Bị mụt lẹo ở mắt phải làm sao

Lẹo mắt là một trong những bệnh lí mắt thường gặp. Nó thường trông giống như một đốm nhỏ giống mủ màu vàng trên mép mí mắt. Tuy lẹo mắt có thể làm bạn đau đớn và khó chịu, nhưng hầu hết bệnh đều tự khỏi và không cần điều trị thêm thuốc.

Lẹo mắt là bệnh gì?

Đây là một tình trạng nhiễm trùng nhỏ của khu vực mà lông mi được gắn vào mắt. Lẹo mắt trông giống như một vết sưng đỏ ở gốc lông mi, ấn mềm.

Lẹo mắt thường tiến triển khá nhanh trong vài ngày. Thông thường chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Đôi khi bạn có thể mọc nhiều lẹo ở một bên mắt cùng một lúc. Có hai vị trí mọc lẹo mắt: lẹo mắt ở bên ngoài mi mắt [loại phổ biến] và lẹo mắt ở bên trong mi mắt.

Lẹo mắt ở ngoài mi mắt

Là tình trạng lẹo mắt xuất hiện dọc theo mép của mi mắt, do nhiễm trùng ở gốc của lông mi. Có thể ban đầu bạn chỉ thấy mi mắt có một mụn nhỏ sưng đỏ nhẹ. Sau vài ngày, khi hình thành mủ màu vàng, vùng mi mắt xung quanh sẽ đỏ, sưng và đau.

Lẹo mắt ở ngoài mi mắt

Lẹo mắt ở trong mi mắt

Khi tuyến meibomian là thành phần cấu tạo của mi mắt bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy lẹo mắt ở trong mi mắt. Từ bên ngoài, nó chỉ nhìn thấy như một khối sưng. Nhiễm trùng bên trong mi mắt có thể gây đau và khiến bạn cảm thấy như có dị vật trong mắt.

Lẹo mắt ở trong mi mắt

Nguyên nhân bị lẹo mắt

Hầu hết trường hợp lẹo mắt thường xảy ra mà không có lý do rõ ràng.

Ngoài ra, có thể do loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng là Staphylococcus aureus. Đó là vi khuẩn phổ biến thường được tìm thấy trên làn da khỏe mạnh. Ở điều kiện bình thường, nó không có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể xâm nhập vào da và gây ra các bệnh nhiễm trùng mụn mủ, ổ áp xe.

Nếu bạn có dấu hiệu viêm mí mắt như mi mắt bị sưng, khô và ngứa, tình trạng này có thể tiến triển thành lẹo mắt sau đó.

Có những phương pháp nào điều trị lẹo mắt?

Lẹo mắt thường không cần điều trị mà có thể tự lành. Lẹo mắt với mụn mủ thường vỡ trong vòng 3-4 ngày.

1. Chườm nóng

Chườm nóng có thể giúp giảm đau nhức và đẩy nhanh tốc độ tống mủ ra ngoài. Bạn có thể lấy một khăn sạch nhúng vào nước nóng và vắt khô. Sau đó, nhẹ nhàng đặt lên mắt trong 5-10 phút, 3-4 lần một ngày. Trong lúc chườm nóng, lẹo mắt có thể đột ngột vỡ ra. Tuy nhiên bạn đừng cố gắng tự nặn vỡ nó. Hành động này khiến mắt tồi tệ hơn vì làm tổn thương mí mắt mỏng manh và lây nhiễm nhiều.

2. Nhổ lông mi

Nếu bạn bị lẹo mắt ở bên ngoài mi mắt, có thể bác sĩ cần phải nhổ lông mi. Mặc dù việc này gây khó chịu cho bạn trong một thời gian ngắn, nhưng có thể giúp cải thiện nhiễm trùng vì mủ được thoát ra ngoài.

3. Rạch thoát mủ ở lẹo mắt bên ngoài

Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm vô trùng [hoặc dao mổ] để rạch thoát mủ ở lẹo mắt ở ngoài mi mắt. Bạn không nên tự mình điều này ở nhà, vì có thể lây nhiễm sang mắt còn lại hay làm nặng hơn ở mắt đang bệnh.

4. Rạch thoát mủ ở lẹo mắt bên trong

Nếu có lẹo mắt bên trong mi mắt, bạn sẽ cần thuốc gây tê mí mắt. Mắt phải được lật từ trong ra ngoài để bộc lộ vị trí lẹo mắt trước khi rạch thoát mủ. Sau thủ thuật này, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt để điều trị nhiễm trùng.

Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt rất dễ lây lan nếu như bạn không có những biện pháp điều trị an toàn. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, bạn nên:

  • Không dùng khăn với bất cứ ai.
  • Luôn rửa tay sau khi chạm vào mí mắt.
  • Tránh trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi nhiễm trùng đã ổn định.

Lẹo mắt có ảnh hưởng đến thị lực của bạn không?

Lẹo mắt thường tự lành và không ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đôi khi, lẹo mắt không biến mất và có thể hình thành một nang nhỏ do tuyến meibomian bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, bạn sẽ mắt không đỏ và không đau.

Rất hiếm khi nhiễm trùng có thể lan rộng hết bề mặt của mắt gây viêm kết mạc. Đó là tình trạng mắt đỏ, sưng đau, ngứa rát và tiết nhiều dịch vàng. Lúc này, thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết để tránh lan rộng nhiễm trùng và hạn chế tái phát.

Phòng ngừa lẹo mắt như thế nào?

Để phòng ngừa lẹo mắt, cần giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là khi tiếp xúc vơi môi trường ô nhiễm. Bạn nên rửa mi mắt với nước muối sinh lý. Ngoài ra, cần kết hợp chườm ấm và massage mắt hằng ngày.

Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, nhỏ thuốc mà chưa có chỉ định của Bác sĩ vì dễ làm tổn thương lan rộng, kéo dài và tái phát nhiều lần.

Bảo vệ mắt khỏi khói bụi bằng cách đeo kính mỗi khi ra ngoài hay trong môi trường ô nhiễm.

Hạn chế dùng mỹ phẩm và phấn trang điểm mắt.

Rửa tay thường xuyên và luôn để tay xa khỏi tầm mắt của bạn. Đặc biệt khi chăm sóc một người bị lẹo mắt hay đang có bệnh lí nhiễm trùng khác.

Các biện pháp điều trị lẹo mắt

Lẹo mắt không phải là một bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, lẹo mắt nếu không phát hiện sớm, có thể cần phải can thiệp bằng cách rạch thoát mủ. Vì vậy, bạn nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa mắt ngay từ khi có dấu hiệu bất thường ở mắt để được chẩn đoán và tư vấn về cách chăm sóc mắt an toàn.

Skip to content

  • Mắt lẹo là tình trạng sưng, có thể có mủ, xuất hiện ở mí mắt. Mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ quanh lông mi. Khi bụi bẩn, các tế bào chết và tình trạng tích tụ bã nhờn có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các tuyến này.
  • Khi một tuyến bã nhờn bị chặn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo. Các vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính.
  • Mụn lẹo là một loại bệnh lý ở mắt, thường xuất hiện xung quanh mí mắt. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vào các tuyến lông mi gây viêm.
  • Mụn lẹo có thể mọc ở cả mi trên và mi dưới, khiến mí mắt sưng đau, tấy đỏ, ngứa. Nhiều trường hợp bệnh nhân không có cách trị mụn lẹo hợp lý sẽ thường xuyên chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, khó khăn trong lúc đời sống sinh hoạt.

Cách chữa lẹo mắt bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, với công dụng tiêu viêm, sát trùng hiệu quả. Thế nên, không ngạc nhiên gì khi nhiều người sử dụng lá trầu không để trị mụn lẹo. Người bệnh có thể áp dụng từng bước như sau:

  • Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát.
  • Sau đó hòa chung phần lá trầu không với nước sôi.
  • Đưa hỗn hợp nước trên lại gần vùng mắt rồi xông hơi cho đến khi nước nguội.
  • Kiên trì thực hiện 3 lần mỗi ngày để nhận thấy các nốt mụn lẹo xẹp hẳn đi.

Cách trị mụn lẹo ở mắt bằng túi lọc

Đối với những túi lọc trà đã qua sử dụng, nhiều người đã dùng để vận dụng chữa trị bệnh mụn lẹo. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn những loại túi trà xanh hoặc trà hoa.

Người bệnh có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Dùng một chiếc khăn mỏng và túi lọc ngâm trong nước ấm.
  • Sau đó vắt nhẹ cả hai thứ, lưu ý không nên vắt quá khô.
  • Đặt nhẹ chiếc khăn lên vùng mụn lẹo trên mí mắt, rồi đắp túi trà lên trên.
  • Giữ nguyên trạng thái đó trong vòng 5 phút.
  • Sau đó lặp lại hành động này 4 lần một ngày để mụn lẹo nhanh xẹp.

Cách trị mụn lẹo bằng cây lô hội

Nha đam hay còn biết đến là lô hội, thường xuất hiện trong những bí quyết làm đẹp của các chị em. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng nha đam như một biện pháp để làm xẹp nhân mụn lẹo.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch nha đam, cắt bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần thịt bên trong.
  • Cắt mỏng phần thịt, đắp nhẹ lên vùng mí mắt bị mụn lẹo.
  • Lưu ý tránh để nhựa nha đam chảy vào mắt gây tổn thương mắt.
  • Giữ nguyên trạng thái trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Lặp lại động tác này 3 lần mỗi ngày để nhân mụn nhanh chóng biến mất.

Cách trị mụn lẹo dân gian bằng nghệ

Nghệ có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao, thường được sử dụng để trị những vết thương truyền nhiễm, làm mờ vết thâm sẹo. Cũng nhờ tính chất này mà nhiều người trong dân gian đã dùng nghệ để điều trị mụn lẹo, góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Rửa sạch củ nghệ rồi giã nát.
  • Hòa một lượng nghệ chung với nước tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Đặt một chiếc khăn mỏng lên vùng mí mắt bị mụn lẹo, rồi đắp hỗn hợp đó lên trên.
  • Giữ nguyên trạng thái này trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện liên tục hành động này một ngày 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Cách trị mụn lẹo mắt bằng đậu nành

Đậu nành chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người nhưng ít ai biết được đậu nành cũng có thể dùng để trị mụn lẹo. Đặc biệt, phương pháp này yêu cầu sự kết hợp thêm mật ong và vừng đen để tăng độ hiệu quả của nó.

  • Trước hết người bệnh bị mụn lẹo cần đun sôi đậu nành nấu sữa.
  • Sau đó cho vào 1 muỗng mật ong và hai muỗng vừng đen.
  • Uống hỗn hợp trên sau mỗi bữa ăn sáng mỗi ngày.
  • Kiên trì sử dụng liên tục cho đến khi mụn lẹo hết hẳn.
  • Điều trị mụn lẹo bằng lá ổi

Theo tự nhiên và đông y cổ truyền, lá ổi có tính kháng khuẩn cực mạnh, có thể dùng như một liều thuốc chống viêm hiệu quả. Do đó, nhiều người dùng lá ổi để trị mụn lẹo với cách thức đơn giản như sau:

  • Rửa sạch lá ổi rồi để ráo nước.
  • Đắp lá ổi lên vùng mí mắt, kết hợp thư giãn trong khoảng 10 phút.
  • Thực hiện động tác này 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhanh nhất.
  • Trị mụt lẹo bằng trứng gà

Sử dụng trứng gà chín để trị mụn lẹo là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và mang lại hiệu quả điều trị cao.

  • Luộc chín một quả trứng gà rồi để đến khi còn hơi ấm.
  • Sau đó bóc vỏ, lăn đều trên vùng mí mặt nổi mụn lẹo.
  • Lưu ý trứng càng nóng thì hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trứng vừa nấu chín xong cũng không thể lăn lên mắt, vì sẽ làm tổn thương nghiêm trọng.

Nguồn: Internet

Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt

Hotline: 19001042

Video liên quan

Chủ Đề