Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không

Skip to content

Nhiều người nghĩ rằng nằm nghỉ ngơi nhiều có thể điều làm giảm các cơn đau do bị thoát vị. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Cùng giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xuất hiện ở phần đĩa đệm nằm giữa các đốt xương sống. Những phần đĩa đệm này bị lệch ra khỏi vị trí, chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh, tạo nên những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra khi vận động mạnh, sai tư thế, mang vác nặng,… Chính vì vậy những cử động gây áp lực lên cột sống sẽ khiến tình trạng xấu đi.

Vậy, thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Câu trả lời là “không”. Người bệnh chỉ nên nằm nghỉ ngơi khi xuất hiện cơn đau thoát vị đĩa đệm. Để điều trị bệnh hiệu quả cần phải kết hợp các phương pháp điều trị, vận động hợp lý và linh hoạt.

Nhiều người nghĩ rằng việc vận động sẽ ảnh hưởng đến cột sống, khiến đĩa đệm lệch ra nhiều hơn. Trên thực tế, việc vận động được chuyên gia khuyến cáo giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả và nhanh chóng. Không những cải thiện tình trạng bệnh, còn nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần được thoải mái, thư giãn. Trong việc điều trị bệnh, vận động thường xuyên, đúng phương pháp còn mang đến những lợi ích tuyệt vời như sau:

  • Giúp xương chắc khỏe: Thường xuyên vận động sẽ giúp giảm áp lực lên xương khớp, hạn chế những hư tổn trên xương. Đây là phương pháp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
  • Giúp cột sống linh hoạt hơn: Vận động giúp xương khớp linh hoạt hơn, tăng cường quá trình tuần hoàn máu, giảm nguy cứng khớp, tê bì chân tay.
  • Cải thiện sức khỏe: Vận động với phương pháp phù hợp sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Kiểm soát cân nặng: Vận động, tập luyện là phương pháp được khuyến cáo trong điều trị bệnh béo phì, giúp giữ cân nặng ở mức an toàn và ổn định. Trong khi đó, nằm nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn những người thường xuyên vận động.
  • Tăng cường dưỡng chất cho đốt sống: Vận động giúp quá trình tuần hoàn máu dễ dàng hơn, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đến đốt sống, nuôi dưỡng cột sống khỏe mạnh.
  • Đào thải độc tố: Quá trình vận động, tập thể dục, thể thao sẽ làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Từ đó, các độc tố cũng được thoát ra bên ngoài theo đường này. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, trắng sáng hơn sau một thời gian tập luyện.

Tóm lại, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên nằm nhiều, mà nên kết hợp các phương pháp điều trị, vận động đúng cách. Tuy nhiên, việc nằm nghỉ ngơi vẫn được khuyến cáo trong những trường hợp cơn đau xuất hiện. Nằm nghỉ ngơi cũng cần thực hiện đúng tư thế để đạt hiệu quả cao.

Tư thế nằm đúng cách để chữa thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm nên tham khảo các tư thế nằm sau:

  • Nằm nghiêng, co gối: Tư thế này phù hợp trong việc điều trị đĩa đệm bị thoát vị ở lưng. Đối với tư thế này, bạn nằm nghiêng người sang một bên, 2 tay thả lỏng thoải mái, 2 chân gập lại co lên phần ngực.
  • Nằm nghiêng và để một chiếc gối giữa 2 chân: Bạn thực hiện giống như tư thế nằm nghiêng, co gối. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thêm một chiếc gối giữa 2 chân, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi nằm nghỉ ngơi.
  • Nằm sấp và kê gối dưới bụng: Tư thế này giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Thực hiện nằm sấp để tay và chân thả lỏng, kết hợp với một chiếc gối kê ở dưới bụng, giúp phần xương sống được giữ thẳng, không bị cong. Tuy nhiên, không nên duy trì tư thế này quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến tim và phổi.
  • Nằm ngửa và kê gối dưới chân: Tư thế này được nhiều chuyên gia khuyến cáo trong việc điều trị đĩa đệm bị thoát vị. Bạn dùng một chiếc gối kê đầu và cổ, một chiếc gối để phần dưới đầu gối. Việc này sẽ giúp cân bằng áp lực lên cột sống, hỗ trợ điều chỉnh đường cong sinh lý tự nhiên.

Xem ngay Tư thế ngủ và ngồi tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Lời khuyên từ chuyên gia trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm

Nằm nghỉ ngơi sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm, định hình đường cong sinh lý cột sống tự nhiên hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp nằm nghỉ chỉ là phương pháp hỗ trợ, khi bị bệnh, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi xuất hiện bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuân theo liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra.
  • Thay đổi tư thế nằm nghỉ thoải mái, phù hợp.
  • Sử dụng nệm và gối có chất lượng cao, độ đàn hồi tốt, được khuyến cáo trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Kết hợp các bài tập vận động khác như thể dục, thể thao, Yoga,…
  • Không được mang vác quá sức, tập luyện, vận động mạnh với cường độ cao.
  • Không nên ngồi làm việc một chỗ quá lâu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm sinh tố, nước ép để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, không thức khuya, tránh căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều. Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, yêu đời.
  • Bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng, canxi, vitamin, khoáng chất,… Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ,
  • Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,..
  • Thường xuyên xoa bóp, massage để giúp giãn cơ, lưu thông máu đến các bộ phận trên cơ thể dễ dàng hơn.
  • Kiểm soát cân nặng, không để tình trạng béo phì xảy ra.
  • Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Hy vọng với những thông tin trên đây, đã giúp người đọc giải đáp được thắc mắc này. Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm dứt điểm, người bệnh cần kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp để nâng cao hiệu quả và cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội [Lớp P35 E3] năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh còn cần chú ý tới tư thế nằm và ngồi phù hợp để giảm đau khi mắc bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tư thế nằm khi bị thoát vị đĩa đệm

Thực tế cho thấy, tư thế nằm tác động rất lớn tới cột sống lưng và cổ. Đặc biệt khi bị thoát vị đĩa đệm, tư thế nằm rất quan trọng. Nếu nằm ngủ sai tư thế có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngược lại, nếu nằm ngủ đúng tư thế có thể giúp hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng, cải thiện sớm bệnh.

Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo các tư thế nằm sau:

  • Nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân

Nằm nghiêng và kê gối giữa 2 chân là tư thế nằm nghiêng người và có sử dụng gối nhỏ kẹp giữa 2 đầu gối. Hai chân cũng chỉ co nhẹ chứ không gập hẳn lại.

Ngoài ra, người bệnh có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ ở vùng thắt lưng nhằm giữ đường cong sinh lý của cột sống. Lúc này, chiếc gối giúp nâng vùng xương hông và xương chậu, từ đó giảm bớt áp lực lên cột sống.

Ảnh minh họa

  • Nằm sấp và kê gối [hoặc chăn] dưới bụng

Tư thế này chủ yếu dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Việc nằm sấp có thể xoa dịu vùng cổ và lưng trên, giúp hai khu vực này thư giãn. Dùng chiếc gối [hoặc chăn] còn giúp ngăn thắt lưng không bị uốn cong quá mức.

  • Nằm ngửa và kê gối dưới chân

Theo đánh giá từ nhiều nghiên cứu, đây là tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất. Tư thế này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chiếc gối kê sẽ được đặt bên dưới đầu gối. Việc nằm ngủ với tư thế này có tác dụng cân bằng lực tác động lên cột sống, đồng thời điều chỉnh lại đường cong sinh lý vốn có của cột sống.

Ngoài việc áp dụng luân phiên các tư thế nằm phù hợp nêu trên, người bệnh nên chú ý:

  • Tuyệt đối không thực hiện tư thế nằm ngửa mà không có gối đỡ phía sau.
  • Không nên nằm ngủ trong tư thế nghiêng người chân duỗi chân co trong một thời gian dài.
  • Hạn chế nằm ngủ ở các tư thế khiến cột sống bị cong vẹo, nghiêng ngả.
  • Không nên nằm ngủ trên đệm quá cứng hoặc quá mềm.
  • Không đặt gối quá cao so với đầu sẽ dễ dẫn tới các cơn đau nhức cổ và vai gáy nghiêm trọng.

Tư thế ngồi khi bị thoát vị đĩa đệm

Ngồi lâu có nguy cơ khiến cột sống lưng và cổ bị tổn thương, làm tình trạng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn. Vì thế, trong thời gian điều trị, người bệnh cũng cần có tư thế ngồi phù hợp để giảm các cơn đau do bệnh gây ra.

– Đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay khi ngồi làm việc. Ngồi trong tư thế thẳng lưng hoặc chọn ghế có phần tựa lưng thẳng.

– Chú ý đặt màn hình máy tính vừa tầm mắt, hạn chế cúi đầu hoặc ngước nhìn để tránh tạo thêm sức ép lên đốt sống cổ

– Không cố gắng rướn chân chạm mặt đất, tốt nhất nên tìm một vật để kê chân.

– Nên đứng lên và vận động nhẹ sau mỗi 45 – 60 phút, giúp làm giảm bớt áp lực mà cột sống phải chịu đựng.

Ảnh minh họa

  • Các tư thế ngồi nên tránh

Trong thời gian bị bệnh, một vài tư thế ngồi cần tránh để không làm bệnh nghiêm trọng hơn như:

– Ngồi xổm hoặc ngồi khoanh chân, bắt chéo chân. Điều này gây tăng thêm sức ép lên phần cột sống thắt lưng.

– Bỏ thói quen vặn mình khi đang ngồi. Động tác vặn mình dễ gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm. Hành động đột ngột vặn mình còn có nhiều nguy cơ làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn.

– Tránh ngồi xuống, đứng lên đột ngột vì sẽ gây đau cột sống thắt lưng…

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn tư thế nằm và ngồi phù hợp. Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ y tế tin cậy để được chữa trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm, có biện pháp dự phòng hợp lý để ngăn chặn bệnh tái phát.

Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín chuyên khám chữa các bệnh lý Cơ xương khớp. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy chụp CT, MRI hiện đại, cho kết quả chính xác nhất. Đồng thời, người bệnh còn được chăm sóc chu đáo, tư vấn tận tình trước, trong và sau khi điều trị bệnh để hồi phục nhanh chóng.

Để đặt lịch khám chữa các bệnh Cơ xương khớp tại Thu Cúc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 55 88 96.

Video liên quan

Chủ Đề