Biên bản kiểm tra kế toán trường mầm non năm 2024

Thực hiện quyết định số …, ngày … của Hiệu trưởng trường … về việc thành lập Ban kiểm tra, kiểm kê nội bộ kế toán trường học, tài sản lần … năm …

Hôm nay ngày … tháng … năm …, chúng tôi gồm:

  1. Đại diện nhà trường:

Ông [Bà]: … Chức vụ: Hiệu trưởng

Ông [Bà]: … Chức vụ: Kế toán

  1. Ban kiểm tra:

Ông [Bà]: … Chức vụ: … – Trưởng ban kiểm kê;

Ông [Bà]: … Chức vụ: … – Phó trưởng ban kiểm kê;

Ông [Bà]: … Chức vụ: … – Thành viên ban kiểm kê;

Ông [Bà]: … Chức vụ: … – Thành viên ban kiểm kê;

Ông [Bà]: … Chức vụ: … – Thành viên ban kiểm kê.

  1. Nội dung kiểm tra:

1 – Kiểm tra việc sử dụng kinh phí ngân sách cấp:

  1. Các quyết định được giao dự toán và bổ sung trong năm

– Quyết định số …, nội dung cấp: Giao dự toán ngân sách nhà nước đầu năm … số tiền … đồng.

Trong đó:

– Nguồn kinh phí tự chủ: … đồng;

– Nguồn kinh phí không tự chủ: … đồng.

  1. Phân tích kinh phí được sử dụng :

Được cấp: Tổng kinh phí được sử dụng … đồng, trong đó:

– Lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội: … đồng

– Chi hoạt động của trường: … đồng

– Chi tăng cường mua sắm, sửa chửa cơ sở vật chất: … đồng

  1. Kinh phí đã sử dụng đến …

Tổng kinh phí đã sử dụng: … trong đó:

– Lương, các khoản phụ cấp,bảo hiểm xã hội: … đồng

– Chi hoạt động của trường: … đồng

– Chi tăng cường mua sắm, sửa chửa nhỏ cơ sở vật chất: … đồng

Trong đó:

– Rút tiền mặt về nhập quỹ … đồng

– Chuyển khoản: … đồng

  1. Kinh phí còn lại tại kho bạc:

– Nguồn kinh phí tự chủ: … đồng

– Nguồn kinh phí không tự chủ: … đồng

Nhận xét, đánh giá về việc sử dụng ngân sách:

– Ưu điểm: …

– Hạn chế còn tồn tại: …

– Kiến nghị, đề xuất: …

2 – Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán:

Hồ sơ sổ sách:

– Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy đinh như: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết hoạt động, sổ nhật ký sổ cái;

– Các loại sổ được cập nhật đầy, thường xuyên, cuối tháng có kết sổ đối chiếu với thủ quỹ.

Chứng từ kế toán:

– Chứng từ thu chi đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, có đầy đủ chứng từ;

– Chứng từ được sắp xếp theo từng nội dung như: Chứng từ chi lương, chứng từ chi trả bảo hiểm xã hội, chứng từ chi các hoạt động; chứng từ hỗ trợ chính sách cho học sinh. Tất cả chứng từ sắp xếp theo thứ tự và có đóng bìa theo từng nội dung

CÁC THÀNH VIÊN BAN KIỂM TRA

[Ký, ghi rõ họ tên]

ĐẠI DIỆN NHÀ TRƯỜNG

Hiệu trưởng

[Ký, ghi rõ họ tên]

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nội bộ kế toán hiện nay được quy định gồm những cơ quan nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019 có quy định về vấn đề kiểm tra kế toán. Theo đó, vấn đề kiểm tra kế toán được ghi nhận cụ thể như sau:

– Đơn vị kế toán sẽ cần phải chịu sự kiểm tra kế toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá trình kiểm tra kế toán sẽ chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán, ngoại trừ các cơ quan được xác định là cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ thanh tra/kiểm tra/kiểm toán các đơn vị kế toán;

– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán sẽ bao gồm các cơ quan sau đây:

+ Bộ tài chính;

+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán đối với các đơn vị kế toán trong lĩnh vực mà mình được phân công phụ trách và quản lý;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán đối với các đơn vị kế toán trong phạm vi địa phương do mình quản lý;

+ Các đơn vị cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán đối với các đơn vị cấp dưới, các đơn vị trực thuộc.

– Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kể đến bao gồm:

+ Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán theo như phân tích nêu trên;

+ Các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra/kiểm tra/kiểm toán các đơn vị kế toán.

Theo đó thì có thể nói, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán sẽ bao gồm:

– Bộ tài chính;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở cấp trung ương quyết định kiểm tra kế toán đối với các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công quản lý và phụ trách;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán đối với các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;

– Các đơn vị cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kiểm toán đối với các đơn vị trực thuộc;

– Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán nhà nước, các cơ quan thuế trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ thanh tra/kiểm tra/kiểm toán các đơn vị kế toán.

3. Nội dung và thời hạn kiểm tra nội bộ kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019 có quy định về nội dung kiểm tra kế toán. Theo đó, nội dung kiểm tra kế toán sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

– Kiểm tra quá trình thực hiện nội dung công tác kế toán;

– Kiểm tra quá trình tổ chức bộ máy kế toán và những chủ thể làm kế toán;

– Kiểm tra quá trình tổ chức quản lý và quá trình điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;

– Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kế toán.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định về thời gian kiểm tra kế toán. Theo đó, thời gian kiểm tra kế toán sẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định, tuy nhiên không được phép vượt quá 10 ngày, thời gian đó sẽ không tính các ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thêm thời gian để đánh giá và đối chiếu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra kế toán, tuy nhiên thời gian kéo dài đối với mỗi quá trình kiểm tra là không được vượt quá 05 ngày, trong đó không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;

– Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán;

– Thông tư 40/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập;

– Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;

– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Chủ Đề