Bài tập về câu nghi vấn (tiếp theo)

Soạn bài Câu nghi vấn [tiếp theo] - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Câu nghi vấn [tiếp theo] ngắn gọn :

III. Những chức năng khác

Câu hỏi [trang 21 SGK Ngữ văn 8, Tập 2]

- Các câu nghi vấn: 

a] Hồn ở đâu bây giờ?

b] Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

c] Có biết không?...Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

d] Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

e] Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

- Các câu nghi vấn trong các đoạn trích trên đây đều không dùng để hỏi, mà dùng để:

+ Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ [a].

+ Đe doạ [b, c].

+ Khẳng định [d].

+ Bộc lộ sự ngạc nhiên [e].

- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Ví dụ ở đoạn văn [e], câu nghi vấn thứ hai kết thúc bằng dấu chấm than.

IV. Luyện tập

Câu 1 [trang 22 SGK Ngữ văn 8, Tập 2]

- Các câu nghi vấn và tác dụng:

a] Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc [đau khổ, buồn bã].

b] Các câu trong khổ thơ đều là câu nghi vấn [trừ thán từ: Than ôi!]

=> Mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c] Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

=> Mang ý cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

d] Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

=> Mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2 [trang 23 SGK Ngữ văn 8, Tập 2]

- Các câu nghi vấn:

a] “Sao cụ lo xa thế?”; “Tội  bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?”; “Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy  mà lo liệu?”

b] “Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”

c] “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”

d] “Thằng bé kia, mày có việc ?”; “Sao lại đến đây mà khóc?”

-  Đặc điểm hình thức để nhận dạng các câu trên là câu nghi vấn là: ở các từ nghi vấn [các từ in đậm] và ở dấu chấm hỏi khi kết thúc mỗi câu.

- Những câu nghi vấn này dùng để:

a] Cả ba câu đều diễn đạt ý phủ định.

b] Thể hiện sự băn khoăn, ngần ngại.

c] Mang ý khẳng định.

d] Cả hai câu đều dùng để hỏi.

- Các câu nghi vấn ở mục [a], [b], [c] đều có thể được thay thế bằng những câu khác tương đương mà không phải nghi vấn. Các câu tương đương theo thứ tự lần lượt là:

a] “Cụ không phải lo xa quá thế.”; “Không nên nhịn đói mà để tiền lại.”; “Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu.”

b] “Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò không.”

c] “Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử”

Câu 3 [trang 24 SGK Ngữ văn 8, Tập 2]

a] Hoa ơi,bộ phim hôm qua kết thúc như thế nào?

b] Lão Hạc ơi! Sao đời lão lại khổ đau đến thế? 

Câu 4 [trang 24 SGK Ngữ văn 8, Tập 2]

Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?,…thường dùng để chào. Trong trường hợp này, người nghe không nhất thiết phải trả lời vào nội dung câu hỏi, mà có thể trả lời bằng một câu chào khác. Quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Câu nghi vấn

- Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng gián tiếp sau đây:

+ Diễn đạt hành động khẳng định.

Ví dụ: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”

+ Diễn đạt hành động cầu khiến.

Ví dụ: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”

+ Diễn đạt hành động phủ định.

Ví dụ: “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?”

+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Ví dụ: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số những trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Bài giảng Ngữ văn 8 Câu nghi vấn [tiếp theo]

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Thuyết minh về một phương pháp [cách làm]

Tức cảnh Pắc Bó  

Câu cầu khiến 

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh  

Ôn tập về văn bản thuyết minh

Câu 1: Câu nào sau đây là câu nghi vấn?

  • A. Nếu nói, cuộc đời là một vở kịch thì Anan chính là cô diễn viên đóng vai một người nghèo khổ nhất.
  • C. Trời xanh, mây trắng, nắng vàng, bờ cát dài vàng óng.
  • D. bài hát vừa ngân lên trong chiếc đài cũ rỉ của ông làm tâm trạng tôi đột nhiên thay đổi hẳn.

Câu 2: Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì?

  • B. Để cầu khiến
  • C. Để khẳng định hoặc phủ định
  • D. Để bộc lộ cảm xúc

Câu 3: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ?

  • A. Để cầu khiến.
  • B. Để khẳng định hoặc phủ định.
  • C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 4: Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu gì?

  • B. Dấu chấm
  • C. Dấu chấm than
  • D. Dấu chấm lửng

Câu 5: Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng?

  • A. Dấu chấm
  • B. Dấu chấm than
  • C. Dấu chấm lửng

Câu 6: Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? "Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?" [Nam Cao, Lão Hạc]

  • A. Phủ định
  • B. Đe doạ
  • C. Hỏi

Câu 7: Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

  • A. Hỏi
  • C. Đe dọa
  • D. Phủ định

Câu 8: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”

  • A. Hỏi
  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • D. Phủ định

Câu 9: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Đe dọa
  • D. Khẳng định

Câu 10: Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?

“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”

  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Đe dọa
  • D. Khẳng định

Câu 11: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?

  • A. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Cầu khiến
  • D. Đe dọa

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 

"Phải chăng mùa xuân là mùa mà chúng ta đều yêu thích nhất? Bởi xuân mang theo sức sống bao trùm khắp không gian. Trên những cành cây khẳng khiu trụi lá, những chồi non xanh mơn mởn như những ngọn lửa xanh bập bùng cháy. Trong vườn những bông hoa thi nhau tỏa hương khoe sắc tràn ngập khắp không gian. Màu hồng của những bông hoa đào, cánh vàng của những bông hoa mai, sắc đỏ của câu đổi tết làm không khí thêm tưng bừng rộn ràng náo nhiệt đón chào một năm mới tràn đầy niềm vui. Xuân đã về thật rồi, chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé!"

Câu 12: Đoạn văn trên có sử dụng câu nghi vấn không?

Câu 13: Có bao nhiêu câu nghi vấn trong đoạn văn trên?

Câu 14: Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn?

  • B. Bởi xuân mang theo sức sống bao trùm khắp không gian.
  • C. Trên những cành cây khẳng khiu trụi lá, những chồi non xanh mơn mởn như những ngọn lửa xanh bập bùng cháy.
  • D. Xuân đã về thật rồi, chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé!

Câu 15: Tác dụng của câu nghi vấn trong đoạn văn trên là gì?

  • A. Để khẳng định 
  • B. Để phủ định
  • C. Để đe dọa 

Video liên quan

Chủ Đề