Công nhân nghỉ dịch có được hưởng lương không

Trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh Covid đang là vấn đề đau đầu của không ít doanh nghiệp hiện nay. Do ảnh hưởng của đại dịch mà việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trở nên khó khăn, nhiều nơi phải thu hẹp hoặc thậm chí tạm ngừng sản xuất kéo theo lao động phải ngừng việc. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật hướng dẫn mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn việc trả lương cho NLĐ

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Sắp Xếp Lại Nhân Sự Mùa Covid

Các quy định của pháp luật về tiền lương

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc, bao gồm:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh: không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
  • Phụ cấp lương;
  • Các khoản bổ sung khác.

Trong đó, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Người lao động được trả lương theo nguyên tắc trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Người lao động phải cách ly có được hưởng lương

Khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động 2012 quy định nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, hay ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người lao động vẫn được hưởng lương.

Với các trường hợp người lao động không thể trở lại làm việc do dịch COVID-19, trong đó có đi cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì người lao động vẫn được hưởng lương theo quy định của Điều 98 Bộ luật lao động 2012.

Khoản tiền lương này do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 của người lao động được áp dụng từ 1.1.2020 theo 4 vùng:

  • Vùng 1 là 4,42 triệu/tháng;
  • Vùng 2 là 3,92 triệu/tháng;
  • Vùng 3 là 3,43 triệu;
  • Vùng 4 là 3,07 triệu đồng.

Việc thỏa thuận tiền lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh covid

Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 mà việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến có những lao động phải ngừng việc.

Ngày 25/3/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19.

Với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 thì tiền lương ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động [tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng]. Trường hợp người lao động phải ngừng việc bao gồm:

  • Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận đang trong thời gian cách ly hoặc chưa được quay trở lại làm việc.

Với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm thì người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động.

Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động.

Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.

Với những trường hợp phát sinh khác thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ từng nội dung và trường hợp cụ thể để giải quyết theo đúng quy định.

>>> Xem thêm: Quy định về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động

Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ra ngày 25/3/2020

Trên đây là bài viết hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc, cần Luật sư Tư Vấn Luật Lao Động, hoặc hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh do ảnh hưởng dịch bệnh Corona. Xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Nghỉ chờ việc do dịch Covid hưởng bao nhiêu % lương là câu hỏi mà không chỉ người lao động đặt ra mà người sử dụng lao động cũng rất quan tâm khi nhiều nơi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc liên quan đến vấn đề này. Mời các bạn cùng theo dõi.

Các bên thỏa thuận về việc tạm nghỉ việc do dịch bệnh

Lao động bị ngừng việc do dịch Covid được trả lương thế nào?

Ngày 15/07/2021, Cục quan hệ lao động và tiền lương có gửi Công văn số 264/QHLĐTL-TL cho các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố để hướng dẫn việc trả lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, mục 1 của Công văn này hướng dẫn rằng việc trả lương ngừng việc cho người lao động đang nghỉ chờ việc do dịch Covid-19 cần căn cứ vào Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 thì nếu vì lý do dịch bệnh nguy hiểm, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về tiền lương ngừng việc như sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Chế độ tiền lương của người lao động bị cách ly vì Covid 19

Theo hướng dẫn tại mục 2 của Công văn số 264/QHLĐTL-TL, trong trường hợp người lao động bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì chế độ tiền lương của họ cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019.

Nghỉ chờ việc do dịch Covid thì được hưởng bao nhiêu % lương?

Dịch bệnh là nguyên nhân khách quan khiến người lao động phải tạm ngừng công việc của mình. Cũng vì nguyên nhân đó mà nhiều doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề phải thu hẹp kinh doanh – sản xuất, thậm chí là cắt giảm lương của người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cũng không được phép cắt giảm tùy tiện và pháp luật đặt ra mức tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Thỏa thuận về mức lương ngừng việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

>>Xem thêm: CÁCH ĐỂ DOANH NGHIỆP CẮT GIẢM LƯƠNG NHÂN VIÊN ĐÚNG LUẬT MÙA COVID

Như đã đề cập, các doanh nghiệp cần tuân thủ khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động để trả lương cho người lao động. Theo đó, khi dịch bệnh diễn biến căng thẳng và buộc phải tạm ngừng các hoạt động kinh doanh – sản xuất thì các bên cần thỏa thuận với nhau về mức lương trong thời gian nghỉ chờ việc. Thỏa thuận này nên được thực hiện bằng văn bản để tránh tranh chấp xảy ra sau này và giúp người lao động yên tâm hơn về công việc của mình sau khi hết dịch.

Về mức lương tối thiểu trả cho người lao động, Điều 3 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định như sau:

  • Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động và doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trong trường hợp này người lao động sẽ không được hưởng lương; hết thời gian tạm hoãn, hai bên tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký.

Công ty có được chấm dứt hợp đồng với nhân viên vì dịch bệnh không?

Công ty có thể chấm dứt hợp đồng vì dịch bệnh theo quy định pháp luật

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019, trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm, các doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhưng trước đó doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 thì trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng hoặc trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 10 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019. Do đó, theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, doanh nghiệp cần trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.

Trên đây là bài viết tư vấn về chủ đề hưởng lượng khi nghỉ chờ việc trong mùa dịch Covid của chúng tôi. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn pháp lý liên quan đến luật lao động hoặc cần hướng dẫn trả lương cho người lao động vì dịch bệnh corona, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

>>Xem thêm: TẠM THỜI NGHỈ VIỆC DO DỊCH BỆNH CORONA CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

Video liên quan

Chủ Đề