Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng sử dụng nghệ thuật gì

Giá trị nội dung nghệ thuật & cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ngữ văn lớp 8 kể cuộc sống gian khổ nhưng vô cùng lạc quan ở Pác Bó. Em hãy nêu các giá trị nội dung nghệ thuật & cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đặc sắc này nhé.

Nội dung & nghệ thuật bài Tức cảnh Pác Bó

Giá trị nội dung

Trong 3 câu thơ đầu nói về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó.Nơi Bác ở và làm việc là hang Pác Bó cuộc sống tại đây rất gian khổ “sáng ra bờ suối tối vào hang”, nhưng tinh thần bác vẫn luôn vui vẻ, lạc quan.

Ba câu thơ đầu trong bài thơ tứ tuyệt có cáchngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, giúp giọng thơ trở nên hài hòa, tự nhiên.

Trong câu thơ thứ 3 “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” đang nói về công việc của Bác, thời gian này Bác đang phải tìm đường lối, hướng đi cho cách mạng dân tộc vốn đang rất nguy cấp. Với lối nói giản dị nhưng đã thể hiện được công việc của Bác và sự vất vả của công việc đang trải qua.

Câu thơ thứ 3 trong bài thơ chính là trung tâm của bài thơ tứ tuyệt, ở đó người chiến sỹ hoạt động cách mạng trở nên vĩ đại, lớn lao.

Câu thơ cuối trong bài thơTức cảnh Pác Bó thể hiện sự lạc quan, vui vẻ, dù gian khổ nhưng tràn đầy sức sống cách mạng. Từ “sang” trong bài pha một chút vui vẻ trong giọng thơ đã nói lên sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, sự tự hào của những người đang làm cách mạng.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó

– Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

– Ngôn từ sử dụng giản dị, trật tự từ ngữ tự nhiên.

Như vậy,dafulbrightteachers.org vừa hướng dẫn một số gợi ý tham khảo giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tức Cảnh Pắc Bó,chúc các em học sinh học tốt.

Xem thêm >>> Nội dung & nghệ thuật bài Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Hãy đọc bài thơ Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn 8 và nêu một số cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó này. Bạn chưa biết làm ? hãy xem hướng dẫn từ một bài văn mẫu ngay dưới đây.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Sau quãng thời gian dài đằng đẵng Bác bôn ba nước ngoài tìm ra con đường cứu nước cho dân tộctháng 2 – 1941 Bác trở về quê hương, sinh sống làm việc tại hangPác Bó. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Bác vẫn vui vẻ, lạc quan xem mọi gian khổ đều trở thành sang trọng. Đó cũng là hoàn cảnh sáng tác củabài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Những câu thơ đầu tiên của bài thơ cho thấy hoàn cảnh sống rất khó khăn:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Câu thơ có cách ngắt nhịp 4/3 rõ ràng, dễ hiểu, mô tả khái quá nếp sống của Bác. Ban ngày Bác làm việc tối mới trở về hang để nghỉ ngơi. Bác là con người yêu thiên nhiên nên rất thích thú khi làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối về hang nghỉ ngơi sau khi làm việc. Cuộc sống con người như giao hòa cùng thiên nhiên.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Câu thơ tiếp theo nói về đời sống vật chất trong hoàn cảnh đó, cuộc sống núi rừng đạm bạc với thức ăn sẵn có từ thiên nhiên nhưng toát lên khí thế của người chiến sĩ cách mạng sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách để làm việc lớn.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Trong điều kiện đó Bác làm việc rất khó khăn, không có bàn, người chiến sĩ cách mạng dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chếnh. “Chông chênh” cho thấy điều kiện làm việc khó khăn cần người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng nỗ lực. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả, khó khăn nhưng toát lên tinh thần vượt khó. Bác đã thể hiện làm cách mạng cần thiết phải vượt qua khó khăn, gian khổ để đi đến thành công.

Cuối bài thơ là câu nói thể hiện sự lạc quan, vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu cuối chốt lại bài thơ làm cho người đọc cảm thấy thú vị. Việc ăn, việc ở khộng phải là sang, chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sáng nhất giúp đấu tranh giải phóng dân tộc, mang lại tự do, hạnh phục cho nhân dân. Câu thơ toát lên khẩu khí của người chiến sĩ cách mạng coi thường vật chất, quyết định theo cách mạng để làm nghiệp lớn.

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ Đường viết theo lối hóm hỉnh, qua đó ta thấy thú lâm tuyền của Bác cùng với tinh thần lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn vì sự nghiệp cách mạng thắng lợi.

Chúng tôi vừa nêu nội dung nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của tác giả Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ bài thơ này.

Lớp 8 -
  • Bố cục & tóm tắt văn bản Hai cây phong Lớp 8

  • Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ ngắn gọn [Lớp 8]

  • Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài Ngắm trăng

  • Bố cục, tóm tắt văn bản Ôn dịch thuốc lá

  • Tóm tắt – bố cục văn bản Tôi đi học Lớp 8

  • Tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm lớp 8

  • Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành [chi tiết]

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh.

- Khái quát nội dung và nghệ thuật: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

2. Thân bài

a. Bình giảng về nội dung

* Cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, khó khăn

- Nơi ở: Trong hang, ngoài suối, nơi rừng rậm nhiều nguy hiểm

- Thức ăn: “cháo bẹ”, “rau măng”: là những thức ăn trong rừng, chỉ là những cây cối mọc dại hái vào nấu tạm thành bữa ăn

- Điều kiện làm việc: dơn sơ, giản dị, bàn làm việc chỉ là những phiến đá to trong hang.

⇒ Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vô cùng và đầy rẫy những nguy hiểm rình rập.

* Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và phong thái ung dụng, tự tại của Bác.

- Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên:

+ Cuộc sống dù thiếu thốn về vật chất nhưng được sống giữa thiên nhiên núi rừng Pác Pó mới chính là điều Bác cần.

- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

   + “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”: cuộc sống nhẹ nhàng, đơn giản, đều đặn ngày nào cũng như ngày nào

   + “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: Cuộc sống thiếu thốn nhưng Bác luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, coi những khó khăn ấy như “phù phiếm”

   + “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: Tư thế, tác phong làm việc vô cùng thoải mái, không căng thẳng, gò bó, áp lực dù đó là công việc cách mạng quan trọng và khó khăn.

   + “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: Câu thơ vừa là lời khẳng định hùng hồn, vừa là lời nói đầy giản dị, hóm hỉnh. “Sang” ở đây không phải là sống trong vàng bạc, nhung lựa, sống trên vạn người, mà cái “sang” này chính là sang trong tâm hồn, sang trong phong thái của người chiến sĩ cách mạng.

   + Chữ “sang” tưởng như trái ngược lại hoàn toàn với hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn ở 3 câu thơ đầu nhưng với một con người như Bác, thì đó lại là lời kết luận cho tất cả, bởi sống giữa thiên nhiên núi rừng Pác Pó, sống dưới bầu trời của dân tộc chính là điều “sang” nhất trong cuộc đời cách mạng của Bác.

b. Bình giảng về nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bình dị

- Giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi như lời tâm tình, lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Các biện pháp nghệ thuật: đối [Câu thơ 1], nhịp thơ 4/3…

3. Kết bài

- Khái quát lại thành công nội dụng và nghệ thuật: Bài thơ với những đặc sắc nghệ thuật đã làm sống lại hình ảnh Bác Hồ với những phẩm chất cao quý.

- Liên hệ đến các bài thơ khác của Bác cũng thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại: Bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” cũng thể hiện điều này.

Bài mẫu

"Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về... im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...".

[Theo chân Bác - Tố Hữu]

        Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Giây phút ấy vô cùng thiêng liêng và cảm động.

        Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng;

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang!"

        Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.

        Câu thơ mở đầu gợi lên cuộc sống hoạt động bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu mới về nước đang "nhóm lửa". Hai vế tiểu đối đầy ấn tượng:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang”.

        Câu thơ có thời gian, không gian và hành động. Thời gian là "sáng” và "tối": không gian là "suối" và “hang”, hoạt động là "ra" và "vào". Mọi hoạt động đã trở thành nền nếp, từ sáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào, khi cách mạng còn trứng nước, hoạt động chính trị gây dựng phong trào là chính, còn bí mật và nhiều khó khăn. Người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc đã sống và làm việc tại Pác Bó: “sáng ra bờ suối tối vào hang". Quy luật vận đông ấy thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.

        Câu thơ thứ hai, ba chữ "vẫn sẵn sàng" có hai cách hiểu khác nhau rất lí thú. Sống và hoạt động bí mật nơi suối rừng hang động chí có cháo bẹ rau măng nhưng
sẵn có, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người lão thực, gian khổ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời. Sau này, ý tưởng "giàu cố hào phóng" này, được Người nhắc lại trong bài ''Cảnh rừng Việt Bắc" đầu xuân 1947:

"Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh nước biếc tha hổ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say...".

        "Vẫn sẵn sàng", "tha hồ dạo", "mặc sức say",... là những cách nói  “sang trọng", hóm hỉnh và yêu đời.

        Cách hiểu thứ hai: Mặc dù thiếu thốn khó khăn, phải ăn cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn hăng say, vẫn nhiệt tình. Gian khổ biết bao, nhưng với tinh thần "vẫn sẵn sàng", Người bền bỉ sáng niềm tin "nhóm lửa":

"Ai hay ngọn lửa trong hang núi

Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!"

[Theo chân Bác]

        Khác với người xưa "công thành, thân thoái", mai danh ẩn tích ở chốn lâm tuyền, Hồ Chí Minh đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng".

        Đất nước cần, Bác viết "Đường cách mệnh". Phong trào và cán bộ cần, Người "dịch sử Đảng". Hình ảnh "bùn đá chông chênh" không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thăng lợi của cách mạng.

        Câu cuối bài thơ đọc lên nghe rất thú vị. Một câu cảm thán vang xa:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang!"

        "Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại. Nhà thơ Tố Hữu đã có vần thơ rất hay nói về cái sang của Bác Hồ kính yêu:

"Mong manh áo vải hồn muôn trượng,

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn".

[Bác ơi]

        "Tức cảnh Pác Bó" là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pác Bó đã vượt qua một hành trình 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sống và hướng về một lí tưởng cao đẹp.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề