Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào

Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.

Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.

Thức ăn bổ sung là các loại thức ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ ngoài sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ.

Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng và đủ về mặt số lượng để trẻ lớn và phát triển.

Thức ăn dạng lỏng, kể cả sữa (sữa công thức pha với nước hay sữa tươi) và các loại nước trái cây không được coi là thức ăn bổ sung vì những thức ăn này cạnh tranh và thay thế sữa mẹ, làm giảm lượng sữa mà đáng lẽ trẻ vẫn được bú mẹ

Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung hợp lý nhất:

Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào

Thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung hợp lý nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi (180 ngày) để giúp trẻ phát triển tốt.

Cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, vì vậy khi trẻ được 5 tháng tuổi mẹ nên tìm hiểu cách chọn thức ăn và cách cho trẻ ăn bữa ăn bổ sung đầu tiên, học thêm các kiến thức và kỹ năng cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

Các dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung:

● Trẻ thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn;

● Trẻ thích đưa thứ gì đó vào miệng;

● Trẻ có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng;

● Trẻ bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống

Các nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn:

  • Các nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng hay 26 tuần)

Trẻ giảm bú mẹ vì vậy sẽ làm giảm khả năng tạo sữa mẹ;

Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, mắc tiêu chảy, suy dinh dưỡng, dị ứng do thức ăn bổ sung không phù hợp với khả năng tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ;

Trẻ giảm bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mang thai của bà mẹ.

  • Các nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung quá muộn (sau 6 tháng hay 26 tuần)

Trẻ không nhận được các thức ăn cần thiết để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mà sữa mẹ ở giai đoạn này không đáp ứng được đầy đủ cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sắt.

Ăn dặm rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho bé. Vậy thời điểm bắt đầu ăn dặm thích hợp nhất cho bé là vào lúc nào, mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn có thể gây ra những vấn đề gì?

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ. Cụ thể như sau:

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm:

Bé sẽ giảm bú mẹ, đồng thời lượng sữa mẹ có thể ít hơn. Trong khi đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Khi còn quá nhỏ, hệ miễn dịch của bé, cơ quan tiêu hóa của bé cũng như nhiều cơ quan khác chưa phát triển toàn diện vì thế khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ còn kém. Bên cạnh đó, trẻ có thể chưa có đủ kỹ năng cần thiết để xử lý những loại thức ăn trong quá trình ăn dặm.

Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào

Nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đạt 6 tháng tuổi

Bé có thể bị tăng nguy cơ dị ứng với thức ăn, nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Ngoài ra, cơ thể bé có thể bị tăng áp lực khi đào thải các chất không cần thiết ra bên ngoài.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn:

Khi cho trẻ ăn dặm quá muộn, bé có thể bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng mà các con cần được bổ sung ở thời điểm từ 6 tháng tuổi.

Làm chậm quá trình phát triển về thể chất của bé.

Hệ miễn dịch đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Khi bé được cho ăn dặm quá muộn, các con có thể bị chậm phát triển các kỹ năng vận động liên quan đến ăn uống, chẳng hạn như kỹ năng nhai, kỹ năng nuốt, cầm nắm thức ăn,...

2. Thời điểm nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn dặm lần đầu tiên. Đây được cho là thời điểm phù hợp nhất để trẻ bắt đầu, làm quen với chế độ ăn dặm. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ vì giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ rất cao và rất tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào

Nên cho trẻ ăn bột ngọt trước, bột mặn sau

Tuy nhiên, các mẹ cần tìm hiểu và quan sát để tìm ra thời điểm ăn dặm phù hợp nhất với con yêu vì tuổi tác không phải là cơ sở duy nhất để chúng ta lựa chọn thời điểm lần đầu ăn dặm cho bé. Cụ thể, khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, mẹ hãy chú ý nhận biết những dấu hiệu của con. Nếu trẻ có những thay đổi dưới đây thì đã đến lúc mẹ nên cho bé ăn dặm:

Bé đã có thể tự ngồi thẳng hoặc có thể ngồi thẳng với sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.

Khi đưa thức ăn gần bé, bé có phản xạ mở miệng hoặc tỏ ra vô cùng thích thú, tò mò với những đồ ăn mà cha mẹ mang đến. Thậm chí, bé có thể đưa tay ra để với thức ăn.

Bé có phản xạ thè lưỡi, dùng lưỡi để lấy thức ăn và nuốt khi được bố mẹ bón thức ăn cho.

Thông thường, khi trẻ có cân nặng gấp đôi so với lúc trẻ sinh ra, cũng là thời điểm mà cha mẹ có thể cho con ăn dặm lần đầu tiên.

3. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

Khi đã lựa chọn được thời điểm ăn dặm tốt nhất, phù hợp nhất với trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Ăn dặm nhưng không thay thế sữa mẹ hoàn toàn: Những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ nên lưu ý về vai trò quan trọng của sữa mẹ và hãy cho con ăn dặm nhưng không hoàn toàn thay thế sữa mẹ bằng chế độ ăn dặm. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn dặm của con để cân bằng với nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào

Mẹ không nên ép trẻ ăn

Trẻ nên được bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc: Mẹ nên lựa chọn gạo trắng để cho con ăn dặm lần đầu tiên. Không chỉ tăng cường bổ sung dưỡng chất, gạo cũng là thực phẩm lành tính và ít có nguy cơ dị ứng so với những loại ngũ cốc khác.

Trẻ cần có thời gian để làm quen với chế độ ăn dặm: Khi đang quen bú sữa mẹ, chế độ ăn dặm có thể khiến bé cảm thấy hơi khó khăn. Mẹ cần cho chon thời gian để làm quen với chế độ ăn vô cùng mới mẻ này. Nên cho con ăn từ từ, có thể chỉ khoảng 1 đến 2 muỗng. Khi đã quen, trẻ sẽ rất thích thú và đó cũng là lúc mà mẹ có thể tăng lượng thức ăn hoặc tăng số bữa ăn cho trẻ.

Nên cho con ăn bột ngọt trước và bột mặn sau: Mẹ nên cho con ăn thử bột ngọt trước. Mẹ chỉ cần pha sữa công thức với sữa mẹ và không cần cho thêm thực phẩm nào khác. Nếu thấy bé thích nghi tốt sau 2 đến 4 tuần, mẹ có thể chuyển sang bột mặn. Khi chuẩn bị bột mặn cho bé, mẹ nên cho thêm thịt, cá, một số loại rau,… để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết dành cho trẻ.

Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào

Kết hợp quấy bột với các loại rau củ, thịt nạc để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Không nên ép trẻ ăn: Nếu trẻ ngậm miệng, nhè thức ăn, hay quay sang chỗ khác hoặc khóc lên khi thấy đồ ăn,... thì mẹ không nên ép con ăn. Tốt nhất, mẹ nên dừng lại và chờ đến khi trẻ đói thì tiếp tục cho trẻ ăn. Đối với những loại thực phẩm mới, nếu bé không muốn ăn, mẹ không nên ép con mà hãy kiên nhẫn thử lại vào lần sau. Trẻ cần thời gian để thích nghi với những thực phẩm mới.

Số bữa ăn: Trong lần đầu tiên ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng và chỉ duy nhất 1 bữa/ ngày. Khi thấy trẻ có biểu hiện thích nghi tốt, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, mẹ hãy tăng dần số bữa ăn lên.

Trên đây là những lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu. Khi tập ăn dặm, bé có thể gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn, hoặc những vấn đề về tiêu hóa,… cha mẹ phải chú ý quan sát. Nếu con có biểu hiện bất thường, mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn, thăm khám bệnh cho con kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ mà cha mẹ có thể tham khảo để nhận được sự tư vấn khi chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ và thăm khám bệnh cho trẻ. Hãy liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ trực tiếp.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Bắt đầu cho bé ăn dặm nên ăn gì?

Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang (vì gần giống sữa mẹ, bé không cảm thấy bị thay đổi đột ngột). Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc.

Nên cho bé ăn dặm thịt, cá khi nào?

Thông thường giai đoạn 6 tháng là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm. Lúc này cha mẹ có thể chế biến cho con ăn nhiều loại thịt khác nhau như thịt lợn, thịt bò, thịt cá trắng, tôm… Đây là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, là nguồn bổ sung protein, sắt và kẽm tuyệt vời cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Nên cho bé ăn dặm một ngày mấy lần?

Về nguyên tắc tăng số bữa ăn dặm, mẹ có thể ghi nhớ cho trẻ bắt đầu bằng 1 bữa/ngày trong 2 tháng đầu tiên, sau đó tăng thêm 1 bữa trong 2 tháng tiếp theo đến khi trẻ có thể ăn được 3 bữa/ngày. Lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm mấy bữa mỗi ngày tăng lên cùng lượng thức ăn, lượng sữa trẻ bú mẹ sẽ giảm.