Bài tập về xác định vấn đề pháp lý

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Nghiên cứu hay còn gọi là research một vấn đề pháp lý là một công việc phổ biến đối với sinh viên luật và người hành nghề luật sư. Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải kết hợp những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để đạt được kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, để làm tốt loại công việc này, người thực hiện cũng cần được trang bị các kỹ năng cơ bản cũng như quy trình thực hiện.

Research là việc tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá các thông tin hữu ích liên quan đến một vấn đề hoặc một chủ đề cụ thể. Vấn đề pháp lý là những câu hỏi, vấn đề trọng tâm cần được tranh luận hoặc cần được giải quyết theo hình thức pháp luật của vấn đề.

Research một vấn đề pháp lý là trên cơ sở những câu hỏi, những vấn đề trọng tâm của khách hàng, người thực hiện tiến hành việc tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng để đưa ra ý kiến, câu trả lời cho vấn đề đó.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả bằng kinh nghiệm hành nghề thực tiễn, sẽ chia sẻ một số kỹ năng để thực hiện loại công việc research một vấn đề pháp lý như sau:

Quy trình thực hiện

Bước 1: Xác định chính xác vấn đề pháp lý cần nghiên cứu [research].

Bước 2: Tổng hợp và nghiên cứu các cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề pháp lý đã xác định ở Bước 1.

Bước 3: Kiểm tra về việc áp dụng quy định pháp luật của vấn đề pháp lý đó hoặc cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền trên thực tế.

Bước 4: Trình bày kết quả nghiên cứu [research] dưới dạng thư tư vấn hoặc trình bày trực tiếp.

Kỹ năng thực hiện

  • Làm thế nào để xác định được chính xác vấn đề pháp lý cần research?

Trên thực tế hành nghề luật, vấn đề pháp lý khách hàng thường đưa ra dưới dạng câu hỏi trực tiếp hoặc trình bày dạng mô tả tình huống. Ví dụ: Làm thế nào để người nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú tại Việt Nam? Hay là tôi muốn mở một công ty thì phải làm như thế nào?

Nhiệm vụ của người thực hiện, là phải hiểu hết được mong muốn của người đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, bằng cách phân tích và hỏi thêm để xác định được phạm vi nghiên cứu cho vấn đề đó. Đối với bước xác định vấn đề pháp lý cần research này, cần phải ứng dụng tốt kỹ năng hỏi và khả năng phân tích tình huống.

  • Tổng hợp và nghiên cứu các cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề như thế nào?

Ở bước này, kỹ năng sử dụng chính là khả năng sử dụng internet và các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, có rất nhiều bài viết pháp lý được đăng tải trên internet, việc tìm kiếm cũng trở nên dễ dàng hơn. Để tiết kiệm thời gian, người thực hiện có thể tìm kiếm trên internet các bài viết cho vấn đề pháp lý mà mình đang tìm kiếm, để từ các bài viết đó sẽ tổng hợp được một số cơ sở pháp lý điều chỉnh cho vấn đề đó. Từ các cơ sở pháp lý ban đầu này, có thể kiểm tra kĩ hơn về hiệu lực cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành tại website: thuvienphapluat hoặc luatvietnam,…

  • Kiểm tra thực tiễn như thế nào?

Đối với vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục hành chính, có thể liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đó để kiểm tra lại, xem cách hiểu của mình đã đúng với thực tế chưa, hoặc có thể hỏi mở rộng thêm những vấn đề mà có thể quy định pháp luật chưa rõ ràng.

Đối với các vấn đề pháp lý khác thì có thể hỏi những người mình quen biết mà đã có kinh nghiệm xử lý thực tiễn cho vấn đề đó.

Đây là bước khó trong các bước của công việc research, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng ứng xử và làm việc với cơ quan nhà nước.

  • Trình bày kết quả nghiên cứu

Sau khi đã nghiên cứu quy định pháp luật cũng như thực tế áp dụng, thông thường việc trình bày kết quả nghiên cứu sẽ thực hiện dưới dạng viết thư tư vấn hoặc là trình bày trực tiếp trước khách hàng. Đối với thư tư vấn thì cần phải trình bày theo chuẩn của thư tư vấn, ngôn ngữ viết mạch lạc, logic, truyền tải được đầy đủ nội dung đã nghiên cứu. Đối với việc trình bày trực tiếp thì cần khả năng trình bày, giao tiếp tốt để truyền tải đầy đủ nội dung đến người nghe.

Một số lưu ý khi thực hiện

  • Khi tiếp nhận câu hỏi từ khách hàng, cần làm rõ vấn đề pháp lý, đảm bảo đã hiểu đủ và đúng, đối với những vấn đề phức tạp nên tham vấn ý kiến của cấp trên.
  • Văn bản pháp luật sử dụng để giải quyết vấn đề phải còn hiệu lực.
  • Phải đọc và hiểu quy định trước khi liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra thủ tục, không liên hệ khi chưa nắm rõ quy định pháp luật. Giọng điệu nhẹ nhàng, thái độ cầu thị với cán bộ phụ trách.
  • Bản viết trình bày kết quả research: Rõ ràng, trọng tâm, mạch lạc và không sai lỗi chính tả.

Trên đây là một số hướng dẫn để thực hiện công việc research vấn đề pháp lý, loại công việc rất phổ biến ở các công ty luật, văn phòng luật sư. Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn.

Skip to content

Luật Quang Huy

Tổng hợp bài tập luật

Hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá trình lao động trí óc. Hiện nay, có nhiều hoạt động tư vấn pháp luật khác nhau, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai là một hoạt động phổ biến và rất đa dạng, người tư vấn cần có các kĩ năng nhất định và kiến thức chuyên sâu để giúp khách hàng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai là việc người tư vấn giải đáp pháp luật về các quan hệ mà người yêu cầu tư vấn yêu cầu trong lĩnh vực dân sự và đưa ra ý kiến, cách thức giải quyết cho một tình huống cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lí. Với bài viết sau đây Luật Quang Huy sẽ tiến hành giải đáp vấn đề: Các vấn đề pháp lý trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Luật đất đai năm 2013.
  • Bộ luật Dân sự năm 20115.
  • Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết luật đất đai năm 2013.
  • Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
  • Luật công chứng năm 2014.

Ngày 10/11/2016, ông Nguyễn Văn Hùng đến công ty tư vấn luật Tín Phát ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với nội dung sau đây: Ông Nguyễn Văn Hùng có nhu cầu nhận chuyển nhượng 250m2 đất ở của ông Nguyễn Anh Tuấn, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất giá của diện tích đất nêu trên là 5 tỷ đồng. Dự kiến hợp đồng sẽ được ký vào ngày 25/11/2016.

Để đảm bảo tính hợp pháp và phòng ngừa rủi ro, ông Hùng đến công ty tư vấn luật Tín Phát với yêu cầu: soạn thảo Dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng [bên nhận chuyển nhượng] và ông Tuấn [bên chuyển nhượng] trên cơ sở đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Hùng và phòng ngừa rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.

Anh [chị] với tư cách là chuyên gia tư vấn về hợp đồng làm việc tại công ty luật Tín Phát, hãy:

  1. Hãy xác định những vấn đề pháp lý mấu chốt cần làm rõ trong giao dịch chuyển nhượng giữa ông Hùng và ông Tuấn để làm cơ sở cho việc soạn thảo Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng.
  2. Hãy soạn thảo Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và ông Tuấn.

Xác định những vấn đề pháp lý mấu chốt cần làm rõ trong giao dịch chuyển nhượng giữa ông Hùng và ông Tuấn

Những vấn đề pháp lý mấu chốt trong giao dịch chuyển nhượng giữa ông Hùng và ông Tuấn

Thực chất của việc xác định vấn đề pháp lý của vụ việc là nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và thấu đáo hồ sơ của khách hàng và tìm ra những vấn đề mấu chốt cần giải quyết.

Quá trình tìm ra vấn đề pháp lý là quá trình người tư vấn đặt một chuỗi các câu hỏi pháp lý có tính liên kết với nhau, câu hỏi pháp lý này sẽ làm nảy sinh câu hỏi pháp lý kế tiếp. Khi xác định vấn đề pháp lý, nên xuất phát từ các câu hỏi mà khách hàng muốn người tư vấn giải đáp. Vấn đề pháp lý của hồ sơ thường là câu hỏi pháp lý mà câu trả lời sẽ giúp giải đáp được nguyện vọng của khách hàng.

Từ quá trình tiếp xúc khánh hàng và quá trình nghiên cứu hồ sơ tài liệu, ta nhận thấy rằng vấn đề pháp lý mấu chốt của vụ việc này là việc “Đảm bảo tính hợp pháp và phòng ngừa rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và ông Tuấn”. Vậy để giải quyết vấn đề pháp lý trên cần phải trả lời những câu hỏi pháp lý sau:

Thứ nhất, về tư cách chủ thể:

Ông Tuấn [bên chuyển nhượng] là cá nhân chuyển nhượng? Hộ gia đình chuyển nhượng? Hay là tài sản chung của vợ chồng?

  • Nếu là cá nhân thì ông có đủ năng lực hành vi dân sự hay không?
  • Nếu là hộ gia đình thì có bao nhiêu thành viên trong hộ gia đình? Có bao nhiêu thành viên đã thành niên? Có bao nhiêu thành viên chưa thành niên?
  • Nếu là tài sản của vợ chồng thì đó là tài sản chung hay tài sản riêng?

Thứ hai, hình thức của hợp đồng:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng và phải đăng ký vào sổ địa chính.

Thứ ba, đối tượng của hợp đồng:

đối tượng là quyền sử dụng đất, cần làm rõ

  • Hiện trạng sử dụng đất? [Nguồn gốc đất ở đâu? Loại đất? mục đích sử dụng đất? thời gian sử dụng đất? diện tích đất?]
  • Tình trạng pháp lý của đất? [có tranh chấp không? Được cấp GCNQSDĐ chưa? Có giấy tờ gì liên quan đến đất không? Địa chỉ đất? thửa đất ở vị trí nào? ở bản đồ nào?
  • Có tài sản gắn liền với đất không? Nếu có thì tài sản đó là gì? [nhà, chương trình xây dựng?], diện tích xây dựng trên đất? đã đăng ký quyền sở hữu chưa? Nếu chưa thì có giấy phép xây dựng không?.
  • Quyền sử dụng đất có bị kê biên để đảm bảo thi hành án không?

Thứ tư, giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán:

Giá: 5 tỷ đồng.

Phương thức thanh toán: hình thức chuyển khoản hay thanh toán trực tiếp? Thanh toán một lần hay nhiều lần? Giao các chứng từ sau khi sang tên trước bạ.

Thứ năm, quyền và nghĩa vụ các bên:

Đối với ông Tuấn:

  • Nghĩa vụ: giao đầy đủ các giấy tờ?; giao đúng thời hạn?; Bàn giao đất trên thực địa đúng diện tích?, đúng hiện trạng?, đúng thời gian?.
  • Quyền: nhận tiền đúng số tiền, thời gian, phương thức thanh toán theo thỏa thuận.

Đối với ông Hùng:

  • Nghĩa vụ: giao tiền đúng số tiền, thời gian, phương thức thanh toán theo thỏa thuận?.
  • Quyền: nhận đầy đủ các giấy tờ về đất đúng thời gian. Nhận đất trên thực địa đúng diện tích, hiện trạng, đúng thời hạn.

Thứ sáu: trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

  • Nếu bên nào không thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
  • Căn cứ xác định vi phạm hợp đồng?
  • Hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng?

Thứ bảy, phạt vi phạm hợp đồng:

  • Căn cứ phạt vi phạm hợp đồng?
  • Mức phạt vi phạm hợp đồng?
  • Phương thức phạt vi phạm hợp đồng?

Thứ tám, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng:

Thời điểm do các bên thỏa thuận? Thời điểm hợp đồng được công chứng? Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính?

 Xác định nguồn luật áp dụng

  • Luật Đất đai năm 2013 vì thời điểm dự kiến ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và ông Tuấn vào ngày 25/11/2016, đây là thời điểm Luật đất đai năm 2013 đang có hiệu lực.
  •  Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ thi hành Luật đất đai ngày 15 tháng 05 năm 2014 vì đây là văn bản quy định cụ thể các quy định của Luật đất đai năm 2013.
  • Bộ luật Dân sự năm 2005 bởi vì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và ông Tuấn được dự kiến kí kết vào ngày 25/11/2016, tại thời điểm này Bộ luật Dân sự năm 2005 đang có hiệu lực. Do đó BLDS năm 2005 là Bộ luật sẽ điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và ông Tuấn.
  • Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
  • Luật công chứng năm 2014.

Soạn thảo Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và ông Tuấn

Kĩ năng soạn thảo hợp đồng

Yêu cầu khi soạn thảo hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng phải đảm bảo sự chính xác [không sử dụng từ lóng, từ nhiều nghĩa để gây ra những nhầm lẫn đáng kể], cụ thể, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa.

Đảm bảo được đúng các thông tin, các yêu cầu của khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật: các thông tin và yêu cầu của khách hàng có thể được thể hiện trực tiếp bằng miệng khi khách hàng đến gặp người tư vấn, có thể được thể hiện rõ trong phiếu yêu cầu của khách hàng theo mẫu đã được soạn sẵn của các trung tâm tư vấn.

Phải tiên liệu được những rủi ro có thể phát sinh từ hợp đồng cho khách hàng: rủi ro này có thể phát sinh từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Người tư vấn phải dự đoán trước để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng không bị xâm phạm.

Soạn thảo Dự thảo hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…………., ngày ….. tháng ….. năm……..

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Số ……../HĐ

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số: ……../2015/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản;

Các căn cứ pháp lý khác.

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG

– Ông/Bà:………………………………………………………………………………………………………….

– Sinh ngày: ………………./………………../………………………………………………………

– Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: …………….Cấp ngày: …../ ……./………

Tại …………………………………………………………………………………………………………………..

– Quốc tịch [đối với người nước ngoài]:………………………………………………………………..

– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

– Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………………..

– Số tài khoản [nếu có]: ………………. Tại ngân hàng: …………………………………………

– Mã số thuế:……………………………………………………………………………………………………..

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

– Ông/Bà:………………………………………………………………………………………………………..

– Sinh ngày: ………………./………………../………………………………………………………

– Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: …………….Cấp ngày: …../ ……./……….

Tại …………………………………………………………………………………………………………………..

– Quốc tịch [đối với người nước ngoài]:………………………………………………………………..

– Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………………………………………..

– Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………..

– Email:…………………………………………………………………………………………………………….

[Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ ghi thông tin về cá nhân. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là nhiều người thì ghi thông tin cụ thể của từng cá nhân nhận chuyển nhượng. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là vợ và chồng hoặc Quyền sử dụng đất là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng theo quy định pháp luật thì ghi thông tin của cả vợ và chồng. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức thì ghi thông tin của tổ chức].

Các vấn đề pháp lý trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Thông tin về thửa đất chuyển nhượng

  1. Quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng đối với thửa đất theo:……………………….

………………………………………………………………………………………………………………………..

[Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ….]

  1. Đặc điểm cụ thể của thửa đất như sau:

– Thửa đất số:…………………………………………………………………………………………………….

– Tờ bản đồ số:…………………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ thửa đất:………………………………………………………………………………………………

– Diện tích: ……………./………m2 [Bằng chữ:…………………………………………………. ]

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: ………………. m2

+ Sử dụng chung: ……………… m2

– Mục đích sử dụng:……………………………………………………………………………………………

– Thời hạn sử dụng:…………………………………………………………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng:…………………………………………………………………………………………

Những hạn chế về quyền sử dụng đất [nếu có]:……………………………………………………..

  1. Các chỉ tiêu về xây dựng của thửa đất như sau:

– Mật độ xây dựng:…………………………………………………………………………………………….

– Số tầng cao của công trình xây dựng:…………………………………………………………………

– Chiều cao tối đa của công trình xây dựng:…………………………………………………………..

– Các chỉ tiêu khác theo quy hoạch được duyệt:……………………………………………………..

  1. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất:
  2. a] Đất đã có hạ tầng kỹ thuật [nếu là đất trong dự án đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng];
  3. b] Đặc điểm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất: …………….[nếu có].

Điều 2. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: …………..đồng [bằng chữ:đồng Việt Nam].

[Có thể ghi chi tiết bao gồm:

– Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất:………………………………………………………….

– Giá trị chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật:…………………………………………………………….

– Giá trị bán/chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất:

– Tiền thuế VAT:………………………………………………………………………………………………..

Điều 3. Phương thức thanh toán

  1. Phương thức thanh toán:……………………………………………………………………
  2. Các thỏa thuận khác:……………………………………………………………………………

Điều 4. Thời hạn thanh toán

Thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận.

Điều 5. Bàn giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất

  1. Bàn giao quyền sử dụng đất
  2. a] Việc bàn giao quyền sử dụng đất được các bên lập thành biên bản;
  3. b] Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao cho Bên nhận chuyển nhượng các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất kèm theo quyền sử dụng đất:

– Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản sao các giấy tờ pháp lý về đất đai:……………………………………………………………….

– Các giấy tờ khác theo thỏa thuận:………………………………………………………………………

c] Bàn giao trên thực địa:……………………………………………………………………………………

[Đối với trường hợp chuyển nhượng đất trong dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng đất có hạ tầng: Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao cho Bên nhận chuyển nhượng các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật về cấp điện, cấp và thoát nước…….].

Đăng ký quyền sử dụng đất

a] Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để đăng ký quyền sử dụng đất cho Bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật [nếu là chuyển nhượng đất trong dự án];

b] Trong thời hạn ………. ngày kể từ ngày hợp đồng này được ký kết, Bên chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c] Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm phối hợp với Bên chuyển nhượng thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Thời điểm bàn giao đất trên thực địa…………………………………………………………………

Các thỏa thuận khác:……………………………………………………………………………………….

[Các bên có thể thỏa thuận để Bên nhận chuyển nhượng tự thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, trong trường hợp này, Bên chuyển nhượng phải bàn giao cho Bên nhận chuyển nhượng các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất].

Điều 6. Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí

  1. Về thuế do Bên ………………………….. nộp
  2. Về phí do Bên …………………………….. nộp
  3. Các thỏa thuận khác:……………………………………………………………………………………….

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên

  1. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng
  2. Quyền của bên chuyển nhượng [theo Điều 38 Luật Kinh doanh bất động sản]:

a] Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b] Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c] Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra;

d] Không bàn giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

đ] Các quyền khác:…………………………………………………………………………………………….

  1. Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng [theo Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản]:

a] Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;

b] Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c] Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận;

d] Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

đ] Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

e] Các nghĩa vụ khác:…………………………………………………………………………………………

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng:

Quyền của bên nhận chuyển nhượng [theo Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản]:

a] Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;

b] Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

c] Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

d] Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra;

đ] Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng;

e] Các quyền khác:…………………………………………………………………………………………….

Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng [theo Điều 41 Luật Kinh doanh bất động sản]:

a] Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;

b] Bảo đảm quyền của bên thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

c] Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

d] Xây dựng nhà, công trình xây dựng tuân thủ đúng các quy định pháp luật và quy hoạch được duyệt;

đ] Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

e] Các nghĩa vụ khác………………………………………………………………………………………….

Điều 8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

  1. Bên chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định sau:…………….
  2. Bên nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định sau:…….

Điều 9. Phạt vi phạm hợp đồng

  1. Phạt bên chuyển nhượng khi vi phạm hợp đồng theo Khoản 1 Điều 8 của hợp đồng này như sau:
  2. Phạt bên nhận chuyển nhượng khi vi phạm hợp đồng theo Khoản 2 Điều 8 của hợp đồng này như sau:…………………………………………………………………………………………….

Điều 10. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng

  1. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– ………………………………………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng:

– ………………………………………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Xử lý khi chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng.

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì thống nhất chọn Tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ………… [hoặc có hiệu lực kể từ ngày được công chứng chứng nhận hoặc được UBND chứng thực đối với trường hợp pháp luật quy định phải công chứng hoặc chứng thực].
  2. Hợp đồng này được lập thành ….. bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản, …. bản lưu tại cơ quan thuế,…. và …… bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đối với nhà và công trình./.

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG

[Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký và đóng dấu]

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

[Ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi chức vụ người ký]

 Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Các vấn đề pháp lý trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất . Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề