Bài tập kim loại tác dụng với muối lớp 12

- Dạng toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối rất hay gặp trong bài thi đại học. Đây là 1 dạng toán không khó nếu nắm chắc phần đại cương và dãy điện hóa kim loại.

- Khi giải bài tập về phần này cần xác định bài đó thuộc dạng nào trong 4 dạng sau:

+ Dạng 1: Một kim loại tác dụng với 1 muối

+ Dạng 2: Một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối

+ Dạng 3: Hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 muối

+ Dạng 4: Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp muối

Nguyên tắc chung: Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ tác dụng với muối có gốc cation kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn theo quy tắc $\alpha $.

- Cần xác định kim loại nào phản ứng với muối nào trước.

- Với Na, K, Ca và Ba phản ứng với nước trước sau đó dung dịch kiềm tạo thành sẽ phản ứng với muối.

- Cần ghi nhớ 1 số phản ứng hay gặp

    2Fe3+ + Fe → 3Fe2+

    Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+ 

I. BÀI TOÁN 1 KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 1 MUỐI

Thứ tự cặp oxi hóa- khử:

$\frac{{{A}^{m+}}}{A}\,\,\,\,\frac{{{B}^{n+}}}{B}\,\,\,$

Kim loại + muối → muối mới + kim loại mới

$\text{nA  +  m}{{\text{B}}^{\text{n+}}}\text{ }\to \text{ n}{{\text{A}}^{\text{m+}}}\text{ +  mB}$

  • Điều kiện của phản ứng:

- A phải đứng trước B trong dãy điện hóa.

- Muối B phải tan:

Ví dụ: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Nhưng: Fe + Al3+  không xảy ra do tính khử của Fe yếu hơn Al3+

Hay Cu + AgCl không xảy ra do AgCl không tan

+] Sử dụng tăng giảm khối lượng

- Nếu ${{\text{m}}_{\text{B}\downarrow }}$> ${{\text{m}}_{\text{A tan}}}$ thì khối lượng thanh kim loại A tăng: Độ tăng khối lượng =  ${{\text{m}}_{\text{B}\downarrow }}$- ${{\text{m}}_{\text{A tan}}}$

- Nếu ${{\text{m}}_{\text{B}\downarrow }}$< ${{\text{m}}_{\text{A tan}}}$ thì khối lượng thanh kim loại A giảm: Độ giảm khối lượng =  ${{\text{m}}_{\text{A tan}}}$- ${{\text{m}}_{\text{B}\downarrow }}$

+] sử dụng bảo toàn e: ne kim loại cho = ne cation nhận

II. BÀI TOÁN 1 KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 2 MUỐI

Thứ tự cặp oxi hóa – khử:

$\frac{{{A}^{p+}}}{A}\,\,\,\,\frac{{{B}^{n+}}}{B}\,\,\,\,\frac{{{C}^{m+}}}{C}$

$\text{mA  +  p}{{\text{C}}^{\text{m+}}}\text{ }\to \text{ m}{{\text{A}}^{\text{p+}}}\text{ +  pC    1}\text{.}$

$\text{nA   +   p}{{\text{B}}^{\text{n+}}}\text{ }\to \text{ n}{{\text{A}}^{\text{p+}}}\text{ +  pB    2}\text{.}$

  • Điều kiện của phản ứng:

- A phải đứng trước B và C trong dãy điện hóa.

- Muối ${{\text{B}}^{\text{n+}}}$, ${{\text{C}}^{\text{m+}}}$ phải tan.

- Nếu biết số mol ban đầu của $A$,  ${{\text{B}}^{\text{n+}}}$, ${{\text{C}}^{\text{m+}}}$ta chú ý đến thứ tự phản ứng và sử dụng bảo toàn e

- Nếu biết số mol ban đầu của ${{\text{B}}^{\text{n+}}}$, ${{\text{C}}^{\text{m+}}}$nhưng không biết số mol ban đầu của A ta có thể dùng phương pháp mốc so sánh nếu biết khối lượng của chất rắn sau phản ứng [m]:

- Mốc 1 [vừa đủ phản ứng 1.]: mrắn = ${{\text{m}}_{\text{C}}}\text{ =  }{{\text{m}}_{\text{1}}}$

- Mốc 2 [vừa đủ phản ứng 2.]: mrắn = ${{\text{m}}_{\text{C}}}\text{ + }{{\text{m}}_{\text{B}}}\text{ =  }{{\text{m}}_{\text{2}}}$

So sánh m với m1m2 :

Như vậy có 3 trường hợp có thể xảy ra:

+ Trường hợp 1: Nếu m < ${{\text{m}}_{\text{1}}}$ dư ${{\text{C}}^{\text{m+}}}$ chỉ có phản ứng 1. Dung dịch sau phản ứng có ${{\text{A}}^{\text{p+}}}$ ,${{\text{B}}^{\text{n+}}}$ chưa phản ứng và ${{\text{C}}^{\text{m+}}}$ dư. Chất rắn sau phản ứng chỉ có $\text{C}$.

+ Trường hợp 2: Nếu ${{\text{m}}_{\text{1}}}$ < m < ${{\text{m}}_{\text{2}}}$ xong phản ứng 1, phản ứng 2 xảy ra một phần dư ${{\text{B}}^{\text{n+}}}$. Dung dịch sau phản ứng có ${{\text{A}}^{\text{p+}}}$ ,${{\text{B}}^{\text{n+}}}$ dư. Chất rắn sau phản ứng có $\text{C}$ và B.

+ Trường hợp 3: Nếu  m > ${{\text{m}}_{\text{2}}}$ xong phản ứng 1, xong phản ứng 2 dư A. Dung dịch sau phản ứng có ${{\text{A}}^{\text{p+}}}$. Chất rắn sau phản ứng có $\text{C}$, B và A dư.

Home - Video - Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng.

Prev Article Next Article

Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối được thầy Phạm Thanh Tùng biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm chắc các …

source

Xem ngay video Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng.

Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối được thầy Phạm Thanh Tùng biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm chắc các …

Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng. “, được lấy từ nguồn: //www.youtube.com/watch?v=3gycNz2v5FI

Tags của Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng.: #Bài #tập #kim #loại #tác #dụng #với #muối #Phần #Lớp #Thầy #Phạm #Thanh #Tùng

Bài viết Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng. có nội dung như sau: Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối được thầy Phạm Thanh Tùng biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm chắc các …

Từ khóa của Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng.: hóa lớp 12

Thông tin khác của Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng.:
Video này hiện tại có lượt view, ngày tạo video là 2017-12-23 10:12:03 , bạn muốn tải video này có thể truy cập đường link sau: //www.youtubepp.com/watch?v=3gycNz2v5FI , thẻ tag: #Bài #tập #kim #loại #tác #dụng #với #muối #Phần #Lớp #Thầy #Phạm #Thanh #Tùng

Cảm ơn bạn đã xem video: Bài tập kim loại tác dụng với muối [Phần 1] – Lớp 12 – Thầy Phạm Thanh Tùng..

Prev Article Next Article

I.Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập

1.Tổng quan kiến thức

Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối

-Bản chất là phản ứng oxi hóa khử.

-Điều kiện phản ứng: Kim loại từ Mg trở xuống trong dãy điện hóa và muối tham gia phản ứng phải tan. Kim loại tham gia phản mạnh hơn kim loại trong muối.

VD: Cho thanh kẽm vào dung dịch muối đồng sunfat

                                              Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Chú ý:

Khi cho các kim loại kiềm và kiềm thổ[ Ca, Ba, Sr] tác dụng với các dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì các kim lọai này sẽ tác dụng với H2O trong dung dịch đó trước , sau đó kiềm sinh ra sẽ tác dụng với muối.

VD: Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Nêu hiện tượng của phản ứng.

Giải:

Ban đầu Na tác dụng với nước trong dung dịch tạo ra NaOH và thấy sủi bọt khí

                                            2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑

Sau đó xuất hiện kết tủa xanh lam

                                             2NaOH + CuSO4­ → Cu[OH]2↓ + Na2SO4

                                                                            Xanh lam

2. Phương pháp giải bài tập

- Với loại bài toán này thì đều có thể vận dụng  cả 2 phương pháp đại số và một số phương pháp giải nhanh như: bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng , đặc biệt là pp tăng giảm khối lượng

- Chú ý:

+ Khi giải nên viết các PTHH dưới dạng ion rút gọn thì bài toán sẽ đơn giản hơn

VD: Cho lần lượt 2 kim loại Fe và Na vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Nêu hiện tượng và viết PTHH

Giải:

- Khi cho Fe vào dung dịch CuSO4 [ màu xanh] thì có hiện tượng dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu đỏ bám trên kim loại Fe

                                               Fe  + CuSO4  → FeSO4 + Cu↓[ đỏ]

                                                     Xanh lam     ko màu

- Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thì thấy có khí không màu thoát ra và có kết tủa xanh

                                             2Na  +  2H2O→  2NaOH + H2↑

                                             2NaOH + CuSO­4 → Cu[OH]2↓ + Na2SO4

                                                                            Xanh lam

+ Khi cho một hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với một hỗn hợp muối thì phản ứng xảy ra theo thứ tự: kim loại có tính khử mạnh nhất sẽ tác dụng hết với các muối có tính oxi hóa mạnh nhất , sau đó mới đến lượt các chất khác

VD: Cho hỗn hợp Fe, Al vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu[NO3]2 thì xảy ra lần lượt các phản ứng sau:

Al  +  3AgNO3 → Al[NO3]3 + 3Ag           [1]

2Al + 3Cu[NO3]2 → 2Al[NO3]3 + 3Cu      [2]

Fe  +  2AgNO3 → Fe[NO3]2 + 2Ag           [3]

Fe + Cu[NO3]2 → Fe[NO3]2 + Cu             [4]

+ Trong bài toán có sự tăng giảm khối lượng thì:

mKL↑= mKL bám vào – mKL tan ra

mKL↓ = mKLtan ra  - mKL bám vào

II. Một số bài tập tham khảo

Bài 1. Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Nếu biết khối lượng đồng bám trên lá sắt là 9,6 gam thì khối lượng lá sắt sau ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?

A.5,6 gam.                        B.2,8 gam.                                     C.2,4 gam.                                   D.1,2 gam.

Bài 2. Nhúng một thanh nhôm nặng 25 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, cân lại thanh nhôm thấy cân nặng 25,69 gam. Nồng độ mol của CuSO4 và Al2[SO4]3 trong dung dịch sau phản ứng lần lượt là

A. 0,425M và 0,2M.                                                                          B. 0,425M và 0,3M.

C. 0,4M và 0,2M.                                                                              D. 0,425M và 0,025M.

Bài 3.   Cho 12,12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và khí H2. Cô cạn dung dịch A thu được 41,94 gam chất rắn khan. Nếu cho 12,12 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư  thì khối lượng kim loại thu được là

A.82,944 gam                        B.103,68 gam                         C.99,5328 gam                        D.108 gam.

Bài 4. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là giá trị nào dưới đây?

A.0,05M                       B.0,0625M.                      C.0,50M.                      D.0,625M.

Bài 5. Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu[NO3]2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3  và không có khí H2 bay ra.

A.1,6 gam                      B.3,2 gam                        C.6,4 gam         D.đáp án khác.

Bài 6. Cho m gam bột Fe tác dụng với 175 gam dung dịch AgNO3 34% sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sắt và 4,5 m gam chất rắn. Nồng độ % của Fe[NO3]2 trong dung dịch X là

A.9,81%                          B. 12,36%                        C.10,84%                    D. 15,6%

Bài 7. Cho một đinh sắt luợng dư vào 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu

được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrat X lúc đầu.

Kim loại X là:

A.Cu                                B.Hg                                C.Ni                            D.Một kim loại khác

------HẾT------

Page 2


Đề bài:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Nếu biết khối lượng đồng bám trên lá sắt là 9,6 gam thì khối lượng lá sắt sau ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?

 A. 5,6 gam.                        B. 2,8 gam.                                     C. 2,4 gam.                                   D. 1,2 gam

 Lời giải chi tiết

 Phản ứng oxi hóa với đồng là chất oxi hóa Fe là chất khử

 Fe0 → Fe2+ + 2e

 Cu2+ + 2e → Cu0

 =>nCu = nFe = 9,6/64 = 0,15 mol

 Ta có mKL↑= mKL bám vào – mKL tan ra = mCu – mFe = 9,6 – 0,15.56 = 1,2 gam

 =>Đáp án D


Video liên quan

Chủ Đề