Bóng chuyền nữ việt nam năm 2023

Mùa giải 2022 khắc nghiệt

Điều lệ thi đấu giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 sẽ có 2 đội thành tích yếu nhất của nam và 2 dội yếu nhất của nữ xuống hạng. Tuy nhiên, suất lên hạng từ giải hạng A toàn quốc lên thi đấu vô địch quốc gia 2023 chỉ là 1 đội nam, 1 đội nữ.

Điều này đồng nghĩa, tại mùa giải 2023, số đội nam thi đấu vô địch quốc gia là 10 và số đội nữ cũng là 10. “Lộ trình giảm bớt số đội thi đấu giải vô địch quốc gia để hướng tới chỉ còn 8 nam, 8 nữ đang được thực hiện dần dần theo đúng định hướng mà Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam – VFV đặt ra. Có thể nói, sự cạnh tranh ở giải 2022 năm nay sẽ không dễ dàng cho các đội bóng”, Tổng thư ký VFV – ông Lê Trí Trường đã khẳng định tại lễ bốc thăm giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 vừa qua.

Năm nay, do có Đại hội thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm tại Quảng Ninh, vì vậy giải vô địch quốc gia 2022 chỉ thi đấu 1 vòng thay vì 2 vòng như thông lệ. Chỉ đấu 1 vòng nhưng sẽ có 2 đội phải xuống hạng ở các giải nam, nữ nên sự cạnh tranh rất quyết liệt. Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 có 11 đội nam và 11 đội nữ góp mặt. “Chỉ một sơ xảy trong thi đấu rất dễ dẫn đến phải chơi chung kết ngược để phân hạng và tranh vé trụ hạng, tính chất thi đấu rất căng thẳng”, HLV Thái Anh Văn của đội nam Thể Công đã trao đổi.

Sau khi VFV bốc thăm bảng đấu, có đội bóng vui và cũng có đội bóng buồn khi biết mình sẽ phải gặp đội nào ở giải vô địch quốc gia 2022. Tuy nhiên, giới chuyên môn khẳng định bóng chưa khai cuộc thì tất cả đều có cơ hội trụ hạng ngang nhau và khi thi đấu mới biết rõ ai hơn ai. Năm ngoái, do ảnh hưởng của Covid-19, giải không có đội xuống hạng, nhưng năm nay câu chuyện hoàn toàn khác tại giải vô địch quốc gia.

Giảm số đội có đồng nghĩa tăng chuyên môn?

Tương lai của giải bóng chuyền vô địch quốc gia chỉ còn 8 đội nam, 8 đội nữ. VFV giảm số đội với kỳ vọng sẽ tăng chất lượng chuyên môn. Trong chuyên môn, giải vô địch quốc gia đã đạt sự đông đảo nhất là 12 đội nam và 12 đội nữ tham dự nhưng trước tình cảnh nhiều trận đấu không đạt được chuyên môn cao như kỳ vọng nên định hướng giảm thiểu đội ở giải vô địch quốc gia vì thế được thực hiện theo lộ trình thời gian.

Cầu thủ nội sẽ phải nỗ lực thể hiện hết mình thì các khán đài mới có khán giả cổ vũ thay vì trống vắng. Ảnh: I.T

Thực tế, chất lượng chuyên môn giảm không hẳn ở câu chuyện vì số đội bóng thi đấu vô địch quốc gia quá đông đảo. Sự quảng bá truyền thông kém hiệu quả của VFV, cách thức tổ chức giải đấu chưa linh hoạt, tiền thưởng chưa cao trong nhiều năm, công tác đào tạo cầu thủ trẻ ở nhiều đội bóng giảm sút do không tuyển chọn được những con người chất lượng... cũng là những nguyên nhân khiến bóng chuyền Việt Nam bị đi xuống ở cấp độ tổ chức giải đấu.

“Chúng ta cũng nên đặt câu hỏi vì sao ít kêu gọi được những khoản tài trợ lớn cho các giải bóng chuyền. Nói thật với VFV, tôi là một ủy viên ban chấp hành nhưng tôi nhìn thấy rằng chỉ bóng chuyền nữ mới thu hút được khán giả còn bóng chuyền nam là không. Công tác truyền thông của VFV vẫn còn quá yếu không có sự quảng bá tạo hiệu ứng đến người xem. Việc cho cầu thủ ngoại trở lại thi đấu cũng để kích thích người dân vào cổ vũ và quan trọng là tính chuyên môn cao hơn. Ai chẳng thích xem những pha bóng tấn công, đập bóng mạnh từ các cầu thủ. Khi thích mắt thì khán giả mới vào cổ vũ. Tôi có một ước mơ là cứ mỗi cuối tuần sẽ có những trận đấu bóng chuyền để xem cổ vũ chứ không chỉ phải chờ cả năm có một giải quốc gia”, ủy viên ban chấp hành VFV – ông Đào Hữu Huyền đã phát biểu tại lễ bốc thăm mùa giải 2022.

Năm nay, đại diện các địa phương Vĩnh Phúc và Ninh Bình, nơi tổ chức 2 bảng đấu khẳng định sẽ bán vé để tạo hiệu ứng người dân đến xem bóng chuyền. Khán đài nhà thi đấu Đại Yên [Quảng Ninh] luôn kín chỗ khi tổ chức môn bóng chuyền SEA Games 31 là một ví dụ cụ thể để những nhà quản lý VFV tìm lời giải làm sao giải vô địch quốc gia sẽ được như vậy. “Trước đây các trận đấu luôn mở cửa miễn phí. Ở năm nay, vé bán ra để người xem có một động lực tới cổ vũ các đội bóng chứ chỉ ở nhà coi qua màn hình trực tiếp của truyền hình thì giải đấu bóng chuyền mãi không thể nâng cao chuyên môn được”, đại diện đơn vị tổ chức tại Ninh Bình xác nhận.

MINH CHIẾN

Với màn thể hiện của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tại cúp châu Á vừa qua, người hâm mộ tin tưởng hơn về sự đổi mới chuyên môn, hướng đến các mục tiêu trong tương lai của đội nhà.

Huấn luyện viên [HLV] trưởng Nguyễn Tuấn Kiệt của đội bóng chuyền nữ Việt Nam chia sẻ thẳng thắn ngay trong thời gian đội thi đấu Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022: “Chúng tôi chỉ hội quân và tập luyện thời gian ngắn sau khi các em trải qua giải vô địch quốc gia 2022 đầy căng thẳng. Khi tập trung, tất cả vận động viên [VĐV] đều nỗ lực trong tập luyện. Thi đấu tại Philippines, ban huấn luyện yêu cầu các VĐV chơi hết mình bằng tất cả khả năng có thể. Chúng ta ra sân thi đấu để biết mình biết người, rồi có sự đúc rút kinh nghiệm tốt nhất”. 

14 VĐV mà HLV Nguyễn Tuấn Kiệt có trong tay dự giải là những tuyển thủ tốt nhất ông có thể triệu tập để đi cùng mình theo định hướng chuyên môn đã vạch ra. Trong số họ, mũi chủ công-đội trưởng Trần Thị Thanh Thúy-là tay đập thi đấu hiệu quả nhất và ở giải đấu tại Philippines, chị là VĐV ghi điểm nhiều nhất cho đội nhà. Ngoài Thanh Thúy, Phạm Thị Nguyệt Anh, Hoàng Thị Kiều Trinh và Nguyễn Thị Trinh luôn ra sân trong đội hình chính, và họ đã ghi điểm đáng kể. Quan trọng nhất, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cùng ban huấn luyện luôn có sự điều chuyển phù hợp ở hai cầu thủ thi đấu vị trí chuyền 2 là Đoàn Thị Lâm Oanh, Võ Thị Kim Thoa, qua đó giúp các miếng tấn công có sự đa dạng hơn.

HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cho biết: "Hai giải liên tiếp là Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022 và ASEAN Grand Prix 2022 có tính chất thi đấu khác nhau nhưng tựu trung đều giúp đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thử nghiệm đội hình, đấu pháp và chiến thuật mới. Điều này nhận thấy rõ nhất tại Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022, trong trận tranh huy chương đồng với nữ Thái Lan, đội tuyển nữ Việt Nam để thua 0-3 nhưng cách thi đấu của cầu thủ là không buông bỏ, từng VĐV quyết liệt đến pha bóng cuối cùng. Tinh thần này khác hoàn toàn hình ảnh đội bóng chuyền nữ Việt Nam thi đấu bạc nhược và chịu trận ở chung kết SEA Games 31, cũng thua Thái Lan cách đây 3 tháng. Hay tại trận vòng bảng gặp đội nữ Trung Quốc ở Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022, chúng ta thua trong hai ván đầu nhưng đã vùng lên mạnh mẽ, chơi quật khởi thắng lại hai ván tiếp theo để đưa trận đấu vào ván thứ 5 quyết định, sau đó mới chịu thua chung cuộc 2-3".

“Chúng tôi cố gắng có sự chuẩn bị dài hơi cho bóng chuyền nữ Việt Nam, ngay từ bây giờ cho đến khi thi đấu SEA Games 32-2023 tại Campuchia [tháng 5-2023] và ASIAD 19 tại Trung Quốc [tháng 9-2023]. Qua các giải đấu quốc tế, ban huấn luyện và HLV Nguyễn Tuấn Kiệt có nhiều cơ hội thử nghiệm đội hình, thử sức các nhân tố mới nhằm giúp đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam từng bước có thêm sự tự tin, nâng cao chất lượng chuyên môn”, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Việt  Nam, ông Lê Trí Trường chia sẻ.

DIỆU PHƯƠNG

Chủ Đề