Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Với cách giải Đa giác, Đa giác lồi, Đa giác đều môn Toán lớp 8 Hình học gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Đa giác, Đa giác lồi, Đa giác đều. Mời các bạn đón xem:

Đa giác, Đa giác lồi, Đa giác đều và cách giải bài tập - Toán lớp 8

  1. Lý thuyết

1. Đa giác

- Đa giác là hình gồm n đoạn thẳng ; ; …; trong đó không có bất kỳ hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cùng nằm trên một đường thẳng.

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Hình a

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Hình b

Hình a là đa giác ABCDEF là hình gồm 6 cạnh hay còn gọi là lục giác

Hình b là đa giác GHIJK là hình gồm 5 cạnh hay còn gọi là ngũ giác

- Đa giác có n đỉnh gọi là hình n – giác hay hình n cạnh.

- Đường chéo của đa giác là đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau của đa giác đó.

- Số đường chéo của đa giác được tính theo công thức:

nn−32 với n là số đỉnh của đa giác và n > 3

- Tổng số đo các góc trong một hình n – giác là:

n−2.180° với n là số đỉnh, n > 2

2. Đa giác lồi

Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trên nửa mặt phẳng với bờ là đường thẳng chứa một cạnh bất kỳ của đa giác.

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Đa giác ABCDEF là một đa giác lồi do đa giác luôn nằm trên nửa mặt phẳng có bờ là một đường thẳng chứa một cạnh bất kỳ của đa giác.

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Đa giác GHIJK không phải đa giác lồi vì đa giác không nằm hoàn toàn trên nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh JK.

Chú ý: Từ nay, khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là đa giác lồi.

3. Đa giác đều

- Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Số đo mỗi góc trong đa giác đều n đỉnh được tính theo công thức:

n−2.180°n với n là số đỉnh, n > 2.

II. Dạng bài tập

Dạng 1: Nhận dạng đa giác, đa giác lồi, đa giác đều

Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa về đa giác, đa giác đều, đa giác lồi.

Ví dụ 1: Cho ngũ giác ABCDE. Kẻ các đường chéo AC và AD. Kể tên các đa giác có trong hình vẽ

Lời giải:

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Các đa giác có trong hình vẽ là:

Tam giác ABC; ACD; ADE

Tứ giác ABCD; ACDE

Ngũ giác là ABCDE

Ví dụ 2: Cho các hình vẽ sau

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Giải thích tại sao hai đa giác trên không phải đa giác lồi

Lời giải:

Đa giác ABCDE không phải đa giác lồi vì đa giác không nằm hoàn toàn trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh DC.

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Đa giác GIJKLH không phải đa giác lồi vì đa giác không nằm hoàn toàn trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh LK.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

NỘI DUNG KHÓA HỌC

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

ĐĂNG KÝ EMAIL nhận thông tin bài giảng video, đề thi và ưu đãi đặc biệt từ HỌC247

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.vn Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247 GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020 Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Bài tập về đa giác đa giác đều năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.vn

Hotline: 0973 686 401 /Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247