Bài tập phát triển chung thú động cho trẻ nhà trẻ 1-2 18 tháng

>> Muốn đưa con đi khám nhi khoa tại Hà Nội, đây là những địa chỉ mà bố mẹ có thể tin cậy được

Bé tập thể dục – Đi, trò chuyện và chơi trò chơi

Đi bộ cũng là cách để bé tập thể dục khi bé mới chập chững biết đi. Tuy nhiên, việc đi bộ vẫn còn là điều mới lạ với bé. Khi bé đã đủ tự tin, hãy khuyến khích bé đi bên cạnh bạn bất cứ lúc nào có thể. Yêu cầu bé vịn tay vào xe đẩy, nắm tay bạn hay vịn vào người bạn. Bạn càng tạo cơ hội cho bé đi nhiều thì bé càng thích đi. Bạn đừng quên xe tập đi cho bé sẽ không giúp bé học đi tốt hơn hay nhanh hơn được đâu.

Nhiều bé rất thích được đến các khu vui chơi trẻ em. Đó là nơi được thiết kế đặc biệt cho các bé ở độ tuổi này vui chơi một cách rất an toàn. Nếu nhà bạn có không gian rộng rãi, bạn có thể tự thiết kế một phiên bản khu vui chơi nhỏ, đơn giản tại nhà với vài cái gối, nệm hơi hay nệm.

Bé tập thể dục – Hãy cho bé chơi những đồ chơi đòi hỏi sự năng động

Những món đồ chơi thúc đẩy các hoạt động vui chơi có rất nhiều hình dáng và kích thước. Với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé hiếu động, các hoạt động vui chơi đã là môn thể dục cho bé rồi. Bé không cần phải tập thể dục nhịp điệu thì mới khoẻ đâu mẹ ạ, năng lượng của bé được dùng để chơi hoặc cải thiện những kỹ năng phối hợp. Đây cũng là cách bé tập thể dục hằng ngày.

  • Hãy chuẩn bị cho bé nhiều quả bóng với các kích thước khác nhau để bé vui chơi, bé có thể ném, đá, chụp hay chỉ đơn giản là chạy theo những quả bóng bay cũng khiến các bé chơi hoài mà không chán ấy.

Bé 12 -18 tháng tuổi rất thích thú với các quả bóng

  • Bé 18 tháng tuổi rất thích được đạp xe hay đẩy bằng chân. Hãy chọn cho bé mẫu đồ chơi thích hợp và đừng quên giám sát bé khi bé chơi mẹ nhé.
  • Đưa bé đến những khu vui chơi thiếu nhi để bé có thể chơi những trò chơi như xích đu, cầu trượt, hay trèo lên những khung dây, nhưng hãy đảm bảo luôn để mắt đến bé và giữ cho bé được an toàn.

Cơ thể của bé ở độ tuổi này rất dẻo dai và bé có thể uốn người và kéo giãn các cơ một cách dễ dàng hơn bạn nhiều. Bạn có thể cùng bé tập thể dục với những bài đơn giản dưới đây:

  • Bạn nằm xuống và gập chân lại để bé tựa úp người vào chân bạn, 2 tay bạn giữ lấy 2 tay bé và nhẹ nhàng nâng chân lên xuống. Khi đưa bé lên cao bạn hãy giữ vai bé để bé không té ụp vào người bạn. Nhiều mẹ hay gọi là trò chơi máy bay ấy.
  • Bạn ngồi xuống đất và để bé ngồi giữa 2 chân bạn. Sau đó cho bé gập cẳng chân rồi lại duỗi ra hoặc cho bé ngậm ngón chân cái của bé. Nhà mình hay gọi là trò chơi ăn chân giò :].
    Các bé 12 -18 tháng tuổi sẽ rất thích được chơi trò này cùng bố mẹ, nhưng bạn cần nhẹ nhàng và hãy dừng lại khi bé thiếu tự tin hoặc không thoải mái nhé!

Bài tập phát triển chung: Chim sẻ

ĐÓN TRẺ –TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH

          - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp

         - Cô trò chuyện với trẻ về  bản thân và các bạn trong  lớp 

         - Điểm danh trẻ có mặt trong ngày,báo ăn

 THỂ DỤC SÁNG

                            Tập với bài : “ồ sao bé không lắc"

  HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐINH

Phát triển  thể chất :

Bài tập phát triển chung  : Chim sẻ

Vận động cơ bản : Đi theo đường ngoằn nghèo

Trò chơi vận động:  mèo và chim sẻ

1. Mục đích yêu cầu.

+ Kiến thức

- Trẻ tập theo cô các động tác của bài tập phát triển chung

- Trẻ biết đi trong con đường ngoằn ngoèo không chạm vạch, không bước ra

   ngoài vạch

- Biết chơi trò chơi vận động                                  

 .+ Kỹ năng

- Luyện kỹ năng đi vững và giữ thăng bằng

- Phát triển kỹ năng vận động

 + Thái độ

- Trẻ mạnh dạn hứng thú  luyện tập

          -  không xô đẩy bạn khi chơi

2. Chuẩn bị.

 + Đồ dùng của cô:

- Giấy bi tít làm con đường ngoằn nghoèo

- Mô hình nhà búp bê

- Địa điểm tập bằng phẳng

+ Chuẩn bị của trẻ:

- Tâm thế trẻ vui vẻ thoảI mái

- Trẻ gọn gàng

3. Tiến hành.

*-Hoạt động1: Khởi động

- Cô cho trẻ đI bình thường – nhanh dần – chạy – châm. Dần ,sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn                        

*- Hoạt động 2:.  Trọng động

  +Bài tập phát triển chung : Chim sẻ

- Động tác 1 : Thổi lông chim

Hít vào thật sâu, sau đó thở ra

- Động tác 2 : Chim vẫy cánh

Đứng tự nhiên

 1- hai tay đưa sang ngang vẫy vẫy

 2- Hạ tay xuống 

 - Động tác 3 :Chim mổ thóc

Đứng tự nhiên sau đó cúi xuống gõ 2 tay xuống đất nói : cốc cốc…Rồi đứng dậy trở về tư thế ban đầu

 - Động tác 4 : Chim bay

Trẻ đI vòng quanh sân tập thỉnh thoảng đưa 2 tay vẫy vẫy

+ Vận động cơ bản : Đi  theo đường ngoằn nghèô

- Cô làm mẫu 2 lần [ Lần 1 phân tích –lần 2 không phân tích] : Cô đi theo con đường ngoằn nghèo, cô đi khéo léo không chạm vào vạch . Đến nơi cô chào bạn búp bê sau đó đi theo đường ngoằn nghèo về chỗ ngồi

- Trẻ thực hiện : lần lượt cho từng trẻ luyện tập – từng đôi trẻ đến  từng nhóm luyện tập

Trong quá trình luyện tập cô luôn khuyến khích động

viên trẻ mạnh dạn . Đi khéo léo không chạm vào vạch, không bước ra ngoài vạch

Sau cùng cho cả lớp cùng đi  một lần, cô nhắc trẻ đi  khéo léo không xô đẩy nhau

+Trò chơi vận động : Mèo và chim sẻ

Cô hướng dẫn cách chơi : Chim sẻ đi  kiếm ăn, khi thây mèo xuất hiện  và kêu meo meo… chim sẻ chạy nhanh về tổ 

Cho trẻ chơi cùng cô 3-4 lần

3- Hoạt Động 3 : Hồi tĩnh

Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng

+ Kết thúc: cho trẻ chơi trò chơi  “ Pha nước chanh”

                                            HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

* Nội dung:                1.  Hoạt động trọng tâm: Quan sát lớp học

                                   2.  Trò chơi vận động: Bắt bướm

                                   3.  Chơi tự do

1. Mục đích yêu cầu.

  + Kiến thức

- Trẻ nhận biết và gọi tên lớp của mình

- Biết được một số đồ dùng trong lớp học.

  + Kỹ năng

- Rèn cho trẻ  kỹ năng quan sát và ghi nhớ.

          -  Trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô.

          - Biết phối hợp vói bạn để chơi trò chơi .

  +Giáo dục

- Biết giữ gìn đồ dùng của lớp

2. Chuẩn bị        

           - Địa điểm quan sát trước lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học

           - Bướm giấy buộc vào que

3. Tiến hành.

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.

 - Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát sân trường.nhé

* Hoạt động2:Quan sát, đàm thoại

 Quan sát có chủ đích: Quan sát  lớp học :

 - Cô gợi ý  cho   trẻ đi quan sát 

- Cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ quan sát:

 Đàm thoại :.

Cô vừa hỏi vừa gợi ý cho trẻ trả lời :

Đây là lớp học của ai ? Tên gọi của lớp mình là gì ?Đây là cái gì ?[cửa ra vao, cửa sổ]

Trong lớp có những gì ?   [ Bàn ghế, Đồ chơi…].

+ Giáo dục:Nhắc trẻ phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. của trường của lớp.

 * Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng nhà”

Cô nói luật chơi,cách chơi cho trẻ hiểu.

Cho trẻ chơi trò chơi

-Cô nhận xét sau khi chơi.

* Hoạt động 4 : Chơi tự do

-  Cô quản trẻ tự chơi với các đồ chơi.

HOẠT ĐỘNG GÓC

*Góc  thao tác vai: Bế em, cho em ăn

*Góc hoạt động với đồ vật : Xếp nhà, xếp hình

                                        VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA

- Cô cho trẻ vệ sinh rửa tay, lau mặt.

- Sắp xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn, cô chia cơm cho trẻ ăn.

- Sắp xếp sạp giường tổ chức cho trẻ ngủ trưa

 HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1- Ôn bài cũ :

Tập cho cá nhân trẻ kể lại chuyên “cháu chào ông ạ”

2- Vệ sinh ăn chiều- Dặn dò trả trẻ

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề