Biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới khỏi bị xói mòn, rửa trôi là gì

Nguyên nhân làm cho đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn và rửa trôi là do

A.thời kỳ khô hạn kéo dài.

B.mất lớp phủ thực vật.

Đáp án chính xác

C.khí hậu thay đổi theo mùa.

D.canh tác hợp lí.

Xem lời giải

Trang chủ » 3 Giải pháp chống xói mòn đất hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp

3 Giải pháp chống xói mòn đất hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp

Xói mòn đất là quá trình tự nhiên làm ảnh hưởng đất ở tất cả các dạng địa hình. Đó là quá trình lớp đất mặt bị mang đi nơi khác. Do tác động của các yếu tố vật lý như nước và gió hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt. Mặc dùxói mònlà một quá trình tự nhiên. Thế nhưng trong những năm gần đây, chính các hoạt động canh tác của con người đã làm gia tăng tốc độ xói mòn lên gấp từ 10 – 40 lần so với quá trình tự nhiên. Vậy, giải pháp chống xói mòn đất là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

1. Xói mòn đất tác động xấu đến phát triển nông nghiệp?

Chúng ta vẫn thường nghe, sự xói mòn chính là nguyên nhân khiến đất ngày một kém màu mỡ. Một số tác động trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp có thể kể đến như:

  • Giảm sản lượng nông nghiệp và phá vỡ hệ sinh thái.
  • Làm giảm độ phì nhiêu của tầng đất mặt và ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản như: độ chắc của hạt, trọng lượng riêng của hạt. Rồi các thành phần sinh hóa của nông sản cũng bị thay đổi do đất thiếu dinh dưỡng.
  • Đất bị xói mòn nên nghèo chất dinh dưỡng và trở nên hạn chế với một số loại cây trồng.
  • Làm giảm khả năng luân canh, xen canh.

2. Nguyên nhân gây ra xói mòn đất

Hầu hết các khu vực của Việt Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Trong mùa khô, thực vật mặt đất thường khan hiếm và thưa thớt. Nên mặt đất không được che phủ. Hậu quả là khi mưa xuống, lớp đất bề mặt có giá trị bị rửa trôi. Dinh dưỡng trong lớp đất mặt bị cuốn đi theo dòng nước. Mặt đất sau khi bị nước cuốn đi tạo thành những rãnh gồ ghề. Và nếu như quá trình xói mòn ấy cứ tiếp diễn liên tục, thì đất sẽ ngày càng bạc màu, bề mặt khô cằn, không còn bằng phẳng.

Xói mòn đất do mưa lớn

Ngoài những cơn mưa, việc tưới nước quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Quá trình xói mòn lấy đi những phần màu mỡ nhất của đất: Đất bề mặt và những hạt sét nhỏ màu mỡ có rất nhiều trong chất mùn và chất dinh dưỡng. Gây ảnh hưởng tới tầng canh tác nông nghiệp.

Ở nhiều nơi, có thể độ xói mòn thấp, gần như là không thể nhìn thấy được. Nhưng qua thời gian, đất vẫn sẽ chịu những tác động xấu. Nếu cứ để quá trình ấy diễn ra thì ngành nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, cần có biện pháp để bảo vệ đất khỏi quá trình xói mòn ấy. Nhất là canh tác hữu cơ phụ thuộc hoàn toàn vào việc duy trì độ màu mỡ tự nhiên của đất.

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Ngăn chặn tình trạng xói mòn trên đất canh tác

  1. 1
    Trồng cây thân gỗ để chống lở đất. Rễ cây sẽ là công cụ hữu hiệu khi đất đã bị xói mòn hoặc quá dốc để có thể trồng trọt. Bạn nên trồng cây thân gỗ trên các bờ dốc đứng và bờ sông để hạn chế xói lở đất.[1]
    • Để có kết quả tốt nhất, các vùng đất trống xung quanh gốc cây cũng nên được trồng cỏ hoặc đắp lớp phủ.
    • Lưu ý rằng cây có tuổi đời lớn sẽ ngăn chặn lở đất tốt hơn cây non. Sẽ mất chút thời gian để rễ cây phát triển đủ khỏe.
  2. 2
    Hạn chế cày xới. Việc cày xới sâu và thường xuyên sẽ tạo nên một lớp đất nén chặt dễ bị nước làm xói mòn do lớp đất tơi xốp bên trên dễ dàng bị gió cuốn đi.[2] Cân nhắc sử dụng phương pháp canh tác không cần cày xới bằng cách sử dụng dao cày hoặc các thiết bị khác.[3] Nếu không thể dùng cách trên, bạn có thể thử áp dụng phương pháp đánh vồng hoặc sử dụng hệ thống lớp phủ để không chạm đến lớp đất bên dưới.[4]
    • Những kỹ thuật canh tác bảo tồn này còn giúp hạn chế sự di chuyển của máy móc trên mặt đất, nhờ đó đất không bị nén chặt.
    • Nếu không được, hãy thử kĩ thuật đánh vồng hoặc phủ để phần đất nằm thấp hơn không bị tác động.
  3. 3
    Bảo vệ các loại cây trồng yếu ớt bằng phương pháp trồng theo luống. Các loại cây trồng có bộ rễ yếu hoặc đòi hỏi phải trồng thưa dễ bị tác động bởi tình trạng xói món đất hơn. Bạn nên trồng các loại cây này thành từng luống. Trồng xen canh với các loại cây trồng có khả năng chống xói mòn như cỏ mọc dày hoặc cây họ đậu.[5]
    • Trồng cây viền theo dốc.
    • Trồng cây vuông góc với chiều gió nếu có thể.
  4. 4
    Để cho đất nghỉ vào mùa mưa. Đất chăn thả không thể phát triển tốt và giữ được tác dụng chống xói mòn nếu trâu bò được thả vào gặm cỏ quanh năm. Tốt nhất là các bãi cỏ nên được đóng cửa trong suốt mùa mưa để cỏ có thời gian hồi phục.
    • Điều này có thể không có hiệu quả nếu các bãi cỏ khác không đủ để cung cấp thức ăn cho trâu bò.
    • Nếu có thể, không bao giờ để trâu bò đi bên bờ sông và những nơi đất bị xói mòn nghiêm trọng.[6]
  5. 5
    Che phủ mặt đất quanh năm. Đất trọc dễ bị xói mòn hơn nhiều so với đất được che phủ. Bạn nên cố gắng trồng cỏ che phủ ít nhất 30% diện tích đất chăn thả, lý tưởng nhất là 40% trở lên.[7] Để lại các phần cây còn lại trên đất sau khi thu hoạch, hoặc trồng các loại cây có sức chịu đựng qua mùa đông.
  6. 6
    Kiểm soát dòng chảy xuống dốc bằng một con kênh nhỏ. Dòng nước chảy sẽ tập trung vào một chỗ hẹp. Những điểm tiếp xúc của dòng chảy với sườn dốc sẽ rất dễ bị xói mòn. Bạn có thể xây một con kênh nhỏ có lát gạch để dẫn nước đến hệ thống thoát nước an toàn. Các con kênh này cũng cần được xây tại đầu các rãnh nước.
    • Một lựa chọn khác là xây một đường mương để dẫn dòng chảy vào một hồ nước. Nhiều đường mương xây dọc theo sườn đồi có thể giảm đáng kể khối lượng dòng chảy và không cần phải xây kênh lát gạch.[8]
    • Không xây các con kênh nhỏ trên sườn dốc có độ dốc vượt quá 1.5:1.[9]
  7. 7
    Biến các sườn đồi thành ruộng bậc thang. Các sườn dốc cao hầu như không thể canh tác. Bạn có thể biến ngọn đồi thành các thửa ruộng bậc thang thay vì xây tường chắn ngang sườn dốc. Nâng nền đất giữa các bức tường chắn để tạo thành các khu vực bằng phẳng chống xói mòn.

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa cơ bản

  1. 1
    Trồng cỏ và các loại cây bụi. Đất trọc rất dễ bị cuốn trôi bởi gió và nước, hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng xói mòn. Khi trồng cây trên đất, rễ cây có tác dụng giữ sự liên kết của đất, lá cây giúp ngăn chặn mưa làm lở đất.[10] Các bãi cỏ, cỏ trang trí cảnh quan và các loại cây bụi thấp mọc lan là có hiệu quả nhất vì chúng che phủ toàn bộ mặt đất.
    • Nếu có khu đất trọc, bạn nên cố gắng trồng cây cỏ càng sớm càng tốt để hạn chế tình trạng xói mòn.
    • Nếu khu đất gần như bằng phẳng [độ dốc 3:1 hoặc ít hơn], việc trồng các loài thực vật che phủ mặt đất thường là đủ để giải quyết vấn đề.[11] Đất dốc sẽ bị xói mòn nhanh hơn, do đó bạn cần áp dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác.
  2. 2
    Sử dụng lớp phủ hoặc sỏi đá. Những vật liệu này giúp cho đất lắng xuống, bảo vệ hạt giống và cây con khỏi bị cuốn trôi. Biện pháp này cũng làm chậm lại quá trình thấm hút nước, từ đó giúp hạn chế dòng chảy của nước. Cỏ xén hoặc vỏ cây vụn là những vật liệu rất tốt để làm việc này.[12]
    • Nếu bạn trồng cây cỏ trên khu đất, rễ cây có thể giúp duy trì sự liên kết trong đất. Nếu không trồng cây, bạn hãy sử dụng lớp phủ. Bạn cũng có thể đắp lớp phủ xung quanh cây trồng để có thêm một lớp bảo vệ nữa hoặc để giữ nhiệt độ ấm trong đất.
  3. 3
    Sử dụng thảm phủ vườn để giữ cây trồng trên đất dốc. Thảm xơ phủ vườn, còn gọi là thảm chống xói mòn, là một lớp phủ kết dính với nhau bằng một tấm lưới gồm các sợi xơ. Kết cấu này giữ cho lớp phủ liên kết với nhau ở những khu vực mà vật liệu phủ thông thường có thể bị cuốn trôi.[13] Bạn có thể trải loại thảm phủ vườn này lên trên hạt giống và cây con.
    • Nếu là vùng đất dốc, bạn hãy đào một rãnh nhỏ trên đỉnh dốc. Đặt mặt trên của tấm thảm phủ vườn vào rãnh, lấp đất lên, sau đó gấp phần mặt dưới thảm lên trên. Nước sẽ chảy trên bề mặt thảm, và lớp thảm sẽ khiến nước chảy chậm lại thay vì chảy thẳng xuống dưới.[14]
  4. 4
    Sử dụng các cuộn xơ. Một lựa chọn khác để kiểm soát tình trạng xói mòn trên đất dốc là sử dụng các khối vật liệu xơ cuộn lại [chẳng hạn như rơm]. Nước chảy xuống dốc sẽ giảm tốc độ khi chạm đến các cuộn xơ này và ngấm vào đất thay vì cuốn bùn đất xuống dốc. Đặt các cuộn xơ nằm ngang trên đất dốc, cách nhau khoảng 3-8 mét, cố định bằng các cọc gỗ hoặc cây cối vững chãi đang mọc.[15]
    • Bạn có thể gieo hạt cây trực tiếp lên các cuộn xơ để bảo vệ chúng khi cây mọc lên.
    • Nếu định gieo hạt trực tiếp lên các cuộn xơ, hãy dùng que để giữ cho các cuộn xơ cố định vị trí, ít nhất là cho tới khi rễ cây đã đâm sâu xuống đất.
  5. 5
    Xây tường chắn. Các vùng đất dốc bị xói mòn nghiêm trọng sẽ tiếp tục sụp xuống cho đến khi có thể ổn định. Một bức tường chắn ở chân dốc sẽ giúp chặn đất và làm chậm lại quá trình sụp lở đất. Nó sẽ giúp cỏ cây có đủ thời gian mọc lên và duy trì độ liên kết của đất.
    • Tường chắn cần được xây với độ dốc 2% [độ nghiêng so với phương vuông góc với mặt đất] để nước có thể chảy đi thay vì đọng lại.[16]
    • Bạn có thể xây tường bằng gạch block bê tông, đá hoặc gỗ. Chỉ dùng gỗ đã xử lý bằng chất bảo quản để chống mục.[17]
    • Xây tường chắn cả xung quanh các luống hoa và các khoảnh đất nâng.
    • Có thể bạn cần xin phép chính quyền địa phương trước khi xây tường chắn.
  6. 6
    Cải thiện độ thoát nước. Mọi công trình xây dựng cần phải có hệ thống mương rãnh hoặc đường ống để dẫn nước ra khỏi vườn và chảy vào hệ thống thu nước. Nếu khả năng thoát nước không tốt, những trận mưa lớn có thể cuốn trôi lớp đất mặt.
    • Ở những khu vực có khối lượng lớn nước chảy, có thể bạn cần lắp đặt đường ống thoát nước ngầm dưới đất.
  7. 7
    Giảm tưới cây nếu có thể. Việc tưới vườn quá nhiều có thể đẩy nhanh tốc độ xói mòn do đất bị cuốn trôi. Nếu có thể, bạn nên hạn chế tưới cây hoặc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ phân phối nước từng ít một, nhờ đó nước không ngập lên và quét đi lớp đất mặt.
    • Bạn cũng có thể lắp hệ thống tưới nhỏ giọt ngầm dưới mặt đất để cung cấp nước trực tiếp cho rễ cây.
  8. 8
    Tránh nén chặt đất. Xe cộ, con người và các động vật đi lại trên mặt đất sẽ khiến đất bị nén chặt. Do đất mất đi độ tơi xốp, nước sẽ khó ngấm vào đất mà sẽ chảy xuống dốc và cuốn theo lớp đất mặt. Bạn nên đi lại trên đá lát đường hoặc các lối mòn thay vì giẫm lên đất, đặc biệt là khi đất ướt. Việc bổ sung phân trộn hoặc phân chuồng cũng có ích nhờ tác dụng thu hút giun đất, một loài động vật có khả năng làm đất tơi xốp.
    • Đất nén chặt cũng khiến cây cối khó mọc, vì rễ cây khó đâm xuyên qua đất.[18]
    • Đất nén chặt luôn dẫn đến tình trạng xói mòn như một hệ quả tất yếu. Nước có thể chảy trên mặt đất nén, nhưng điều đó sẽ tạo nên lực chảy mạnh hơn và tăng khả năng gây xói mòn ở những khu vực khác.

1. Thực trạng hiện nay

Ngày nay đất trồng đang dần bị thay đổi về đặc tính và tính chất ban đầu theo chiều hướng xấu do tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Tình trạng sa mạc hóa ở Việt Nam phân bố trên khắp đất nước, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi. Đây là những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất rừng nghèo đã và đang bị suy thoái. Tổng diện tích đất đai bị thoái hóa ở Việt Nam hiện nay đã lên tới 9,34 triệu ha. Nhiều vùng đất bị chua hóa, cạn kiệt dinh dưỡng trong đất, bạc màu khô hạn, xói mòn rửa trôi, xâm nhập mặn.

Mục lục

  • 1 Phân loại xói mòn đất
    • 1.1 Xói mòn đất do gió
    • 1.2 Xói mòn do nước
  • 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn
    • 2.1 Khí hậu
    • 2.2 Địa hình
    • 2.3 Con người
    • 2.4 Thảm thực vật
    • 2.5 Đất đai
  • 3 Kiểm soát xói mòn
    • 3.1 Kiểm soát xói mòn do gió
    • 3.2 Kiểm soát xói mòn do nước
  • 4 Chú thích

Phân loại xói mòn đấtSửa đổi

Xói mòn đất do gióSửa đổi

Xói mòn tại một sa mạc

Kiểu xói mòn do gió là hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió. Ðây là hiện tượng xói mòn có thể xảy ra ở bất kì nơi nào khi có những điều kiện thuận lợi sau đây:

  • Ðất khô, tơi và bị tách nhỏ đến mức độ gió có thể cuốn đi [thông thường là đất cát]
  • Mặt đất phẳng, có ít thực vật che phủ thuận lợi cho việc di chuyển của gió
  • Diện tích đất đủ rộng và tốc độ gió đủ mạnh để mang được các hạt đất đi [4]

Nguyên lý:khi tốc độ gió vượt qua một mức độ nhất định sẽ gây xói mòn. Động lực gió tác động lên các bạt đất bề mặt làm chúng lăn, va vào các hạt khác, cứ như thế tiếp tục tạo một dây chuyền. Những hạt đất bị gió cuốn khỏi mặt đất khi rơi xuống tác động mạnh mẽ hơn vào các hạt khác, tạo nên sự kích thích chuyển động. Sự va chạm cơ học đã bào mòn lớp đất mặt.[5]

Ảnh hưởng của xói mòn do gió gây ra khá phức tạp, đất bị chuyển dịch đi có thể dưới các hình thức nhảy cóc, trườn trên bề mặt hoặc bay lơ lửng.[4] Tùy vào tốc độ gió có thể có xói mòn cục bộ, xói mòn thường xuyên. Xói mòn cục bộ xuất hiện khi tốc độ gió 15m/s. Lốc bụi bốc cả bụi cát, bào mòn 1 vùng này, phủ kín một vùng khác, làm lấp các làng mạc, ruộng vườn.[5]

Xói mòn do nướcSửa đổi

Kiểu xói mòn donướcgây ra do tác động của nước chảy tràn trên bề mặt [nước mưa, băng tuyết tan hay tưới tràn], hiện tượng xói mòn do nước gây ra đối với đất sản xuất nông nghiệp thường mạnh nhất ở các bề mặt đất trống, sau khi làm đất chuẩn bị gieo trồng.

Về lý thuyết, xói mòn mặt đất có hai quá trình vật lý cơ bản xảy ra đó là tác động phá vỡ hạt đất và tác động cuốn trôi của dòng chảy. Trong quá trình mưa, khi lực của giọt nước mưa hay dòng chảy tác động lên bề mặt đất sẽ phát sinh ra phản lực. Hai lực đó không cân bằng nhau và thông thường lực tác động của nước lớn hơn lực đề kháng của đất nên đã gây ra xói mòn [Nguyễn Xuân Quát, 1994].

Về nguyên lý, Ellison [1994] đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh nhất là xung lực hạt mưa đập vào mặt đất, đồng thời tác giả đã chia quá trình này thành 3 pha:

  • Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi khối đất
  • Pha 2: Di chuyển các phần tử tách ra đi nơi khác
  • Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác

Nếu hạn chế được pha 1, thì sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3.[6]

Dòng chảy của nước có thể tạo ra các rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo từng lớp, người ta chia kiểu xói mòn do nước gây ra thành các dạng:

  • Xói mòn thẳng là sự xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy tập trung, ăn sâu tạo ra các rãnh xói và mương xói.
  • Xói mòn phẳng là sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng đều trên bề mặt do nước chảy dàn đều, đất bị cuốn đi theo từng lớp, phiến. Khi lớp đất trên bề mặt bị xói mòn thì rất khó khôi phục và những thiệt hại của xói mòn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sản xuất của đất. Ví dụ một phép tính đơn giản nếu đất bị xói mòn 1cm đất thì trên 1 ha đất mất đi 100 m3 đất, tương đương 150 tấn, trong đó có 6 tấn mùn và 1,5 tấn đạm. Trong khi đó, ở vùng nhiệt đới có những nơi xói mòn làm mất 3cm đất mặt hàng năm. Riêng vùng đồi núi hàng năm bình quân mất đi khoảng 2cm điều này làm cho đất ở đây bị thoái hóa nhanh chóng. Trên những vùng đất cao, dốc, mưa lớn còn tạo nên những dòng chảy cực đại trên sườn dốc và ngoài việc bào mòn lớp đất mặt chúng còn có khả năng tạo ra những dòng xói hoặc rãnh xói. Có rãnh sâu 5 – 6 m tới tận lớp đá mẹ và làm mất đi hoàn toàn khả năng sản xuất của đất đai.

Video liên quan

Chủ Đề