Bảo hiểm thân tàu là gì

Hiện nay, số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên vùng sông nước, biển tại nước ta là cực kỳ lớn. Vì thế việc thực hiện triển khai mua bảo hiểm thân tàu thủy nội địa chính là cách tốt nhất để bảo vệ tàu thuyền cũng như tài sản của mình trước những rủi ro, hiểm họa sông nước có thể xảy ra

1. Lý do tại sao nên mua bảo hiểm thân tàu thủy nội địa

Bảo hiểm thân tàu thủy nội địa là gói bảo hiểm nhằm bảo hiểm cho những thiệt hại, tổn thất đối với những máy móc, thiết bị, vỏ tàu hoặc một phần trách nhiệm của chủ tàu do những tai nạn đâm va cũng như các chi phí mà chủ tàu có thể phải chi trả, thiệt hại trong quá trình hoạt động kinh doanh

Lý do tại sao nên mua bảo hiểm thân tàu thủy nội địa

Trong quá trình hoạt động thì tàu có thể gặp rất nhiều những biến cố, rủi ro có thể xảy ra như:

+ Dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng như những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra trên biển mà không thể lường trước được. Đặc biệt là những tàu có thời gian hoạt động dài, có dung tích và trọng tải lớn là những tàu có nguy cơ xảy ra rủi ro cao

+ Hiện nay, các con tày được trang bị các máy móc, thiết bị rất hiện đại và giá trị của vỏ tàu rất lớn vì thế khi có rủi ro xảy ra thì chủ tàu cần phải đứng trước những nguy cơ lo lắng thiệt hại về tài chính

+ Các hoạt động của con tàu trên biển khi khai thác, đánh bắt thì rất dễ gây ra thiệt hại, tổn thất cho bên thứ ba vì thế chủ tàu cần phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại tổn thất đóng

+ Nguy cơ gặp thủy thủ đoàn có hành vi ác ý, cướp biển…

Vì thế mua bảo hiểm thân tàu thủy nội địa chính là cách tốt nhất để bảo vệ tài sản của mình cũng như giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra

2. Một số loại hình bảo hiểm thân tàu thủy nội địa

Hiện nay, công ty bảo hiểm bảo việt đang triển khai loại hình bảo hiểm thân tàu thủy nội địa với nhiều chương trình khác nhau giúp bạn có thể lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Dưới đây là một số loại hình bảo hiểm thân tàu thủy nội địa bạn hãy tham khảo:

Một số loại hình bảo hiểm thân tàu thủy nội địa

– Bảo hiểm thời hạn thân tàu thủy: đây là gói bảo hiểm thân tàu thủy trong một thời hạn bảo hiểm nhất định và thông thường thì thời hạn bảo hiểm sẽ thường là 12 tháng hoặc có thể ít hơn và được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.

– Bảo hiểm chi phí thân tàu: đây là gói bảo hiểm dành cho các chi phí của một con tàu trong một hành trình như vật phẩm cung ứng, trang thiết bị và tiền lương ứng trước cho các sỹ quan thủy thủy

– Bảo hiểm rủi ro người đóng tàu: khi mua gói bảo hiểm thân tàu thủy nội địa này thì người mua bảo hiểm chính là người đóng tàu và bảo hiểm cho con tàu từ khi bắt đầu đóng cho đến khi hoàn thành. Gói bảo hiểm này không chỉ bảo hiểm cho các vấn đề vật chất mà nó còn bảo hiểm cho những vấn đề khác như bảo hiểm lãi dự tính, bảo hiểm gián đoạn sản xuất, bảo hiểm tiếng ồn, bảo hiểm cho công nhân đóng tàu…

– Bảo hiểm theo chuyến: đây là gói bảo hiểm giúp bảo hiểm cho con tàu trong một hành trình từ cảng này đến cảng khác hoặc là bảo hiểm cho chuyến đi khứ hồi. Gói bảo hiểm này thường được sử dụng để bảo hiểm cho những tàu đi sửa chữa hoặc là tàu mới đóng để xuất khẩu

Hãy mua bảo hiểm thân tàu thủy nội địa để bảo vệ tốt nhất cho tài sản của mình cũng như giảm thiểu được thiệt hại có thể xảy ra. Mọi thắc mắc cần tư vấn mua bảo hiểm tài sản kỹ thuật quý khách vui lòng liên hệ với ibaoviet.vn để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ

STT

NỘI DUNG MÔ TẢ THÂN TÀU BIỂN
QUỐC TẾ

NỘI ĐỊA

1

Sản phầm Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động tuyến quốc tế Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam

2

Quy tắc, điều khoản

2.1

Điều khoản chính Áp dụng điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu của Hiệp hội bảo hiểm London [I.T.C – 01/11/1995, hoặc  I.T.C – 01/10/1983], loại trừ 4/4 trách nhiệm đâm va Phần 1 – Quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam [ban hành theo QĐ số 455/QĐ-PJICO/2007 ngày 14/08/2007 của TGĐ], bao gồm:

ĐK A – BH mọi rủi ro đối với thân tàu, thuyền

ĐK B- BH tổn thất toàn bộ đối với thân tàu, thuyền

2.2

Một số điều khoản bổ sung –       Điều khoản loại trừ nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học, sinh học, sinh hóa và vũ khí điện từ

–       Điều khoản loại trừ tin tặc

–       Điều khoản loại trừ khủng bố

–       Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân hàng hải

–       Điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh, đình công

3

Đối tượng áp dụng Vỏ tàu

Máy tàu

Trang thiết bị trên tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

Trang thiết bị trên tàu

4

Phạm vi bảo hiểm cơ bản

4.1

Rủi ro được bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm nhóm các rủi ro chính trong hàng hải: chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va, tàu mất tích do mọi lý do, tàu hư hại do lỗi lầm của thủy thủ đoàn, … Đâm va; Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hay nổi trồi, cố định, cấu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng; Cháy nổ; Mất tích;

Động đất, sụt lở, núi lửa phun

Bão tố, sóng thần, gió lốc hay sét đánh

Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hay khi tàu đang neo đậu lên đà sửa chữa ở xưởng

Sơ xuất của thuyền viên

Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý [chỉ áp dụng DK A]

Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật gây ra [chỉ áp dụng cho DK A]

4.2

Một số rủi ro loại trừ –       Hành vi cố ý của người được bảo hiểm;

–       Chậm trễ;

–       Cũ kỹ, hao mòn tự nhiên, hư hỏng máy móc thông thường không

–       phải do hiểm họa được bảo hiểm gây ra;

–       Vi phạm cam kết về lai kéo tàu;

–       Vi phạm cam kết về bốc dỡ hàng ngoài biển từ một tàu khác hoặc

–       sang một tàu khác [trừ khi có thỏa thuận khác];

–       Chiến tranh;

–       Đình công;

–       Khủng bố hoặc bất kỳ hành vi của người nào có mục đích chính trị;

–       Nhiễm phóng xạ

–    Tàu thuyền không đủ khả năng hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy định

–    Hành động cố ý của người được bảo hiểm

–    Vi phạm lệnh cấm hoặc hoạt động kinh doanh trái phép

–    Do cũ kỹ, hao mòn tự nhiên

–    Tàu thuyền nằm cạn do ảnh hưởng của con nước lên xuống

–    Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do dùng bia rượu hoặc các chất kích thích.

–    Tàu thuyền không được neo đậu chắc chắn

5

Quy trình thực hiện hợp đồng

5.1

Nhận Yêu cầu bảo hiểm Cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm

Cung cấp hồ sơ tàu, hồ sơ đăng kiểm, báo cáo tình hình tổn thất, tài liệu chứng minh giá tàu

Cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm

Cung cấp hồ sơ tàu, hồ sơ đăng kiểm, báo cáo tình hình tổn thất, tài liệu chứng minh giá tàu

5.2

Chấp nhận bảo hiểm và ký kết hợp đồng Tiến hành kiểm tra tàu trước khi chấp nhận bảo hiểm

Cấp GCNBH thân tàu, Hợp đồng và các phụ lục [nếu có]

Tiến hành kiểm tra tàu trước khi chấp nhận bảo hiểm

Cấp GCNBH thân tàu, Hợp đồng và các phụ lục [nếu có]

5.3

Thu phí bảo hiểm Lập thông báo thu phí và cấp hóa đơn Lập thông báo thu phí và cấp hóa đơn

6

Phương thức áp dụng, tính phí bảo hiểm Giá trị bảo hiểm thân tàu được tính dựa trên căn cứ khai báo giá trị thực tế của vỏ, máy móc và các trang thiết bị hàng hải của tàu trên thị trường hoặc dựa trên thỏa thuận của Người được bảo hiểm và PJICO

NĐBH có thể tham gia bảo hiểm với số tiền thấp hơn giá trị thực tế của tàu, PJICO chấp nhận một trong hai hình thức sau:

–       Bảo hiểm rủi ro theo hình thức dưới giá trị

–       Bảo hiểm tổn thất toàn bộ

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm [%]

Giá trị bảo hiểm thân tàu được tính dựa trên căn cứ khai báo giá trị thực tế của vỏ, máy móc và các trang thiết bị hàng hải của tàu trên thị trường hoặc dựa trên thỏa thuận của Người được bảo hiểm và PJICO

NĐBH có thể tham gia bảo hiểm với số tiền thấp hơn giá trị thực tế của tàu, PJICO chấp nhận một trong hai hình thức sau:

–       Bảo hiểm rủi ro theo hình thức dưới giá trị

–       Bảo hiểm tổn thất toàn bộ

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm [%]

MUA BẢO HIỂM TRỰC TUYẾN IPJICO BH TÀU BIỂN NỘI ĐỊA BH TÀU THỦY NỘI ĐỊA

Video liên quan

Chủ Đề