Bản dự thảo là gì

Qua bài viết này sẽ giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp Bản thảo là gì? Yêu cầu về ngôn ngữ, thể thức đối với bản thảo? Ý nghĩa của bản thảo đối với đời sống xã hội? Mời Quý vị theo dõi:

Bản thảo là phác thảo, bản nháp của tác giả phác họa tác phẩm của mình trên giấy hoặc file word, đây là những tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu lịch sử hình thành tác phẩm văn học nghệ thuật.

Một tác phẩm muốn có được bản hoàn chỉnh gửi tới bạn đọc cần trải qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung nội dung. Vì thế một tác phẩm trước khi công bố lần đầu ra công chúng có thể có rất nhiều bản thảo. Đây cũng có thể là căn cứ để xác minh ai là tác giả của một tác phẩm văn học.

Bản thảo không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà nó cũng xuất hiện trong lĩnh vực tư pháp. Cụ thể ta có thể thấy khá nhiều ví dụ liên quan đến bản thảo như dự thảo luật, bộ luật, bản thảo văn bản hành chính,… Đây chính là những dạng bản thảo “ đặc thù” trong lĩnh vực tư pháp.

Khi một văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, nó cần trải qua quá trình lấy ý kiến, soạn thảo dự thảo, sau đó lại tiến hành lấy ý kiến, sửa đổi bổ sung dự thảo, khi đã hoàn tất “bản thảo” thì mới đem ra lấy ý kiến biểu quyết tại kỳ họp Quốc hội để Quốc hội xem xét thông qua.

Yêu cầu về ngôn ngữ, thể thức đối với bản thảo

Hiểu được bản thảo là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu các yêu cầu về ngôn ngữ, thể thức với bản thảo, cụ thể như sau:

– Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Một bản thảo văn bản quy phạm pháp luật cần đáp ứng về sử dụng từ ngữ chính xác, đơn nghĩa, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, hạn chế sử dụng từ nhiều nghĩa.

Về nội dung cần trình bày cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không trình bày một cách chung chung, không quy định lại nội dung đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thể thức trình bày có thể được chia thành phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm tùy theo nội dung cần điều chỉnh. Các phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tiêu đề. Nội dung quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm không được trình bày thành một chương riêng nếu không có quy định mới so với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.

– Đối với văn bản hành chính

Đối với văn bản hành chính cũng cần đáp ứng yêu cầu về ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, cách diễn đạt câu từ sao cho chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu.

Về thể thức, một bản thảo văn bản hành chính cần được trình bày trên giấy A4, có căn lề trên và dưới 20-25mm, căn lề trái là 30-35mm. căn lề phải là 15-20mm. Được soạn thảo trên font chữ Time New Roman, bộ mã ký tự Unicode TCVN 6909:2001, màu đen.

Đánh số trang được sử dụng bằng chữ số Ả Rập bắt đầu từ số 1, cỡ chữ 13 hoặc 14, căn giữa ở đầu trang, không hiển thị số trang thứ nhất.

Trong nội dung bản thảo cần đảm bảo có đủ các nội dung như Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản, số ký hiệu của văn bản, địa danh và thời gian ban hành văn bản, tên loại và trích yếu nội dung văn bản, nội dung văn bản bao gồm căn cứ ban hành, nội dung chính, chức vụ họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ban hành., Nơi nhận.

Ngoài nội dung chính được trình bày ở trên, một bản thảo văn bản hành chính cũng có thể đính kèm thêm phụ lục.

Bản thảo văn bản hành chính khi đáp ứng đủ yêu cầu mới được người có thẩm quyền phê duyệt và ký ban hành. Do đó việc tuân thủ các yêu cầu về ngôn ngữ và thể thức là rất quan trọng

– Đối với bản thảo tác phẩm văn học

Đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật thì bản thảo là tiền đề để có thể đưa ý tưởng, điều mà nhà văn muốn diễn tả tới gần hơn với bản đọc. Chỉ khi tác giả có được một bản thảo có nội dung cuốn hút mới có cơ hội thu hút được sự chú ý của các nhà xuất bản sách.Đây cũng là tiền đề để nhà văn nhận được những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà phê bình văn học khi tiến hành đọc qua bản thảo tác phẩm của họ. Từ đó tiến hành hiệu chỉnh nội dung, thể thức trình bày cho cuốn sách càng trở nên cuốn hút người đọc hơn.

Một bản thảo tác phẩm văn học cần có đủ các phần sau: Tóm tắt nội dung bản thảo ở phần đầu tiên, tiếp theo là giới thiệu tác giả, ý tưởng truyền thông bản thảo, ý tưởng bìa, hình minh họa…

Sau đó là Lời mở đầu cuốn sách, Mục lục. Nội dung, Lời kết.

Do là một tác phẩm văn học nên yêu cầu về ngôn ngữ sẽ không khắt khe như trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính nhưng cũng không nên sử dụng từ ngữ quá phản cảm, gây khó chịu nơi người đọc.

Thể thức thì tủy theo loại hình văn học tác giả lựa chọn sẽ có yêu cầu về thể thức tương ứng. Ví dụ như về thơ thì có thể thơ, cách gieo vần,…

Văn chương thì có chia bố cục thành các phần, chương, mục, tiểu mục.

So với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thì bản thảo tác phẩm văn học nghệ thuật ngoài nội dung cũng cần chú ý về hình thức trình bày bìa, hình ảnh minh họa nội dung sách,v.v  Đây là những điểm góp phần tăng thêm điểm cho bản thảo có cơ hội lọt vào mắt xanh của các nhà biên tập.

Ý nghĩa của bản thảo đối với đời sống xã hội

Bản thảo là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Bất cứ hoạt động nào liên quan đến soạn thảo đều cần có bản thảo. Bản thảo giúp người viết hình thành được nội dung, ý tưởng mình muốn trình bày, là phương tiện để người viết có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh, nhất là trong lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc xây dựng dự thảo rồi lấy ý kiến từ nhiều tầng lớp trong xã hội là rất cần thiết.

Do văn bản quy phạm pháp luật có tính chất đặc thù là điều chỉnh các quan hệ xã hội nên việc xây dựng dự thảo rồi tiến hành lấy ý kiến từ cơ quan, tổ chức, đoàn thể, người dân, doanh nghiệp trong xã hội đối với dự thảo là rất cần thiết vì nó sẽ nhận được phản ánh từ đa chiều giúp nhà soạn luật xây dựng được quy phạm điều chỉnh một cách thiết thực nhất các mối quan hệ xã hội.

Đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng vậy, đây là cơ hội để nội dung của một cuốn sách, tác phẩm mới có thể đến được với độc giả thông qua bản thảo. Nếu không có bản thảo thì độc giả không thể nào tiếp cận được những tư tưởng cảm xúc mà tác giả muốn truyền đạt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi bản thảo là gì. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Tổng đài 1900 6557.

Dự thảo là gì? [Cập nhật 2022]

Dự thảo là gì cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha.

Dự thảo là gì, dự thảo luật là gì có thể được định nghĩa như sau:

Dự thảo là bản thảo do cá nhân, tổ chức có quyền trình dự thảo mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo từng giai đoạn để một tổ chức có thẩm quyền thông qua, ban hành.

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Như vậy, các đặc điểm và các vấn đề về dự thảo là gì hãy theo dõi bài viết dưới đây nha.

Trước khi xây dựng dự thảo là gì theo các bước và trình ra để thông qua, ban hành cần tiến hành lấy ý kiến như sau:

+ Thảo luận về nội dung của dự thảo, tờ trình, nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Bảo đảm các quy định của dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Để thực hiện nhiệm vụ này, ban soạn thảo tiến hành tổ chức nghiên cửu thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và tài liệu có liên quan đến dự thảo.

+ Bảo đảm tính họp hiến, tính họp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.

+ Bảo đảm tính khả thi của văn bản.

Như vậy, bước lấy ý kiến trước khi xây dựng dự thảo là gì là một trong những bước không thể bỏ qua.

Để có một bản dự thảo hoàn chỉnh thì các bước soạn thảo dự thảo là gì bao gồm các bước cụ thể như sau:

+ Bước 1. Tiến hành phân tích nhu cầu.

+ Bước 2. Thiết kế đề xuất của bạn.

+ Bước 3. Xây dựng đề cương.

Trang bìa, trang tiêu đề, Lưu ý về bản quyền, Mục lục, Tóm tắt, Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận, và Tham khảo.

+ Bước 4. Thu thập dữ liệu.

Tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu và tập hợp các thông tin bạn cần.

+ Bước 5. Viết bản dự thảo.

Dùng ngôn ngữ rõ ràng, khách quan và viết những gì bạn sẽ nói với khách hàng nếu bạn sẽ trình bày dự thảo này trực tiếp với khách hàng.

+ Bước 6. Trau chuốt và hoàn chỉnh để dự thảo của bạn được định dạng thật đẹp, dùng logo và màu sắc thống nhất trong toàn bộ văn bản.

+ Bước 7. Trình bày. Đưa dự thảo cho khách hàng.

+ Bước 8. Xem xét kết quả. Điều chỉnh và học hỏi từ tỉ lệ thành công của bạn.

Như vậy, để có một bản dự thảo là gì hiệu quả thì cần chuẩn bị các bước cụ thể như trên.

Một trong những dự thảo là gì đó là dự thảo luật. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định nội dụng thẩm định dự thảo luật cụ thể như sau:

+ Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.

+ Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết.

+ Sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; tính họp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản vói hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.

+ Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Việc bảo đảm chính sách dân tộc, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề dân tộc, bình đẳng giới.

+ Ngôn ngữ, kĩ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

Như vậy, dự thảo là gì và các nội dụng thẩm định của dự thảo luật là gì được quy định cụ thể theo quy định như trên.

  • Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 số: 80/2015/QH13

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn dự thảo là gì với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Đặc biệt, nêu rõ những nội dung pháp lý về dự thảo là gì một cách rõ ràng và cụ thể chi tiết.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về dự thảo là gì cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về dự thảo là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Video liên quan

Chủ Đề