Tôm để được bao lâu

Bảo quản các loại thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh là một trong những phương pháp giữ thực phẩm tươi lâu được tất cả mọi người sử dụng. Đối với hải sản, muốn giữ được độ tươi để dùng dần thì việc bảo quản phải đúng cách. Tôm và mực là món ăn khoái khẩu của rất nhiều nguời. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì mực, tôm tươi sống để ngăn đá được bao lâu? Xem ngay bài viết này để biết cách bảo quản và hạn mức thời gian giữ độ tươi lý tưởng cho các loại hải sản bạn nhé.

Có phải chúng ta đều cho rằng, cứ bỏ hải sản tươi sống vào ngăn đá tủ lạnh thì sẽ không bị hỏng? Tuy nhiên, độ tươi ngon còn phụ thuộc vào khoảng thời gian mà bạn để trong ngăn đá. Theo các chuyên gia về thực phẩm, nhiệt độ lý tưởng trong ngăn đá để bảo quản thực phẩm là 0 độ F [khoảng -18 độ C]. Và phải để thực phẩm trong túi hút chân không. Đối với các loại hải sản như tôm, mực thì thời gian bảo quản trong ngăn đá được chia ra như sau:

  • Tôm hùm: 12 tháng.
  • Tôm tươi: 3 – 6 tháng.
  • Mực: 3 – 6 tháng.

Ngoài ra, nội trợ giỏi xin chia sẻ thêm thời gian bảo quản các loại hải sản khác như:

  • Cua: 10 tháng.
  • Các loại cá có chứa dầu như: cá hồi, cá basa: từ 2 – 3 tháng.
  • Thịt cá đã lọc xương: 6 tháng.
  • Hải sản có vỏ [ví dụ: ngêu, sò, ốc,..]: 2 – 3 tháng.
  • Hàu tươi: 2 – 3 tháng.
  • …v.v…

Thời gian bảo quản trên đây còn phụ thuộc vào độ tươi ban đầu của tôm, mực, các loại hải sản khác. Nếu bạn mua hải sản không thật sự được tươi ngon thì chúng rất dễ hỏng trong thời gian ngắn. Vì vậy mà nhiều người không biết vì sao mình bảo quản như “sách nói” mà lại không giữ được lâu.

Sau đây, nội trợ giỏi sẽ giúp bạn cách lựa chọn tôm, mực sao cho tươi rói. Cũng như cách làm sao bảo quản tốt nhất trong tủ lạnh.

Bí quyết chọn tôm tươi ngon

Vỏ tôm tươi

Tôm tươi thường sẽ có vỏ ngoài trong suốt. Khi cầm lên tay phảng phất mùi của nước biển chứ không phải chỉ có mùi tanh. Nhìn tổng thể con tôm, nếu có mảng màu tối hay có màu sắc không đồng nhất trên thân thì không nên chọn mua. Chú ý màu sắc vỏ tôm phản ánh chính xác tình trạng tươi hay ươn của tôm.

Tôm không chảy nhớt

Nếu có xuất hiện chảy nhớt trên tôm hoặc thân hình uốn tròn không còn thẳng thì nên bỏ qua tôm này. Cách khác là bạn lấy ngón tay nhấn nhẹ trên vỏ tôm thấy cộm như có sạn trong vỏ. Hoặc tôm đã chảy nhớt thì tôm này đã không còn tươi nữa. Do vậy, nên chọn thân tôm không uốn tròn, không có tình trạng chảy nhớt sẽ là điều bạn cần lựa chọn.

Kiểm tra chân, đầu, đuôi tôm

Tôm tươi ở phần đuôi thường xếp lại với nhau theo nếp. Phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường chỗ căng chỗ xẹp. Các khớp vỏ trên thân tôm chắc, không bị rời rạc. Đầu tôm dính chặt với thân, không có dấu hiệu bị sứt ra khỏi thân.

Chọn mực như thế nào cho tươi, giòn ngọt?

Màu sắc của mực

Cách đơn giản để nhận biết mực còn tươi hay không là nhìn vào màu sắc của mực. Mực tươi có màu sáng bóng. Trên da có những phần màu nâu sậm, thân mực trắng đục như sữa.

Thịt chắc, có đàn hồi

Khi chạm tay vào mực nhấn nhẹ thì cảm giác mực có độ đàn hồi, thịt săn chắc, không bị nhão. Hãy thử ấn tay vào phần thân mực. Nếu mực nhanh chóng trở về dạng ban đầu mà không bị lõm thì đây là mực tươi. Ở phần đầu và các xúc tu, râu mực dính chặc vào nhau. Nếu không còn tươi thì các phần của mực thường mềm nhũn và tách rời.

Ngoài ra, để phân biệt mực tươi bằng cách: nhìn vào mắt mực trong veo, không bị lồi ra ngoài. Con ngươi thấy rõ không bị chảy dịch hay chuyển màu vàng.

Cách bảo quản mực, tôm tươi sống trong tủ lạnh

Trước khi cho mực, tôm hay bất kỳ loại thực phẩm tươi sống nào vào ngăn đá tủ lạnh. Các bạn nên chú ý sơ chế và rửa lại bằng nước sạch.

Bảo quản tôm tươi

Tiến hành cắt bỏ đầu tôm, vì đây là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn. Làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn không có lợi cho sức khỏe.

Bảo quản tôm ở ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để tôm đảm bảo trong môi trường nhiệt độ thấp. Khi tôm được đông đá sẽ giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào thịt tôm. Trước khi chế biến, lấy tôm từ ngăn đá để xuống ngăn mát bảo quản khoảng 4 tiếng để rã đông.

Bảo quản mực tươi

Bảo quản trong tủ lạnh

Đối với mực tươi, sau khi rửa sạch [không cần rửa nước muối] và loại bỏ chất bẩn trong bụng mực. Sau đó cho mực vào các dụng cụ, hộp đựng thực phẩm hay túi zip. Rồi mới cho vào tủ lạnh, bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C. Bảo quản như thế này, thì lúc lấy mực từ tủ lạnh ra để ngoài không khí tầm 20 phút là bạn đã có thể chế biến được rồi đó.

Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh

Ngăn đá tủ lạnh là nơi tốt nhất để bảo quản hải sản tươi được lâu. Sau khi sơ chế, làm sạch mực, rồi cho phần mực đã sạch vào túi zip, túi nylon hoặc túi cấp đông chuyên dụng. Dùng đồ đựng nào càng ít không khí càng tốt. Nên hút chân không bên trong túi sẽ đảm bảo được chất lượng của thực phẩm tươi.

Cho túi mực vào ngăn đá của tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ từ – 18 độ C trở xuống. Với các bước thực hiện này. Mực có thể sử dụng được trong vòng khoảng 4 đến 5 tháng. Nếu lượng mực nhiều, bạn có thể chia mực thành từng phần nhỏ để tiện lấy ra phần nào thì chế biến phần đó. Tránh trường hợp bạn lấy ra cả túi lớn để rã đông chế biến rồi lại bỏ phần còn lại vào tầng đông sẽ làm cho mực dễ bị hỏng.

Bài viết này cũng giúp cho bạn biết: “Tại sao đồ ăn để cả tháng trong ngăn đá tủ lạnh mà vẫn tươi ngon phải không nào. Hãy lưu ý những kiến thức Nội trợ giỏi chia sẻ trên đây để không phải băn khoăn “thực phẩm để lâu như vậy rồi có còn dùng được không?” bạn nhé!

Cách bảo quản tôm trong tủ lạnh lúc nào cũng tươi ngon

Tôm là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và là món khoái khẩu của rất nhiều người. Vậy cách bảo quản tôm trong tủ lạnh như thế nào để giữ được hương vị thơm ngọt, chất dinh dưỡng cao nhất trong tôm.

Đối với các loại tôm chúng ta có thể chia thành nhiều loại khác nhau: tôm tươi sống, thịt tôm tươi sống, tôm khô, do vậy mà tùy vào sản phẩm chúng ta sẽ có những phương pháp bảo quản khác nhau để giữ được hương vị thơm ngon.

Hãy cùng HC tìm hiểu cách chọn tôm ngon cũng như bảo quản tôm qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cách bảo quản tôm trong tủ lạnh lâu nhất

Như ban đầu HC chia sẻ có phân loại tôm thành tôm tươi, thịt tôm tươi, tôm khô với các cách bảo quản khác nhau. Chúng ta thực hiện công đoạn cách bảo quản tôm tươi trong tủ lạnh như sau:

Bạn nên bỏ tôm trong các ngăn đá trong tủ lạnh. Khi đông đá thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất.

Tôm sử dụng chế biến trong thời gian ngắn: Khi mua tôm về có thể làm sạch, ướp sẵn gia vị rồi cho tôm vào hộp cất trong ngăn đá tủ lạnh. Khi chuẩn bị chế biến thì cho xuống ngăn mát trước 4 tiếng để rã đông.

Khi đông đá thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất, tuy nhiên đối với thịt tôm tươi bạn không nên bảo quản quá lâu [dưới 30 ngày] vì để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có bên trong thịt tôm.

Khi chuẩn bị chế biến thì cho xuống ngăn mát trước 4 tiếng để rã đông.

2. Cách chọn tôm tươi

Lựa chọn được loại tôm tươi ngon không quá khó, chỉ cần có một chút bí quyết nhỏ là bạn có thể mua được loại tôm ngon. Khi chọn mua tôm, bạn chú ý những điểm sau:

2.1. Vỏ tôm tươi

Khi chọn tôm bạn nên chọn những loại tôm tươi với vỏ ngoài trong suốt còn hơi mùi của nước biển chứ không tanh, không mua những loại tôm có mảng màu tối hay có màu sắc không đồng nhất.

2.2. Tôm không chảy nhớt

Nếu nhấc tôm lên xem mà thấy tôm có hiện tượng chảy nhớt, thân hình đã uốn cong thành hình tròn không còn thẳng như bình thường. Nhấn ngón tay nhẹ và di chuyển trên vỏ tôm thấy cộm như có sạn trong vỏ hoặc tôm đã chảy nhớt thì không nên mua.

2.3. Kiểm tra chân tôm, đầu tôm, đuôi tôm

Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau. Nếu đuôi tôm bị xòe ra thì tôm đã bị bơm hóa chất hoặc tiêm nước làm cho tôm mập mạp.

Tôm tươi và không bị bơm hóa chất có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường, các khớp vỏ không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau. Như vậy, trước khi thực hiệncách bảo quản tôm trong tủ lạnh các bạn nên chọn những con tôm tươi và không có bơm tiêm hóa chất.

2.4. So sánh tôm tươi và tôm ươn

Tôm tươi thường có phần chân gắn chặt vào thân, do vậy nếu thấy chân tôm đã chuyển sang màu đen thì bạn không nên mua nữa. Hoặc thấy chân tôm không còn bám chặt vào phần thân thì tuyệt đối không mua vì tôm khi này không còn tươi.

Sau khi đã biết cách chọn tôm tươi ngon bạn nên thực hiện bảo quản phần tôm tươi sống chưa sử dụng đến, cách tốt nhất là bảo quản chúng trong tủ lạnh. Khi thực hiện bảo quản phần tôm tươi sống này bạn cần thực hiện các công đoạn bảo quản thật tốt mới giữ được độ tươi ngon cũng như không làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng có trong tôm.

3. Cách bảo quản tôm khác

Ngoài ra, để giúp bạn có cách bảo quản tôm được lâu hơn để cả nguyên con cho vào tủ lạnh. Bạn đọc và làm theo các thực hiện khác sau đây:

3.1. Tôm chế biến ngay

Sau khi làm sạch, cắt bỏ đầu và chân rồi cho vào hộp có chút nước và cho vào ngăn mát bảo quản.

3.2. Nõn tôm tươi

Rửa sạch tôm, lột phần vỏ bỏ phần đầu, chỉ giữ lại phần nõn tôm để bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn.

Cho tôm vào giấy bạc bọc kín sẽ giúp bạn bảo quản tôm trong khoảng 1 tháng. Tuy nhiên khi thực hiện bảo quản nõn tôm tươi bạn cần lưu ý tôm phải ráo hết nước trước khi bọc trong giấy bạc.

>> Xem thêm:Chia sẻ cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh bao tươi, nguyên chất.

3.3. Tôm khô bảo quản trong tủ lạnh

Việc bảo quản tôm khô dễ hơn rất nhiều so với bảo quản tôm tươi, các sản phẩm tôm khô đã được sơ chế sẵn sẽ không bị các loại vi khuẩn khác tấn công.

Tuy nhiên cần lưu ý nếu như để tôm khô tiếp xúc với độ ẩm sẽ làm cho các bào tử nấm có thể sinh sôi trên tôm và chúng sẽ làm cho tôm xuất hiện những mảng màu trắng đục [điều này sẽ ảnh hưởng và làm biến chất tôm và khả năng gây ngộ độc khá cao].

Do vậy cần chú ý việc bảo quản tôm tươi ở nơi thoáng mát, tránh gió và hơi nước để giữ cho tôm khô ngon nhất. Nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh bạn nên sử dụng túi hoặc hộp kín để bảo quản tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách bảo quản tôm trong tủ lạnh, hi vọng với những thông tin trên bạn sẽ có thêm kinh nghiệm về cách chọn tôm tươi ngon và bảo quản tôm đúng cách nhất.

Siêu thị điện máy HC

Video liên quan

Chủ Đề