mua đứt 3 chiếc tầu trước đó đã thuê.

Để phát triển, Bạch Thái Bưởi tiếp tục khai thác tinh thần dân tộc, ông nhận sĩ phu phong trào Đông Du là Bùi Như Uyên học ở Nhật vào làm. Ông nhận nuôi con trai thứ hai của nhà yêu nước Nguyễn Thượng Hiền là Nguyễn Thượng Khoa, sau đó cho sang Pháp học. Năm 1920, ông còn nhận học giả Phan Khôi, người mới đi tù vì phản đối Pháp bắt dân đi xâu [đi phục dịch, làm việc không công cho chính quyền] vào làm thư ký. Lại nhờ tài thơ rất trẻ Á Nam Trần Tuấn Khải sáng tác bài hát xẩm để hát trên tàu cho khách nghe...

Năm 1919, Bạch Thái đã tự đóng và cho hạ thủy chiếc tàu biển 600 tấn mang tên Bình Chuẩn, từ cảng Hải Phòng nhổ neo ngày 20-8-1920, cập nhiều bến cảng trên dọc bờ biển của đất nước như Bến Thủy [Vinh], Tourane [Đà Nẵng], Quy Nhơn... và ngày 17-9-1920 đến cảng Sài Gòn. Đây được coi là một sự kiện lớn, biểu tượng cho ý chí làm giàu và sự thành đạt của các doanh nghiệp người Việt thuở đó. Với lòng quả cảm, quyết tranh thương với ngoại bang và biết khai thác sự ủng hộ của đồng bào, Bạch Thái Bưởi đã nhanh chóng thành công với một đội tàu ngày càng mạnh. Các tuyến đường thủy ngày càng mở rộng tới nhiều miền đất mới. Đội tàu mang những tên hiệu gắn với niềm tự hào dân tộc như Đinh Tiên Hoàng, Bạch Đằng... đã vươn ra các tuyến đường vùng duyên hải, đến cả một số bến cảng lân cận tại Hồng Kông [Trung Quốc], Singapore... Câu nói gây ấn tượng nhất của Bạch Thái Bưởi trong gian đoạn kinh doanh vận tải là: “Chiến thắng không hiểm nguy là chiến thắng không vẻ vang”.

3. Làm ăn phát đạt trong lĩnh vực vận tải thủy và được người đời xưng tụng là “ông vua đường thủy”, năm 1921, Bạch Thái Bưởi vươn sang khai thác mỏ. Ông mua lại từ người Pháp hai mỏ Ăngtoan và Cadip, đầu tư khai thác than, xây dựng tuyến đường sắt chuyên chở than dài 3km. Rồi ông mua tiếp mỏ than Bí Chợ và Yên Thọ rộng 1.924ha và cho làm tuyến đường sắt chuyên chở than ra bến Đá Bạc dài 5,5km. Cùng thời gian đó, ông hùn vốn cùng với một chủ mỏ khác khai thác một mỏ than rộng 450ha. Hằng năm, tổng sản lượng than khai thác được của ông lên tới 9.500 tấn. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, than của công ty còn được xuất sang Pháp và Nhật Bản.

Trước sự phát triển nhanh chóng của các nhà tư sản Việt Nam, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã đưa ra những chính sách thuế gây bất lợi cho các nhà sản xuất và thương mại trong nước. Năm 1926, trước Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Bạch Thái Bưởi đã trực diện phản ứng lại chính sách thuế của Thống sứ Bắc Kỳ Robin khiến ông này lên giọng tuyên bố trước các dân biểu: “Ở đâu có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”. Không chấp nhận thái độ hách dịch, coi thường người Việt, ông đã đanh thép đáp lại: “Ở đâu có Bạch Thái Bưởi, ở đó không có Robin”. Ông trở thành nhà doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn tới “phong trào chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp” của giới doanh nhân nước ta lúc đó.

Với đầu óc thực tế, tầm nhìn xa, Bạch Thái Bưởi còn muốn xây dựng nhà máy nước, nhà máy điện cho Nam Định, xây dựng đường sắt Nam Định - Hải Phòng..., thậm chí mong muốn “cải tạo Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris”, nhưng đáng tiếc là một cơn đau tim vào ngày 22-7-1932 đã khiến nhiều dự định lớn lao của ông trở thành dở dang.

Mặc dù thời bấy giờ chưa phải là nhà tư sản giàu nhất Việt Nam, song điều khiến tên tuổi Bạch Thái Bưởi được tôn vinh đến mai sau chính là bởi trong bối cảnh tối tăm của đất nước hơn trăm năm trước, ông là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, góp phần khai sáng, khai trí cho cộng đồng bằng ý chí tự cường, tinh thần dân tộc và khát vọng “giong buồm ra biển lớn”. Và điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong thời hội nhập hiện nay.

Bạch Thái Bưởi [1874 – 22 tháng 7 năm 1932] là một doanh nhân người Việt đầu thế kỷ 20. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 [nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi]. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và in ấn.

Cuộc đời của Ông Bạch Thái Bưởi

Khái quát

Trong khát vọng làm giàu của Bạch Thái Bưởi thể hiện đậm nét tính đua tranh, sự bất bình của người Việt trước những thế lực ngoại bang. Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Trong một Hội nghị kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin, đang làm Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”; ông đã đáp lại:” Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin.”

Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.

Chân dung doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Bạch Thái Bưởi đã được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng. Những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường của ông như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa được thương nhân sau này đánh giá là đã lấp đầy 10 khiếm khuyết cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam mà Lương Văn Can đã từng chỉ ra. Khi nhận định về ông, hội Khai Trí Tiến Đức cho rằng: Cụ là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của Cụ đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của Cụ đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà.

Ngày nay ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông, cảng Bạch Thái Bưởi ở cuối đường Bạch Thái Bưởi. Một CLB Doanh nhân ở Hà Nội xin tên ông làm tên của CLB [CLB Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, tại số 164 Lê Thanh Nghị, Hà Nội], và tinh thần của ông làm Hiến chương của CLB này.

Cuộc đời và sự nghiệp

Khởi nghiệp

Bạch Thái Bưởi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc [Yên Phúc], huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông [nay là Yên Phúc, Hà Đông, Hà Nội], tên thật là Đỗ Thái Bửu. Gia đình ông vốn họ Đỗ nhưng vì cha ông là Đỗ Văn Cóp mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Sau thời gian học quốc ngữ và tiếng Pháp; ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Khi đó ông có tên là Ký Năm.

Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính và ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất.

Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp với xã hội phương Tây.

Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông đã xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương.

Sau ba năm kinh doanh, ông đã trở nên giàu có và đã tách riêng để kinh doanh độc lập bằng việc bỏ vốn ra buôn ngô, nhưng lần này ông đã thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy, ông vẫn tung nốt những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và ông đã trúng thầu. ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh [1906 – 1913], ở Nam Định [1906 – 1909], ở Thanh Hóa [1907 – 1909].

Hàng hải

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu [Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long] của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy [Vinh] Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa.

Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào minh chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.

Từ sự thành công đó, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa đã bị phá sản như Marty d’Abbadie, công ty Desch Wander… tên của những con tàu của các hãng bị ông đánh bại và mua lại đã được gắn đầy trên bức tường trong phòng làm việc của ông.

Năm 1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tầm nhìn của Bạch Thái Bưởi, đó là ông đã quyết định mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở Hải Phòng. Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Đến năm 1916, Bạch Thái Bưởi đã chuyển trụ sở của hãng từ Nam Định xuống Hải Phòng, và tại đây, một công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi công ty đã ra đời. Năm 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này.

Ngày 7 tháng 9 năm 1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm [Hải Phòng] chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó. Sự việc này được xem là sự kiện tượng trưng cho “Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp” của giới tư sản Việt Nam lúc đó.

Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là Chúa sông Bắc kỳ. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, và Philippines. Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930; khi ấy công ty có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ và cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu, dưới sự điều khiển của một quản đốc có tên là Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi. Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân trang những con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt những tàu pha sông biển. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Mỏ

Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện đại như kiểu công ty Ford của Hoa Kỳ, với các lĩnh vực như: đấu thầu thu thuế ở Chợ Rồng, Nam Định, mở ty nước ở Thái Bình, mở quán cơm Tây ở Thanh Hoá…

Đặc biệt, Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào một lĩnh vực được coi là cấm kỵ của thời Pháp thuộc, đó là ngành khai thác mỏ. Các mỏ than lúc bấy giờ đều nằm trọn trong tay người Pháp. Năm 1928, Bạch Thái Bưởi dốc nhiều tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên. Nhận thức rằng muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có người điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật, ông nhờ người thân tín ở Pháp, tuyển dụng ở các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc.

Sau thành công trong khai thác than, ông kinh doanh bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Văn hóa – Ấn bản

Có lẽ đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh văn hoá. Ông đã đầu tư xây dựng “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” [sau là Đông Kinh ấn quán]. Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hóa nhật báo với tôn chỉ: “Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau… mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm…”. Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm giàu “vì dân giàu thì nước mới giàu”. Tờ báo Khai hóa ra được 22 số trước khi đình bản.

Ông ủng hộ lập trường của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Cuối đời

Bạch Thái Bưởi còn dự định tạo dựng nhiều công trình như xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg [Đức], chương trình đặt ống cống, xây nhà máy nước, dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng,… nhưng ông đã không thực hiện được.

Bạch Thái Bưởi mất ngày 22 tháng 7 năm 1932 tại Hải Phòng, sau một cơn đau tim.

Vinh danh

Tại quê nhà Yên Phúc, khu Đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội có con đường mang tên ông

Tại Nha Trang con đường hoa giấy đẹp nhất mang tên ông.

Mất nhà cho nhà nước

Vợ chồng Bạch Thái Bưởi có tòa nhà hai tầng [gồm nhiều căn] ở góc đường Đinh Tiên Hoàng – Trần Hưng Đạo [quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng]. Thời điểm tháng 10/1958, khi lên đường tham gia kháng chiến, ông Bạch Thái Hải [cháu nội của cụ Bạch Thái Bưởi] đã gửi Thành phố Hải Phòng giữ giúp tòa nhà. Khi gửi có giấy viết tay.

Sau kháng chiến, ông Bạch Thái Hải có đơn xin lại nhà từ năm 1992. Tháng 7/1993, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản chuyển đơn kiến nghị của ông Hải cho Thành phố Hải Phòng giải quyết. Tuy nhiên, việc đòi nhà không có kết quả. Sau đó, ba căn nhà mặt tiền đường Đinh Tiên Hoàng được Thành phố Hải Phòng bán thanh lý cho ba hộ dân.

Sau nhiều năm đòi lại nhà để làm nơi thờ tự không có kết quả, vào tháng 12/2019, bà Bạch Quế Hương [chắt nội ông Bạch Thái Bưởi] muốn trả lại cho Nhà nước các bằng khen, danh hiệu đã được trao tặng.

Câu chuyện về sự nghiệp và cuộc đời của ông

Thân thế và sự nghiệp của doanh nhân Bạch Thái Bưởi [1874 – 1932]

Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Yên Phúc, Nay là Phường Phúc La, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Từ nhỏ ông đã phải giúp đỡ mẹ bán hàng rong kiếm sống. Gia đình ông vốn họ Đỗ nhưng vì cha mất sớm, nhờ một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ông đi học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch và lấy tên là Bạch Thái Bưởi. Một thời gian sau, khi đã có được một ít chữ nghĩa, ông thôi học đi làm thư ký cho công sứ Bonnet – người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Lúc đấy ông lấy tên là Ký Năm. Làm việc khoảng một năm, Bonnet cho cậu về Pháp tham dự cuộc triển lãm Boocdo.

Bạch Thái Bưởi đến Pháp

Đến Pháp, trước nền văn minh phương Tây hào nhoáng, Bạch Thái Bưởi ngạc nhiên nhưng không choáng ngợp, trái lại càng ra sức tìm tòi, học hỏi cách làm việc của người Pháp. Về nước, Bạch Thái Bưởi xin nghỉ việc làm thư ký, quyết tâm đi vào con đường doanh nghiệp. Lúc ấy, Pháp đang xúc tiến công trình đường xe lửa nối liền Hà Nội – Sài Gòn. Cầu Long Biên – Hà Nội đang khởi công, công ty Hoả Xa đang cần gỗ. Bạch Thái Bưởi hợp tác với một nhà thầu người Pháp cung cấp gỗ làm tà-vẹt. Trong ba năm liền, ông lặn lội khắp Miền Bắc, Miền Trung tìm kiếm các loại gỗ cho công trình.

Qua cuộc thầu này, ông học được nhiều kinh nghiệm làm ăn, đồng thời cũng tích luỹ được một số vốn mở tiệm cầm đồ. Ông là người Việt Nam đầu tiên phiêu lưu vào một nghề nhiều vốn, cần có kỹ thuật chuyên nghiệp. Cầm đồ chủ yếu là cầm nữ trang, vàng, bạc, kim cương, phải có chuyên môn, biết thử vàng, biết xem hạt xoàn. Ngoài ra còn phải biết xem sổ sách, kế toán theo luật định. Đây cũng là giai đoạn Ông có dịp thi thố tài năng trong kinh doanh.

Các đối thủ người Hoa lúc đầu khinh thường, chỉ chờ ngày ông sập tiệm, nhưng tiệm cầm đồ của Bạch Thái Bưởi, chẳng những đứng vững mà còn phát triển mạnh. Sự thành công của Ông, một mặt nhờ làm ăn tín nhiệm, mặt khác nhờ đồng bào vì tinh thần dân tộc sẵn sàng ủng hộ nhà kinh doanh Việt trong buổi sơ khai của nền kinh tế, dám đương đầu với người nước ngoài. Tầm hoạt động của ông không hạn chế ở một ngành nghề. Từ năm 1906, ông còn thầu thuế ở Nam Định, Thanh Hoá, mở hàng cơm ở Thanh Hoá, Công ty rượu ở Thái Bình. Ông còn có kế hoạch mở một nhà máy xay lúa ở Nam Định cùng một nhà máy điện cũng ở tại đây.

Ông dấn thân vào ngành vận tải đường sông

Cũng thời điểm đó, ông dự định xây dựng một đường xe lửa nối liền Nam Định – Hải Phòng. Tiếc thay những ý định này của ông không thực hiện được vì chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Năm 1909 đánh dấu một bước tiến trong cuộc đời doanh nghiệp đầy sóng gió của ông, đó là ông bước vào lĩnh vực kinh doanh mới: ngành vận tải đường sông Vào đầu thế kỷ 19, hai hãng của Pháp Messagerie Maritime và Chargeurs Reunis độc quyền ngành vận tải đường biển ở Việt Nam.

Về vận tải đường sông ở Nam Kỳ, có ông Nguyễn Văn Kiệu tranh thương với Hoa Kiều, có tàu chạy đường Sài Gòn – Lục tỉnh. ở Bắc Kỳ có hai hãng của Pháp: Hãng Marty tại Hà Nội có 3 chiếc tàu và một xưởng sửa chữa, hãng Deschwanden ở Hải Phòng có 6 chiếc tàu và một số hãng của người Hoa có khoảng 20 chiếc tàu. Năm đó, hãng tàu Marty mãn hạn hợp đồng chạy thử và chuyên chở khách hàng. Ông Bưởi mướn 3 chiếc tàu của hãng Marty. Lúc này, ông gặp phải các đối thủ đáng gờm là các chủ người Pháp và người Hoa. Họ quyết chí đánh bại ông bằng trăm phương nghìn kế.

Người Hoa áp dụng chiến thuật cá lớn nuốt cá bé, hạ giá vé chuyến từ Hà Nội đi Nam định từ 4 hào xuống còn 3 hào để giành khách. ông Bưởi đành phải hạ giá xuống còn 3 xu để cạnh tranh. Hoàn cảnh của Ông lúc đó như đứng bên bờ vực thẳm phá sản. Mướn 3 chiếc tàu 2 nghìn đồng/một tháng, mỗi chuyến tàu chỉ thu được hai mươi đồng.

Trong thế “trứng chọi đá” đó Bạch Thái Bưởi nghĩ đến thứ vũ khí mà cả hai đối thủ trên đều không có, đó là tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Bạch Thái Bưởi tin rằng sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào mình, chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của người Việt Nam vốn không ưa gì sự áp chế của ngoại bang. Từ niềm tin đó, ông tìm ra những giải pháp hợp lý như đặt tên các anh hùng dân tộc cho các đội tàu của mình, tạo dựng các bến đỗ thuận tiện và giá vé hợp lý, cổ động đồng bào sử dụng phương tiện của ông để đi lại, giao thương trên các miền sông nước.

Biệt danh chúa sông Bắc Kỳ

Từ thứ vũ khí đó, ông dần dần mạnh lên và phát triển, thâu tóm được các Công ty vận tải của người Pháp và người Hoa. Năm 1915, ông mua luôn 3 chiếc tàu, cả xưởng sửa chữa và đóng tàu củ A.R. Marty tại Cửa Cấm nay thuộc thành phố Hải Phòng. Năm 1917 hãng Deschwanden phá sản, ông mua hết cả đội tàu 6 chiếc và nhận Deschwanden về làm công. Từ đó, nhiều đội tàu của ông giao thương trên khắp miền sông nước và được giới doanh nghiệp đương thời tặng ông biệt hiệu “chúa sông Bắc kỳ”.

Trong vòng 10 năm [1909 -1919], Công ty Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều xà lan với những đội tàu mang tên Phi Long, Phi Hổ, Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi… chạy hầu hết các tuyến sông miền Bắc rồi vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước xung quanh như Hồng Kông, Nhật Bản, Philippin, Singapore, Trung Quốc. Kinh doanh vận tải đường sông và tiếp đến là kinh doanh hàng hải là lĩnh vực thành đạt nhất trong sự nghiệp của ông. Năm 1928 dự đoán trong tương lai ngành than đá sẽ phát triển mạnh, ông chuyển nhượng lại toàn bộ Công ty tàu thuỷ cho hãng Sauvage để lấy vốn đầu tư khai thác than đá, mua lại hai hầm mỏ của người Pháp ở Bí Chợ và Cẩm Thực [tỉnh Quảng Yên] và một lần nữa, Ông đã thành công.

Than của Ông được thị trường nội địa tiêu thụ và xuất khẩu ra nhiều nước mà khách hàng chính lại là Pháp và Nhật. Ông còn cử đại diện Pháp thương lượng với Trường Đại học Hầm mỏ tuyển dụng trước kỹ sư giỏi, thậm chí đỗ thủ khoa người Pháp, khi tốt nghiệp sẽ sang Việt Nam làm việc cho Ông. Ông còn thâu dụng cả sinh viên người Ba Lan vào làm quản lý ở mỏ. Xuất thân từ người lao động làm thuê nên ông rất quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của 2500 công nhân làm việc trong công ty mình.

Đóng góp của ông về lĩnh vực văn hóa

Cùng với đóng góp về phát triển kinh tế, đóng góp quan trọng thứ hai của Bạch Thái Bưởi thuộc về lĩnh vực văn hoá. Ông bỏ vốn xây dựng nhà in lớn ở Hà Nội thời bấy giờ, mang tên “Đông kinh ấn quán” và xuất bản tờ Nhật Báo khai hoá [số đầu tiên ra ngày 15/7/1921]. Trong tôn chỉ của tờ khai hoá ông chỉ rõ:

  • Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá cho nhau, dạy bảo lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau, giữ cho cái cũ biến cải một cách điều hoà lẽ phải, dung hợp cái văn hoá cũ với văn minh mới, giúp vào sự truyền bá và sự tiến hoá của quốc văn cũng là mở mang con đường thực nghiệp..;
  • Hai là, giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những sự yêu cầu thiết thực chính đáng của quốc dân;
  • Ba là, diễn giải những ý kiến, những lợi ích của các công việc Chính phủ đang trù tính. Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệm mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý qua tờ Nhật báo khai hoá cũng cùng mục đích với các nhà Duy Tân yêu nước trong phong trào Đông kinh nghĩa thục.

Bạch Thái Bưởi không chỉ là tấm gương “làm giàu với hai bàn tay trắng” mà còn mong muốn tất cả người Việt Nam vào con đường thực nghiệp làm giàu. Tuy tờ Nhật báo khai hoá chỉ ra được 22 số rồi đình bản. Nhưng sự khởi động về văn hoá của nó rất tiến bộ và rất đáng được trân trọng. Tiếc thay, ngày 22/7/1932 Bạch Thái Bưởi đã trút hơi thở cuối cùng tại Thành phố Hải Phòng – mảnh đất giúp ông trở thành “Chúa sông Bắc Kỳ” hưởng dương 58 tuổi. Khi nhận định về ông, Hội khai trí Tiến Đức cho rằng: “Ông là một bậc Vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của ông đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo”. ứng Hoè Nguyễn Văn Tố – Một bậc túc nho trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh là: “Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà”.

Bạch Thái Bưởi là một doanh nhân yêu nước

Qua những tài liệu lịch sử còn lưu dữ những ý kiến đánh giá, phân tích của các giáo sư sử học, ta có thể nói Bạch Thái Bưởi là một người yêu nước với câu nói bình dị mà hàm chứa lòng tự hào dân tộc “Người Việt Nam, đi tàu Việt Nam”, phải chăng đây là tiền ý của câu nói sau này chúng ta thường dùng: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Chí khí quật cường của nhà doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh với tư sản mại bản thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc của ông được thể hiện rõ tại Hội nghị Kinh tế Tài chính Bắc Trung Nam, Bạch Thái Bưởi đã đứng lên bênh vực các nhà tư sản dân tộc, công kích chính sách thuế của nhà nước bảo hộ Pháp, Viên toàn quyền Robin nổi nóng giữa hội nghị và doạ Bạch Thái Bưởi: “Chỗ nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”. Bạch Thái Bưởi liền trả đũa: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.

Câu nói này có thể xếp cùng dòng tư duy với câu nói nổi tiếng trong lịch sử đời Trần: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, hoặc câu nói của Trương Công Định: “Bao giờ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây”. Tính độc lập tự chủ trong kinh doanh của ông phải chăng đã được khởi nguồn từ tính độc lập dân tộc trong dòng máu của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Sự nghiệp của Ông, những thành công trong kinh doanh của Ông luôn gắn với tinh thần dân tộc, thể hiện lòng tự hào dân tộc và cũng do biết phát huy tinh thần dân tộc, mà Ông đã vượt qua những khó khăn, đưa Ông đến những thành công. Ngày nay, giới Doanh nhân nước ta coi ông như là một tấm gương sáng để noi theo.

Bản di chúc dài 30 trang của Bạch Thái Bưởi

Bản di chúc của Bạch Thái Bưởi dài 30 trang. Chắt nội của ông cho biết: “Cụ để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la…”.

Mộng lớn chưa thành

Sinh thời, Bạch Thái Bưởi dự định tạo dựng nhiều công trình như xây nhà máy xay gạo ở Nam Định với thiết bị mua từ Đức; xây nhà máy nước, nhà máy điện ở TP. Nam Định; xây đường sắt Nam Định – Hải Phòng…

Bạch Thái Bưởi còn dự định mua tàu viễn dương để chở than bán cho người ngoại quốc với lá cờ Bạch Thái Bưởi của người Việt tung bay phấp phới tại các cảng quốc tế…

Kí hiệu cờ của công ty tàu thủy do Bạch Thái Bưởi sáng lập. Ảnh: Gia đình cung cấp

Nhưng mộng lớn chưa thành thì ông mất sau một cơn đau tim đột ngột vào ngày 22/7/1932 tại Hải Phòng, mảnh đất giúp ông trở thành “Chúa sông Bắc Kỳ”.

Tại Hội chợ triển lãm tổ chức tại Paris [Pháp], than Việt Nam được giới thiệu nhưng ông đã mất trước ngày diễn ra hội chợ. Ông đã không thực hiện được giấc mộng của mình: “Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris”.

Bà Bạch Quế Hương, chắt nội của ông khẳng định, hiện nay bà đang giữ bản di chúc của Bạch Thái Bưởi.

Bà cho biết thêm, bản di chúc dài 30 trang, bằng tiếng Pháp, được lập trước ngày Bạch Thái Bưởi mất khoảng 3 tháng. “Cụ tôi mất đột ngột khi còn đang ở đỉnh cao sự nghiệp và nhiều dự định dang dở, tuy nhiên dường như ông đã linh cảm được trước điều này”, bà Thái Hương cho biết.

Cũng theo bà Hương, bản di chúc cho thấy tài sản của Bạch Thái Bưởi vô cùng lớn. “Cụ để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la…”.

Bạch Thái Bưởi để lại nhiều bất động sản ở khắp nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí – Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh [Nghệ An].

Không chỉ bất động sản, ông còn sở hữu nhiều tàu, hầm mỏ. Đặc biệt, đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh văn hoá [in ấn, xuất bản]. Ông đã đầu tư xây dựng công ty in và xuất bản cũng như cho ra đời 1 tờ báo hàng ngày.

Trong bản di chúc, việc tiếp nối sự nghiệp kinh doanh, Bạch Thái Bưởi tin tưởng giao trọn cho con trai Bạch Thái Tòng.

Giấy ủy quyền doanh nhân Bạch Thái Bưởi giao lại cho con trai Bạch Thái Tòng quản lý, điều hành, tiếp nối công việc kinh doanh [Giấy ủy quyền nằm trong Bộ di chúc của Bạch Thái Bưởi]. Ảnh: Gia đình cung cấp

“Đám tang lớn chưa từng có”

Sau khi ông mất, gia đình đã làm mặt nạ bằng thạch cao để lưu giữ gương mặt người doanh nhân tài hoa này. Thời đó, chỉ có giới nhà giàu mới có thể làm mặt nạ thạch cao. Tấm mặt nạ thạch cao này đang được bà Quế Hương lưu giữ.

Mặt nạ bằng thạch cao của ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp

Bà Quế Hương kể: “Theo những người già quen biết gia đình ở Hải Phòng, đám tang cụ tôi lớn nhất thời bấy giờ ở Hải Phòng. Người đưa đám kéo dài hàng km. Trong đó có những người lao động nghèo từng được ông giúp đỡ ở các tỉnh, biết tin ông mất cũng kéo về.

Mặt con nghê bằng ngọc bích [ảnh phải] được cải táng cùng ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp

Dù mất ở Hải Phòng nhưng cụ được mai táng ở phường Phương Đông, TP. Uông Bí, Quảng Ninh. Bởi trước đó, sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi gắn chặt với vùng mỏ Uông Bí, mà cụ thể là khu vực hồ Yên Trung, phường Phương Đông.

Ngày nay, khu vực cảng cho tàu vào ăn than và xuất than đi bán của công ty Bạch Thái Bưởi được đặt tên là cảng Bạch Thái Bưởi.

Một tập đoàn nhà nước làm về than đã lấy tên cụ đặt cho công ty con của mình đồng thời lập một đền thờ doanh nhân Bạch Thái Bưởi ngay quả đồi nhìn ra cảng Bạch Thái Bưởi.

Bà bạch Quế Hương bên mộ của doanh nhân Bạch Thái Bưởi sau khi di dời về Văn Quán, Hà Đông. Ảnh: Gia đình cung cấp

Mộ của Bạch Thái Bưởi nằm trên một quả đồi của gia đình. Để đưa quan tài từ dưới lên trên đỉnh đồi, người nhà đã phải làm đường ray và dùng tời để chuyển quan tài lên. Một lực lượng người lớn phải huy động để vận chuyển”.

“Người ta kể rằng, tấm bia mộ của cụ Bưởi phải tôi hơn 2 tấn vôi. Điều đó cho thấy khu mộ được xây rất cẩn thận, hoành tráng. Tuy nhiên sau này tấm bia mộ này cũng không còn…”, bà Quế Hương kể tiếp.

Sau khi Bạch Thái Bưởi mất, nhiều kẻ đã nhòm ngó tài sản trong phần mộ của ông. Họ tin rằng, với gia sản đồ sộ như vậy, ông phải được cải táng cùng rất nhiều vàng bạc, châu báu.

Chắt nội của Bạch Thái Bưởi cho biết: “Người phát hiện mộ cụ tôi bị đào trộm là một người làm công trong gia đình.

Gia đình người này trước đây được cụ tôi giúp đỡ nên rất hàm ơn cụ. Một lần trên đường đi làm mỏ, qua quả đồi, người này phát hiện mộ cụ bị đào trộm. Ông cùng gia đình đã chôn cất lại cho người quá cố”.

Mảnh kẽm trong quan tài doanh nhân Bạch Thái Bưởi và đá xanh rải dưới ngôi mộ. Ảnh: Gia đình cung cấp

Cũng theo bà Hương, xung quanh câu chuyện bị đào trộm mộ của Bạch Thái Bưởi có rất nhiều giai thoại.

“Người ta kể lại rằng, những kẻ đào trộm mộ sau đó đã phải mang đồ ăn cắp trả lại. Trong đó có một con nghê [bằng cái ấm] được làm bằng ngọc bích và một chiếc đồng hồ bằng vàng. Lúc đưa trở lại mộ, người ta lắc, chiếc đồng hồ vẫn chạy”, bà Hương kể.

Năm 2013, gia đình bà Quế Hương đã di chuyển mộ doanh nhân Bạch Thái Bưởi về quê là khu Văn Quán, Hà Đông.

Mộ của ông được thiết kế hình con tàu, như cuộc đời của Bạch Thái Bưởi, một con người luôn luôn có khát vọng vươn ra biển lớn…

10 điều thú vị về ‘vua tàu thuỷ’ Bạch Thái Bưởi

Câu nói nổi tiếng thấm đẫm tinh thần dân tộc “người Việt đi tàu Việt” của doanh nhân Bạch Thái Bưởi [1874 – 1932] là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ doanh nhân về sau.

Theo điếu văn của Hội Khai Trí Tiến Đức, Bạch Thái Bưởi là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu trong giới thương trường làm rạng danh con người Việt Nam một thời. Lịch sử của ông đáng được phô bày cho quốc dân biết, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn noi theo.

Tay trắng làm nên nghiệp lớn

Theo chị Bạch Quế Hương, chắt nội của cụ Bạch Thái Bưởi, tên hiệu cụ tự đặt cho mình có ý nghĩa là người làm nên nghiệp lớn từ bàn tay trắng. Tên cúng cơm của cụ là Đỗ Thái Bửu. Cả cuộc đời cụ gắn liền với số 7 kỳ diệu. Cụ là doanh nhân Việt Nam thời 1.0, thế hệ đầu tiên kinh doanh trong nghịch cảnh, cạnh tranh với người Hoa có tiền và người Pháp có quyền.

M&A đình đám đầu tiên Việt Nam

Cụ thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập [M&A] đầu tiên tại Việt Nam với việc mua nhà máy, mua tàu và nhà máy đóng tàu hãng Marty và Deschwanden của chủ tàu người Pháp và người Đức. Năm 1916, cụ chuyển trụ sở từ Nam Định ra Hải Phòng, từ sông ra biển lớn với cờ hiệu ba ngôi sao, cờ vàng, mỏ neo của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công ty.

Người Việt đầu tiên có nhà máy đóng tàu

Cụ Bạch Thái Bưởi có nhà máy đóng tàu đầu tiên và là cha đẻ của ngành đóng tàu thuỷ Việt Nam. Chiến lược mua nhà máy để chủ động các khâu khép kín từ thiết kế, đóng mới, vận hành và bảo dưỡng tàu bè. Nhà máy đóng tàu này là tiền thân của nhà máy đóng tàu Sông Cấm ngày nay.

Tổ nghề ngủ đêm trên du thuyền

Có thể nói, cụ Bạch Thái Bưởi là tổ nghề du thuyền và ngủ đêm trên tàu thuỷ của người Việt Nam. Từ đi thuê ba tàu Phi Long, Phi Phượng, Fai Tsi Long để bắt đầu kinh doanh sông nước từ năm 1909, cụ đã trở thành chúa sông Bắc kỳ và sở hữu đội tàu tới 30 chiếc xuôi ngược các con sông Bắc kỳ, chạy ven biển Đông Dương và cập bến nhiều cảng biển Châu Á. Tên tàu và các thông số đã được giới thiệu đầy đủ trong cuốn sách của tôi mang tên “Kinh doanh thời 1.0”

Một trong bốn tứ đại phú

Cụ Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp thành công và đóng góp xây cầu sắt Paul Doumer nay là cầu Long Biên bằng việc cung cấp gỗ và thanh tà vẹt xây đường sắt. Một trong tứ đại phú Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường tứ Bưởi, cụ Bạch Thái Bưởi được ca tụng đến nay mặc dù đứng thứ tư.

Cụ kinh doanh là phụng sự đồng bào, thành công bằng sự tử tế và tinh thần ái quốc, khởi nghiệp kiến quốc.

Tàu An Nam đầu tiên

Nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi tự thiết kế và đóng mới tàu Bình Chuẩn theo kỹ thuật phương tây loại lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam những năm 20 của thế kỷ trước và gây tiếng vang lớn là tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn vào ngày 17/9/1920. Thương giới và đồng bào ca tụng cụ là vua tàu thuỷ có lẽ từ lúc này.

Nhà quý tộc thành tín, đạo nghĩa, trách nhiệm

Cụ Bạch Thái Bưởi đã được bầu làm Hội phó Hội Khai Trí Tiến Đức, di sản trụ sở hội nay là 79 Hàng Trống, cạnh Hồ Gươm. Cụ là người sáng lập ra Hội Hợp Thiện mục đích để hộ sinh, hộ tử, tế bần, di tích còn lại là nhà tang lễ Phùng Hưng, thành phố Hà Nội.

Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Cụ cổ suý phong cờ thực nghiệp trống canh tân theo ý chí cụ Phan, trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp; đấu tranh bất bạo động với phương châm dân quốc phú cường giành lại độc lập.

Cả hai đời vua khen thưởng

Nhà quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm được hoàng đế Khải Định trao “Hàn Lâm Viện Thị Độc”. Hoàng đế Bảo Đại có chiếu khen ngợi vì đã cứu đói Huế sau lũ lụt. Hiện vật này gia đình chị Bạch Quế Hương còn lưu giữ. Nhân hiệu và thương hiệu tàu Bưởi còn được yêu mến đến ngày nay.

“Than ôi mây mờ Cửa Cấm, gió lạnh ngàn Yên, cụ theo mây theo gió về với mỏ cũ bến xưa” ở tuổi 58 khi giấc mơ ra biển lớn còn dang dở.

Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu

Cụ Bạch Thái Bưởi là một doanh danh Việt được sống qua hai thế kỷ 19 và 20, nước Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến. Cụ được vua Việt “ban thưởng”, được nước Pháp trao tặng huân chương cao quý bắc đẩu bội tinh và sau này nhà nước Việt Nam truy tặng “doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” nhân ngày doanh nhân 13/10.

[*] Ông Phạm Hà là tác giả cuốn sách “Kinh doanh thời 1.0” và cũng là người “kế nghiệp” cụ Bạch Thái Bưởi với du thuyền mang tên Heritage Bình Chuẩn.

Nguồn: vi.wikipedia.org, haiphong.gov.vn, vietnamnet.vn

Video liên quan

Chủ Đề