Bao lâu khi tới tháng thì có thể có thai

Chậm kinh là chỉ điểm đã thụ thai đáng tin cậy cho chị em phụ nữ nhưng chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai? Có dấu hiệu mang thai nào khác không? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!

Không chỉ là dấu hiệu nhận biết có thai hữu hiệu, chu kỳ kinh nguyệt còn là một trong các chỉ số sức khỏe sinh sản quan trọng mà phụ nữ cần phải theo dõi. Và sức khỏe kinh nguyệt cũng trở thành một chủ đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Trước tiên, là phụ nữ bạn cần biết thế nào là một chu kỳ kinh bình thường và chậm kinh bao lâu là bất thường.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai và bao lâu là bình thường?

Hầu hết các chị em phụ nữ đều sẽ có chu kỳ hành kinh là 28 ngày, nhưng một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể dao động từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một chu kỳ đều đặn như thế. Vì vậy, khi ngày đèn đỏ đến muộn 1-2 ngày, đừng quá lo lắng. Chậm kinh là khi:

  • Chu kỳ của bạn luôn đều đặn, bạn khỏe mạnh và kỳ hành kinh đến trễ quá 3 ngày.
  • Bạn thường có chu kỳ không đều và đã 38 ngày trôi qua kể từ ngày đầu tiên kỳ hành kinh trước.

Vậy có những nguyên nhân nào làm ngày đèn đỏ của bạn của bạn “lỡ hẹn”? Có phải đó là dấu hiệu cho thấy chắc chắn bạn đã có thai hay còn nguyên nhân nào khác?

Trễ kinh nhưng không phải do mang thai: Tại sao?

Chậm kinh [trễ kinh] hay thậm chí là mất hai hay nhiều kỳ kinh liên tiếp có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Mang thai và cho con bú
  • Ăn kiêng và tập thể dục cường độ cao
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột
  • Hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]
  • Căng thẳng
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai nội tiết
  • Tuổi tác như giai đoạn mới bắt đầu có kinh nguyệt hoặc bước vào tuổi tiền mãn kinh.
  • Các vấn đề tuyến giáp.

Kỳ kinh đến muộn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung là do sự thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể. Đây là dấu hiệu mà các chị em phụ nữ không nên phớt lờ, nên đến thăm khám với các bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và can thiệp kịp thời.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai?

Nếu vợ chồng bạn đang mong đợi một tin vui thì chậm kinh là một tín hiệu vui nhưng không để các cặp vợ chồng “mừng hụt” thì chính xác chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai? Bạn đang mong chờ câu trả lời là con số cụ thể như 5 hay 10 ngày nhưng rất tiếc, câu hỏi này rất khó để nhận được đáp án chính xác đến từng con số. Điều này còn tùy vào mỗi người.

Tìm hiểu sơ qua về quá trình hình thành của một em bé trong bụng mẹ thì ngay sau khi các cặp đôi quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp tránh thai, một sinh linh đã có thể được hình thành. Lúc này niêm mạc tử cung dày lên để tạo điều kiện cho trứng đã thụ tinh làm tổ và trú ngụ trong khoảng 40 tuần tiếp theo. Khi trứng thụ tinh bám vào lớp niêm mạc dày lên này thành công thì niêm mạc tử cung không bong tróc và tạo thành kinh nguyệt như bình thường. Điều này lý giải cho việc khi chậm kinh hay mất kinh là dấu hiệu mang thai sớm nhất.

Nếu kỳ kinh của bạn đều đặn mỗi tháng thì việc chậm kinh 3-5 ngày có thể khiến bạn sốt ruột và dĩ nhiên, có thể bạn đã thụ thai. Tuy nhiên nếu chu kỳ của bạn không đến đều đặn thì có thể dấu hiệu chậm kinh quá 1 tuần sẽ chính xác hơn.

Các dấu hiệu mang thai sớm

Theo một khảo sát 29% phụ nữ cho biết chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm nhất của họ. Tuy nhiên, ngoài việc dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ đang mang thai cũng có những thay đổi như:

  • Buồn nôn hoặc ốm nghén
  • Thay đổi ở ngực: đầu nhũ hoa thâm sạm, sưng, đau vú hay ngực mềm hơn
  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Thay đổi khẩu vị
  • Ra máu như đốm kinh nguyệt nhưng rất ít hay còn gọi là máu báo thai

Do đó, ngoài việc xác nhận bị chậm kinh bao nhiêu ngày thì các dấu hiệu kể trên cũng giúp chị em phụ nữ nhận biết có thai sớm.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có kết quả thử thai chính xác?

Nếu chậm kinh 3-5 ngày làm bạn lo lắng? Việc thử thai ngay tại nhà có thể sẽ là giải pháp tháo gỡ lo lắng cho bạn ngay lúc này. Que thử thai được xem là phương pháp dễ dùng và có độ chính xác đến 97% nếu dùng đúng cách và đúng thời điểm.

Vậy thời điểm nào là phù hợp để thử thai? Tại sao có những trường hợp kết quả thử thai là âm tính dù bạn đang mang thai?

Muốn biết chậm kinh bao nhiêu ngày thì thử thai chính xác bạn cần tìm hiểu qua về cách hoạt động của vật dụng này. Que thử thai kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm một loại hormone gọi là human chorionic gonadotropin [hCG], hormone này chỉ xuất hiện khi bạn mang thai. Khi chỉ một vài ngày sau khi bạn bị chậm kinh, lượng hCG trong nước tiểu chưa đủ để phản ứng với que thử và kết quả cho ra 1 vạch dù bạn đang mang thai – còn gọi là kết quả âm tính giả.

Do đó, để trả lời chính xác cho thắc mắc rằng chậm kinh là do mang thai hay do nguyên nhân nào khác thì nên sử dụng que thử sau khi chậm kinh 1 tuần. kết quả thử thai ở thời điểm này chính là đáp án cho câu hỏi chậm kinh bao lâu thì có thai tương đối chính xác nhất.

Tuy nhiên, nếu kết quả thử thai âm tính và bạn tiếp tục không có kinh nguyệt, bạn nên thử lại sau 3 ngày. Một lưu ý nhỏ là bạn nên dùng que thử thai vào buổi sáng bởi đây là thời điểm nồng độ hCG trong nước tiểu là cao nhất.

Tại sao cần xác định chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai?

Việc nhanh chóng phát hiện ra bản thân đang mang thai sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ vitamin và những dưỡng chất khác để chuẩn bị cho hành trình nuôi dưỡng bé yêu và đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Ví dụ như: vitamin B9 để phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật khác ở trẻ được khuyến khích dùng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ.

Do đó, bạn nên thấu hiểu cơ thể và sức khỏe kinh nguyệt của mình để phát hiện những tín hiệu mang thai càng sớm tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và bé yêu của bạn trong những tháng sắp tới.

Hi vọng bài viết này của Hello Bacsi sẽ là hành trang lúc các chị em phụ nữ vững vàng hơn trong hành trình chuẩn bị mang thai và chăm sóc sức khỏe kinh nguyệt của bản thân!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dưới đây là những điều cần biết về khả năng sinh sản và quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt.

1. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Để có thể thụ thai cần có sự gặp gỡ của tinh trùng nam với trứng của phụ nữ. Khi buồng trứng của phụ nữ phóng thích trứng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng từ 12 - 24 giờ. Tinh trùng của nam giới có thể tồn tại trong khoảng 3 - 5 ngày.

Chu kỳ thông thường của phụ nữ là 28 ngày. Ngày 1 là khi bắt đầu có kinh. Một người phụ nữ thường rụng trứng vào khoảng ngày 14 [nhưng có thể vào khoảng ngày 12, 13 hoặc 14].

Rụng trứng là khi buồng trứng của người phụ nữ giải phóng một quả trứng để thụ tinh. Nếu có sẵn tinh trùng trong tử cung thì có thể mang thai. Ngày rụng trứng có thể thay đổi tùy theo chu kỳ của phụ nữ. Một số phụ nữ có chu kỳ dài hơn khoảng 35 ngày giữa các kỳ kinh. Quá trình rụng trứng sau đó sẽ xảy ra vào khoảng ngày 21. Phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn là 21 ngày sẽ rụng trứng vào khoảng ngày thứ 7.

Ảnh minh họa.

2. Có thể mang thai trong kỳ kinh nguyệt

Khi rụng trứng, trứng được thả vào ống dẫn trứng và có tồn tại trong 24 giờ chờ đợi thụ tinh trước khi di chuyển đến tử cung.

Bởi vì trứng có thể tồn tại trong 24 giờ sau khi rụng trứng và tinh trùng có thể sống bên trong một người phụ nữ trong 3 - 5 ngày, một phụ nữ có thể có thai trong vòng 5 ngày trước khi rụng trứng và một ngày sau đó.

Nếu quan hệ tình dục vào ngày cuối cùng của tuần có kinh và rụng trứng sớm một vài ngày, lúc này vẫn có thể có tinh trùng sống bên trong tử cung và kết hợp với trứng để thụ thai. Ngay cả ở một phụ nữ có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng bắt đầu có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Chính vì vậy, không thể đảm bảo tinh trùng từ lần quan hệ tình dục trong kỳ kinh sẽ chết vào thời điểm rụng trứng tiếp theo.

3. Khả năng mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt

Khả năng mang thai của phụ nữ có thể tăng và giảm trong suốt chu kỳ rụng trứng. Trong khi chu kỳ hàng tháng trung bình của phụ nữ có thể là 29 ngày, những người khác có thể có chu kỳ thay đổi từ 20 đến 40 ngày, hoặc lâu hơn.

Hầu như không có khả năng mang thai từ 1 - 2 ngày sau khi bắt đầu ra máu kinh. Nhưng khả năng bắt đầu tăng trở lại sau mỗi ngày liên tiếp, mặc dù vẫn đang trong kỳ kinh nguyệt. Càng về cuối kỳ kinh, khả năng mang thai càng tăng nếu có quan hệ tình dục không an toàn.

Vào khoảng ngày thứ 13 sau khi bắt đầu có kinh, cơ hội mang thai của phụ nữ là khoảng 9%. Mặc dù những con số này có thể thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là một phụ nữ có thể yên tâm 100% rằng sẽ không mang thai nếu có quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt.

4. Biện pháp phòng ngừa kiểm soát sinh sản

Nếu đang có ý định mang thai, quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt sẽ không giúp thụ thai trừ khi chu kỳ kinh nguyệt là dưới 28 ngày. Tuy nhiên vẫn có khả năng có thể mang thai trong thời điểm này.

Nếu không có ý định mang thai, điều quan trọng là phải quan hệ tình dục bảo vệ mỗi lần. Điều này bao gồm sử dụng một số hình thức tránh thai như sử dụng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai sẽ không tạo ra rào cản chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu hoặc chlamydia. Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây nhiễm không mong muốn, hãy để bạn tình sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ có thể khác nhau, vì vậy có thể mang thai khi đang trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù khả năng mang thai vào những ngày đầu của kỳ kinh ít hơn, nhưng khả năng mang thai sẽ tăng lên vào những ngày sau đó.

Nếu đang cố gắng mang thai nhưng vẫn chưa thụ thai sau một năm hoặc hơn khi quan hệ tình dục không an toàn, hãy đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ có thể giới thiệu các phương pháp theo dõi sự rụng trứng, cung cấp các xét nghiệm và phương pháp điều trị giúp tăng cơ hội thụ thai.

BS. Quang Lê

Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ liên quan đến việc giải phóng một quả trứng [noãn] từ một trong các buồng trứng. Một sự sống mới sẽ bắt đầu hình thành nếu noãn gặp tinh trùng trong quá trình di chuyển xuống ống dẫn trứng.

//suckhoedoisong.vn/nhan-biet-c...

7 món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phục hồi chức năng cho phụ nữ mang thai.


Trang Anh

Video liên quan

Chủ Đề