Bài văn nghị luận về tác phẩm văn học

Advertisement

Nhiều đề thi, kỳ thi tốt nghiệp và thi vào trường chuyên lớp 10 môn ngữ văn thường có kiểu câu hỏi liên quan đến cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học đã được học ở cấp bậc trung học cơ sở. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách làm kiểu bài này chi tiết và logic nhất.

Tham khảo thêm: Cách làm một bài văn nghị luận về thơ, văn đơn giản

Các yêu cầu trong bài văn nghị luận

Thường thì có 3 yêu cầu chính các bạn cần nắm vững gồm:

  • Phân tích: Làm rõ những khía cạnh của vấn đề mà đề bài đưa ra.
  • Suy nghĩ: Đưa nhận định, đánh giá về tác phẩm theo khía cạnh, góc nhìn một vấn đề nào đó.
  • Trình bày: Trình bày suy nghĩ về tác phẩm, nên sử dụng nhiều tác phẩm, trong đó có phân tích.

Cấu trúc một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học

Một cấu trúc chuẩn trong bài văn nghị luận thường có 4 phần gồm:

  • Tìm hiểu đề và tìm ý.
  • Lập dàn ý.
  • Viết bài.
  • Đọc lại bài viết, sửa chữa.

Mình sẽ đi vào từng phần một để phân tích và cách làm các bước trên nha.

Tìm hiểu để và tìm ý

Bằng cách chép lại đề trên giấy rõ ràng, gạch dưới các từ quan trọng, các ý quan trọng và tìm xem yêu cầu chính của đề bài là gì.

Ví dụ: Như đề 3 suy nghĩ của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã giám Sinh mua kiều của Nguyễn Du, ta cần tìm ra các yêu cầu gồm:

  • Đề nghị luận nhắc đến nhân vật nào, tác phẩm nào?
  • Phải làm bài theo hướng phân tích hay trình bày suy nghĩ.
  • Ngoài yêu cầu phân tích hoặc nêu suy nghĩ, có còn yêu cầu nào khác không.

Lập dàn ý

Ta cần lập dàn ý theo 3 phần gồm mở bài, thân bài và kết bài.

Phần mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, hoàn cảnh sáng tác và mục đích viết bài nghị luận trên.

Phần thân bài: Tập trung phân tích hoặc trình bày suy nghĩ về những điểm chính mà trong phần tìm hiểu ý ta đã lập ra. Lưu ý nên viết đúng trọng tâm, ngắn gọn, xúc tích và lựa chọn câu chữ phù hợp. Có thể kết hợp các kiểu liên kết văn bản, biện pháp tu từ để giúp bài nghị luận được điểm cao.

Phần kết bài: Nêu ra quan điểm và ý nghĩa tác phẩm, những bài học hay giá trị mà tác phẩm mang lại cho người đọc.

Viết bài

Tùy vào yêu cầu đề bài có giới hạn số từ hay không mà chúng ta nên viết sao cho phù hợp. Cố gắng hạn chế phần chính tả và lỗi cú pháp vì những lỗi này nếu nhiều sẽ ảnh hưởng đến điểm số toàn bài nghị luận.

Bài tập ví dụ

Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Đáp án.

Mình sẽ viết mẫu phần mở bài và một đoạn ngắn trong phần thân bài. Phần còn lại giúp các bạn luyện tập nha.

Phần mở bài:

Nam cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong lòng người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp một đời người, một kiểu người lầm thang trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước Cách Mạng Tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Trong đó tác phẩm nổi bậc và làm nên thương hiệu rất riêng của Nam Cao là “Lão Hạc”. Đây là câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.

Phần thân bài:

Ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật Lão Hạc hiện lên là một ông lão cực khổ. Vợ mất sớm, lão phải sống trong cảnh gà trống nuôi con. Rồi con lão cũng bỏ lão mà đi kiếm sống lo cho bản thân mình. Lão lại tiếp tục cuộc sống cô đơn, buồn tủi cho số phận mình. Lão chí có một mình cậu vàng làm bạn. Nhưng bi kịch tưởng chừng đến cực hạn đó vẫn không buông tha lão, lão phải bán cậu vàng, người bạn thân thiết nhất của mình. Một con vật nhưng không phải vô tri, vô giác, bởi nó đã ở bên cạnh lão khi lão cô đơn nhất. Đến miếng ăn, lão cũng san sẻ cho cậu vàng. Nhưng vì hoàn cảnh, vì tiền để dành dụm cho con, lão phải bán đi người bạn thân thiết nhất. Quyết định bạn đã khó khăn, sau khi bán lão càng day dứt, ân hận nhiều hơn, lão nghĩ lão đã lừa một con chó.

Phần còn lại các bạn tiếp tục thực hiện để rèn luyện khả năng viết văn nghị luận nha.

Advertisement

Bài 4: Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 5: Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài

Hướng dẫn kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học:

II. Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học
1. Phân loại:

Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện[ đoạn trích]  và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Khái niệm

Nghị luận về tác phẩm truyện[ Hoặc đoạn trích] là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể.

– Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nội dung hay nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy.

Bài 4: Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học

3. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận một tác phẩm văn học.
– Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác phẩm? Bạn có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa [đối với tác phẩm văn xuôi]? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v

– Bước 2: trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó [dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung]

VD: Với tác phẩm Lão Hạc chúng ta có thể gắt gặp các dạng đề nghị luận về: các nhân vật trong tác phẩm [Lão Hạc], giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện…Ở mỗi dạng đề cần ddingj hướng được những ý chính.

– Bước 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm

Đối với mỗi dạng đề các bạn cần lập ra một dàn bài. Tuy  mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp bạn lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài .

* Với đề phân tích nhân vật, bao giờ các bạn cũng phải vạch cho mình hai ý chính nhất: ngoại hình và tính cách. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nội tâm mối quan hệ với xã hội với các nhân vật khác. Tất cả các yếu tố này tựu trung lại cũng bổ trợ và làm bật lên tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung, các bạn cần lưu ý và nhấn mạnh đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

+ Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học thường mang tính hình tượng, đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại hình và tính cách các bạn cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm đó[ Khái quát bình diện văn học]. + Trong mỗi ý lớn như vậy sẽ có thêm nhiều ý nhỏ hơn, bạn hãy dùng một mũi tên cho một ý để sơ đồ hóa dàn bài của mình. Và ở mỗi ý nhỏ, các bạn cần tìm ra những dẫn chứng phù hợp minh chứng cho những đặc điểm đó. Dẫn chứng chính là những đoạn trích trong tác phẩm, bạn cần học thuộc một số câu văn tiêu biểu để minh chứng cho những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật của bạn sẽ hiện lên với đầy đủ tính cách, chân thực và sống động.

* Đối với dạng đề tổng hợp nghị luận về một vấn đề văn học [VD: giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nam Cao], chúng ta cần đi từ vấn đề bao quát nhất:

+ Nhân đạo: Nhân đạo là gì? + Biểu hiện của tinh thần nhân đạo: Yêu thương con người, cảm thông sâu sắc với những nỗi đau của con người, thông cảm với hoàn cảnh sống của nhân vật [nhiều khi tinh thần nhân đạo được phản ánh ngay trong những giá trị hiện thực], hướng con người một cuộc sống tốt đẹp hơn …đều là những biểu hiện của tinh thần nhân đạo. + Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao: Khái quát về các tác phẩm của Nam Cao, các đề tài chính [đời sống của người nông dân và trí thức nghèo] Tinh thần nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào? bằng những hình ảnh gì? trong tác phẩm nào? Vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm là gì?…….. Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm của Nam Cao có gì khác so với các nhà văn khác ở các tác phẩm khác không? [có thể so sánh với các tác phẩm Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ] v.v Lần lượt, bạn tự đặt ra những câu hỏi và trả lời cho câu hỏi của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn vạch được cho mình những ý chính thật đầy đủ. Sau khi có được những ý chính bạn mới triển khai các ý phụ. Thêm vào đó bạn có thể tham khảo các bài văn hay để bổ sung các ý cần thiết.

Bằng cách sơ đồ hóa dàn bài bằng những gạch đầu dòng và mũi tên sẽ giúp bạn thấy rõ các ý mà mình định triển khai. Và như thế, việc sót ý là một điều hiếm khi xảy ra khi bạn làm bài.

Video liên quan

Chủ Đề