Vì sao mẹ mới sinh hay giảm trí nhớ

Bạn có bao giờ nghe mọi người nói về việc thường hay quên linh tinh sau khi sinh con không? Giảm trí nhớ sau khi sinh chỉ là một hiện tượng tạm thời và nhanh chóng qua đi thôi. Tuy nhiên, nếu như bạn quá lo lắng về vấn đề này, bạn có thể thử áp dụng một vài cách sau để khắc phục và hạn chế phần nào căn bệnh hay quên này.

Nếu là thành viên của một hội nhóm bỉm sữa nào đó trên mạng xã hội, mẹ sẽ thường xuyên thấy các bài viết nội dung than phiền về chuyện “đánh rơi mất não”, “não cá vàng”, giảm trí nhớ sau sinh. Không đánh đồng tất cả nhưng đây là hiện tượng phổ biến và được khoa học chứng minh là có thật.

Nguyên nhân giảm trí nhớ sau sinh

Sau khi sinh, khoảng 99% các mẹ bỉm sữa cuống cuồng đi tìm lại “cái não” bởi có lẽ đã để quên luôn ở bệnh viện rồi! Từ chuyện nồi cá kho cháy đen, giặt đồ quên phơi đến cả tình huống ru con ngủ trên võng mà cữ ngỡ bé đang ngon giấc trong phòng. Những chuyện dở khóc dở cười này gây biết bao phiền toái trong sinh hoạt của mẹ, vậy nguyên nhân do đâu?

Hội chứng hay quên của các mẹ sau sinh đã được các nhà khoa học Australia chứng minh là thực sự tồn tại bằng nghiên cứu trên 1.000 phụ nữ mang thai và so sánh với những chị em bình thường.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau sinh chính là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kỳ đã gây tác động lên não. Cụ thể, sự gia tăng hormone estrogen trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer khi về già.

Lượng estrogen trong thời kỳ có thai cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường. Điều này tác động lên thần kinh não bộ của phụ nữ, khi cộng hưởng thêm các lý do đến từ stress tâm lý, trầm cảm sau sinh sẽ càng khiến chị em giảm trí nhớ nặng hơn.

Giảm trí nhớ sau sinh khi nào thì khỏi?

Trong 6 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng trước khi sinh, hormone estrogen bắt đầu hoạt động gây nên chứng suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai. Sau sinh và thời kỳ cho con bú, lượng estrogen trong bộ não sẽ giảm xuống, nhưng thay vào đó lượng lớn hormone oxytocin được tiết ra và lấp đầy bộ não. Kết quả là chị em càng trở nên “đãng trí” nhiều hơn.

Theo các nhà khoa học, thời gian để nữ giới sau sinh lấy lại được trạng thái cân bằng hormone là khoảng nửa năm cho đến 1 năm. Hội chứng này không phải là bệnh nên không cần điều trị bằng thuốc. Do đó nếu mẹ đang thắc mắc suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì thì không cần quan tâm đến điều này nhé.

Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh và khiến chị em gặp không tít rắc rối. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thậm chí dẫn đến chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Vậy làm cách nào để có thể khắc phục được tình trạng này?

Hay quên – chuyện thường ở phụ nữ sau sinh

Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân là do áp lực công việc, gia đình, thiếu máu não, suy giảm estrogen, thoái hóa tế bào thần kinh....

Ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh, hàm lượng hocrmon estrogen ở trong máu bị suy giảm một cách đột ngột. Do vậy, cùng với rối loạn các hocrmon khác, sẽ gây ra rối loạn hoạt động cơ bản của các tế bào thần kinh ở não, trong đó có các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin [liên quan đến trí nhớ]. Tình trạng suy giảm trí nhớ ở các sản phụ có tỷ lệ khá cao.

Thông thường, chứng “đãng trí” tạm thời ở phữ sau sinh sẽ tự động biến mất khi hết tác động của hormone thai kì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, tình trạng này không những không mất đi mà còn ngày càng trầm trọng, có thể dẫn đến chứng trầm cảm.

Tập ghi nhớ công việc là cách giúp khắc phục chứng "đãng trí" sau sinh

Nhiều bà mẹ sau khi sinh, không thể quen với việc thức đêm do em bé có sở thích “ngủ ngày cày đêm”. Thậm chí, các bé ngoan ngoãn cũng sẽ thức dậy nhiều lần để ăn đêm và đi vệ sinh. Bởi vậy, trong hơn 1 năm đầu, gần như các bà mẹ trẻ không có một giấc ngủ trọn đêm. Việc mất ngủ kéo dài làm các tế bào não không được nghỉ ngơi và phục hồi dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Các cách khắc phục chứng hay quên sau sinh

Để cải thiện tình trạng “đãng trí” sau sinh, các sản phụ có thể áp dụng một vài cách sau:

- Tập yoga: Đây là biện pháp rất tốt giúp cơ thể được thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi đồng thời rèn khả năng tập trung cho não. Vì thế mỗi ngày, chị em nên dành 10 phút để ngồi thiền, kiên trì làm sẽ giúp não cải thiện trí nhớ rất tốt.

Yoga giúp não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn và rèn khả năng tập trung

- Luyện khả năng ghi nhớ: bằng cách chơi trò chơi ghép chữ, giải câu đố, sudoku hoặc các trò chơi có liên quan đến đếm số và ghi nhớ… sẽ có tác dụng cải thiện đáng kể bệnh đãng trí sau sinh.

- Nghỉ ngơi hợp lý: Chị em sau sinh nên chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để tránh căng thẳng trong việc chăm sóc con mới sinh; sắp xếp công việc hợp lý, tránh thức khuya, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, làm việc cần kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn.

- Nghe nhạc cổ điển: Âm nhạc luôn khiến tâm hồn con người được thoải mái và thư giãn. Vì thế, để tránh căng thẳng và suy giảm trí nhớ bạn nên nghe những bản nhạc giao hưởng cổ điển nhẹ nhàng, rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ và khắc phục chứng đãng trí sau sinh.

Những bản nhạc cổ điển nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần thư giãn, thoải mái, rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ

- Ngủ đủ giấc: Sau sinh, vì phải dành nhiều thời gian để chăm sóc em bé nên người mẹ thường thiếu ngủ trầm trọng. Thiếu ngủ không chỉ làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chức năng ghi nhớ của não bộ. Vì thế, chị em nên tranh thủ ngủ cùng con, đảm bảo đủ 8 tiếng/ngày.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chị em cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng giàu chất bổ cho não và giàu chất estogen tự nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu nành, một số loại hạt như hạt điều, hạt lạc, hạt vừng và hạt hướng dương... Hạn chế các chất kích thích như bia rượu, chè đặc, cà phê và thuốc lá.

Để được tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe thai kỳ cũng như chứng hay quên sau sinh, liên hệ hotline 091 585 0770

Quá trình mang thai có thể làm giảm chất xám của người mẹ nhưng nó lại là nhân tố giúp hai mẹ con trở nên gắn kết nhiều hơn.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có một loạt các thay đổi về thể chất như ốm nghén, kiệt sức, ngực phát triển nhanh, khớp lỏng lẻo, phù nề bàn tay, bàn chân, thay đổi tóc, da, khô mắt,... Đặc biệt, dấu hiệu suy giảm trí nhớ sau sinh là triệu chứng thường gặp. Hội chứng này biểu hiện qua những dấu hiệu như: làm trước quên sau khó tập trung và ghi nhớ, hay mất đồ, để quên đồ.

Một nghiên cứu của TS Elseline Hoekzema - Nhà thần kinh học tại Đại học Leiden [Hà Lan] chứng minh dấu hiệu suy giảm não bộ ở phụ nữ sau sinh. Cụ thể, nghiên cứu này đã phân tích bản quét hình ảnh não của 25 phụ nữ cả lúc trước khi họ mang thai và hai tháng sau khi em bé ra đời.

Những thay đổi trong não của phụ nữ mang thai được cho là để chuẩn bị cho việc gắn bó với thai nhi. Ảnh: Freepik.

Kết quả cho thấy, não của các bà mẹ sau khi sinh con đã bị mất đi một số chất xám hay còn gọi là các tế bào trong não giúp xử lý thông tin. Đặc biệt, mất chất xám trong não của phụ nữ mới sinh con sẽ kéo dài đến hai năm sau khi sinh. Lý giải về hiện tượng này, bà Elseline Hoekzema cho biết, nguyên nhân trực tiếp khiến não của các bà mẹ mất đi một số chất xám là do sự xuất hiện của các hormone thai kỳ gồm estrogen và progesterone hoặc do hormone bị giảm mạnh sau khi sinh. Chính sự thay đổi này sẽ khiến nhận thức của các bà mẹ về các hoạt động dần "lu mờ" vì họ chỉ đặt con cái làm mối quan tâm hàng đầu.

Tiến sĩ Hoekzema nhận định, mang thai và làm mẹ có thể được xem là một loại giai đoạn thứ hai trong quá trình trưởng thành của bộ não. Khi đó, người mẹ sẽ trở nên gần gũi hơn với con, nhạy cảm hơn với nhu cầu của bé. Sự thay đổi này có thể kéo dài ít nhất hai năm sau khi sinh là để giúp các bà mẹ chăm sóc con tốt hơn trong thời gian này. Do đó, việc mất đi chất xám nghe có vẻ khủng khiếp nhưng nó lại cần thiết cho sự phát triển bình thường về nhận thức và tình cảm.

Cách khắc phục tình trạng giảm trí nhớ sau sinh

Giảm trí nhớ sau sinh có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên lưu ý các hoạt động sau:

Ngủ đủ giấc: giấc ngủ là mấu chốt của việc tăng cường trí nhớ. Do đó, các bà mẹ nên sớm hình thành thói quen ngủ cho bé hoặc phân bổ thời gian hợp lý để bản thân có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Trong giai đoạn mang thai, các bà mẹ cũng nên chọn tư thế ngủ thoải mái, nên ngủ nghiêng về bên trái để ngủ ngon và sâu hơn.

Luyện tập để tăng cường trí nhớ: khi chú tâm tập trung liên tục, não bộ sẽ hình thành thói quen, trí nhớ sẽ quay trở lại. Chị em luyện tập theo các quy trình là bắt đầu bằng việc quan sát, sau đó liên kết, học thầm và nhớ lại.

Tránh tạo áp lực: căng thẳng là những biểu hiện tâm lý của hệ thần kinh khi não bộ rơi vào tình trạng quá tải. Về lâu dài, tình trạng ức chế này sẽ trực tiếp gây ra những xung đột trong hoạt động của não bộ, đặc biệt là trong hoạt động ghi nhớ, khiến mẹ trở nên suy giảm trí nhớ.

Ăn uống hợp lý: trong thai kì các bà mẹ nên uống viên sắt để bổ máu, chống thiếu máu. Hàng ngày nên chọn ăn một số thực phẩm tốt cho não bộ, giàu B6 và acid folic như ngũ cốc, bột yến mạch, súp lơ xanh, dâu tây, táo, hạnh nhân, trứng cá hồi, uống nhiều chế phẩm từ đậu nành...

Huyền My [Theo BBC, New York Times]

Video liên quan

Chủ Đề