Bút danh của nhà văn vũ trọng phụng là gì

Thật khó mà tưởng tượng nổi, một cuộc đời yểu mệnh như nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939), vẻn vẹn ở trên đời chỉ hai bảy năm ngắn ngủi, chín năm cầm bút, vậy mà ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 7 vở kịch, 1 vở dịch của Victor Hugo, hàng trăm bài báo và tranh luận phê bình văn học.   

Có đến hơn 80 năm rồi, nghĩa là cũng sắp tròm trèm cả một thế kỷ, vậy mà khi lần giở lại những tập phóng sự “Cạm bẫy người”, hay là “Kỹ nghệ lấy Tây” của “ông vua viết phóng sự” trên đất Bắc ngày xưa - Vũ Trọng Phụng, hỏi mấy ai, dẫu cho đến tận vài thập niên đầu của thế kỷ 21 này, có cái khả năng điền khuyết vào cái vị thế  “ngôi vương” huyền thoại ấy.

Ông vua phóng sự, là tôi gọi theo cách nói của một số nhà báo, nhà văn tiền bối cùng thời với nhà văn Vũ Trọng Phụng, như: Vũ Bằng, Nguyên Hồng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân… Người ta còn nhớ vào những buổi đầu khởi xướng từng trang phóng sự đăng thường kỳ (feuilleton) trên các nhật báo thời ấy còn có Tam Lang - Vũ Đình Chí với “Tôi kéo xe”, hoặc là Hoàng Đạo với “Trước vành móng ngựa”… Thế nhưng khi đọc Tam Lang trong bài viết: “Vài kỷ niệm về Vũ Trọng Phụng” (Tao đàn, số 1 - December - 1939): “Đọc những thiên phóng sự ấy tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng sự - một lối văn tôi (tức Tam Lang – Vũ Đình Chí) khởi xướng đầu tiên, đã bỏ tôi xa lắm”, có đọc rõ từng lời như thế mới hiểu cái lý do ngôi vua phóng sự Vũ Trọng Phụng trong lòng những bạn văn của ông cũng như của công chúng là có thật. Ấy là chưa kể, chưa trích thêm bao lời tâm tình hoặc là những nhận xét của các nhà văn, nhà thơ khác như: Ngô Tất Tố, Trương Tửu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư… Họ không chỉ viết về Vũ Trọng Phụng là một nhà báo hàng đầu trong lĩnh vực viết phóng sự mới mẻ của thời bấy giờ, mà còn là một nhà văn đã sớm tạo dựng riêng cho mình một vị thế sáng chói trên văn đàn: “Nghệ thuật tả chân phải nhận ông (Vũ Trọng Phụng) là một thần tử tiên phong và can đảm” (Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại - Trương Tửu).

Dường như cả cuộc đời ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng, cái nghèo khó đến tơi tả và văn tài của ông cứ liền nhau một mạch. Mồ côi cha từ thuở ấu thơ, ông đã phải sớm rời khỏi năm tháng hoa niên hồn nhiên tuổi ăn tuổi học, để lăn lóc đổ mồ hôi đổi lấy chén cơm. Ông va chạm trong cái thế giới bi đát diễn ra từng ngày, từng giờ một thực trạng xã hội nhố nhăng, lừa đảo, xu nịnh. Nơi này kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, cá lớn nuốt cá bé, nơi kia trụy lạc, xa hoa và tội ác… Thế rồi từ cái thế giới nhuộm đầy bóng tối ấy, vụt lóe sáng trên bầu trời đất Bắc một tài năng văn học làm dậy tiếng trên văn đàn. Chả phải tài năng ấy mang đến cho Hà Nội thanh lịch thêm những áng văn hay những trứ tác mỹ miều lãng mạn kiểu Tự Lực văn đoàn, mà trời ạ, đó là: “Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Trúng số độc đắc… (tiểu thuyết), và những thiên phóng sự làm dậy sóng dư luận đương thời: “Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Cơm thầy cơm cô…”. Tất cả đấy là những cái nhếch mép, cái cười trào lộng, khinh bạc, đả phá vào cái thành trì phong tục hũ nút, chóng vội choàng lên mình sự hào nhoáng trưởng giả, cơ hội, lai căng, tha hóa… Tài năng ở đây là chữ nghĩa nhà văn không ảo não như của Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), không nỉ non như Giọt lệ thu (Tương Phố), hay êm đẹp mộng mơ như Khối tình lớn, Khối tình con (Tản Đà)…, mà chữ nghĩa ấy sắc hơn dao, nhọn hơn kim, đọc văn ông dễ cất lên tiếng cười mà  nước mắt chảy cay xè…

Nói Vũ Trọng Phụng là nhà báo, nhà văn tiên phong và can đảm là nói chỗ khác người và vượt trội người khác ở chỗ ấy. Văn tả chân hay hiện thực của ông không phải là bản sao chép thế giới (xã hội), mà tính chất trào lộng, châm biếm là motif thẩm mỹ dẫn dắt niềm ưu tư của tác giả đi xa hơn, để cái nhãn quan nghệ sĩ trào lộng nhìn vào hiện thực xã hội u tối, đổ vỡ, đau thương mà tạo ra từng âm vang, chua chát, khiêu khích, reo cười tung tẩy đấy mà “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” cũng đấy.

Vâng, văn phóng sự của ông vua phóng sự hơn 80 năm rồi mà còn tươi rói như thế này đây:

“Cái gường của một me Tây cũng như cái dùi khui của một ông cảnh sát, cũng như cái búa của bác thợ rèn, cũng như cái cổ của một ông nghị viên Việt Nam. Trong Kỹ nghệ lấy Tây, thợ chỉ làm việc trên gường (Kỹ nghệ lấy Tây, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, trang 568).

Đấy là một thực trạng xã hội thời ông sống. Một cách so sánh vừa trào phúng, khôi hài nhưng lại châm chích đến rưng rưng nỗi niềm từng thân phận trong đêm dài nhược tiểu. Càng rưng rưng hơn nữa là số phận một nhà báo, nhà văn như ông, cày xới trên trang giấy miệt mài suốt ngày đêm, hết tiểu thuyết đến phóng sự, xong truyện ngắn quay sang viết phê bình, rồi viết kịch, dịch thuật. Ông vắt não tủy máu xương lao động “lực điền” trên tấm hình hài gầy gò đi qua từng ngày như thế mà không đủ nuôi sống gia đình. Cái nghèo khổ trêu ngươi nhà văn mỗi ngày, hay như quan niệm của Freud về bản năng hoạt động qua sự trỗi dậy sinh thành khoái lạc. Không! Vũ Trọng Phụng không Freud, không Sartre, cũng chả nên so sánh tác giả Số đỏ với Balzac làm gì. Ông là đứa con của hoàn cảnh cụ thể, cuộc đời cụ thể. Bẩm sinh tài năng Vũ Trọng Phụng, đương nhiên rồi. Nhưng giả dụ như ông sinh ra đời trong một hoàn cảnh khác, ví như “tối rượu sâm banh sáng sữa bò” chẳng hạn, thì có khi lịch sử văn học và báo chí nước nhà lại trống vắng những “Giông tố, Số đỏ…”, hay là những “Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây…”. Thế nên mới hay ra, cái độc đáo của một nhà văn, nhà báo kiểu như Vũ Trọng Phụng, chính là mẫu người sinh ra để thể hiện hết những ưu tư về định mệnh của mình. Niềm ưu tư triền miên ấy lót chỗ cho nhà văn nằm thao thức trên căn gác hẹp chật chội ở phố Hàng Bạc, để rồi mỗi khi chớp lấy một ý tưởng, tấm thân gầy gò kia lại cắm cúi trên bàn viết mà sinh thành tác phẩm. Nếu như không vì căn bệnh phổi quái ác kia đốn ngã nhà văn đang giữa tuổi thanh xuân, thì khó lòng mà dự đoán hết cái sức vóc tài năng và tâm huyết của ông sẽ còn viết ra bao nhiêu tác phẩm nữa.

Nhưng, mượn lời của các nhà văn nhà báo tiền bối, trong một sáng mùa thu Hà Nội cách nay non thế kỷ đã quây quần lại với nhau để đưa tiễn nhà văn Vũ Trọng Phụng về cõi vĩnh hằng, rằng cuộc đời mệnh yểu của ông chỉ 27 năm thôi, nhưng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, những “Số đỏ, Giông tố, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người…” rồi sẽ trăm năm, sẽ mãi mãi!

Vâng, thời gian đang nói với hậu thế về sự bất tử đó. Cụ thể hơn, ví như “Kỹ nghệ lấy Tây” thời của Vũ Trọng Phụng có khác gì thời “kỹ nghệ lấy Mỹ” trong chiến tranh, hay như đang thời cực kỳ hiện đại bây giờ là … “kỹ nghệ lấy Đại Hàn, kỹ nghệ lấy Đài Loan” có khác gì nhau!

NGUYỄN NHÃ TIÊN

 1. Tiểu sử  

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.

- Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi.

- Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.

- Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.

- Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ => đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.

- Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng.

- Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng.

- Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.

- Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.

=> Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”.

- Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu “ông vua phóng sự của đất Bắc” cho Vũ Trọng Phụng.

b. Phong cách nghệ thuật 

- Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”.

- Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Vũ Trọng Phụng

Bút danh của nhà văn vũ trọng phụng là gì

Loigiaihay.com

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm văn học của ông đã góp phần cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám có những thay đổi mới. Dưới đây là vài nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng, mời bạn đọc tham khảo.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng nửa đầu thế kỷ 20
  • Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng nửa đầu thế kỷ 20. Sinh ra tại làng Hảo, ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
  • Cha ông là Vũ Văn Lâm là một thợ điện, và mẹ cô là Phạm Thị Khách. Ông phải bỏ học năm 16 tuổi vì cha mất sớm.
  • Năm 1930, nhà văn có truyện đầu tay Chống nạng lên đường trên tờ báo Ngọ Báo, nhưng lúc đó vẫn chưa gây được sự chú ý của đông đảo độc giả.
  • Từ năm 1931, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được độc giả đón nhận nồng nhiệt, nhưng cuộc sống nghèo khó không đủ lo cho gia đình.
  • Năm 1938, ông mắc bệnh lao và qua đời không lâu sau đó, khi chỉ mới ở tuổi 28.
  • Ông là nhà báo, nhà văn kiệt xuất, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự Bắc Kỳ và có hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như Số đỏ, Giông tố và Làm đĩ.
  • Nhà văn chưa từng qua trường lớp đào tạo viết văn. Sau khi học xong, ông làm việc tại một nhà hàng Gô Đa và một nhà in Viễn Đông. Trước khi chuyển hẳn sang làm báo và bắt đầu sự nghiệp viết lách chuyên nghiệp của mình.
  • Được đăng trong phóng sự đầu tiên của mình trên báo Nhật Tân, phóng sự Cạm bẫy người đã gây được tiếng vang và thu hút rất nhiều sự chú ý. Mọi người bắt đầu chú ý đến cái tên Vũ Trọng Phụng bởi phong cách sáng tạo và sự độc đáo của nó.
  • Tiếp nối phóng sự đó là một loạt phóng sự gồm: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục sì … Những phóng sự này đã thành công khi đưa tên tuổi của ông vào văn học với thứ văn chương mới mẻ, giọng văn sắc sảo, hài hước và hiện thực.
  • Với tài năng thiên bẩm và cây bút tài hoa, Vũ Trọng Phụng được mọi người trong giới gọi là Vua phóng sự Bắc Kỳ khi mới ngoài 20 tuổi.
  • Qua những tác phẩm lớn và ngòi bút sáng suốt, sắc sảo, ông được coi là nhà văn xuất sắc, người mở đường cho dòng văn học hiện thực phê phán, có ảnh hưởng to lớn đến nhiều nhà văn đời sau.

Vũ Trọng Phụng có hàng loạt tác phẩm nổi tiếng
  • Vũ Trọng Phụng với giọng văn trào phúng, châm biếm của tác phẩm luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thành. Ông phê phán những thói hư tật xấu của xã hội bởi ông miêu tả cuộc sống hiện thực.
  • Vũ Trọng Phụng là nhà văn viết về sự tha hóa, giọng văn hơi hóm hỉnh nhưng lại là tiếng cười châm biếm. Ông luôn đứng về phía người nghèo lao động và lên án những hành vi cái xấu, cái ác.
  • Là cây bút mở đầu cho nghề phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

Các tác phẩm vượt thời gian của nhà văn Vũ Trọng Phụng
  • Nhà văn Vũ Trọng Phụng vẫn bắt kịp được hậu thế với những nhân vật đặc biệt, không chỉ tồn tại trên những trang sách mà còn hiện hữu giữa cuộc sống đương thời và những trang sách ấy đi vào lòng không biết bao nhiêu thế hệ.
  • Tác phẩm phóng sự: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938).
  • Tác phẩm tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ, Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
  • Tác phẩm truyện ngắn: Chống nạng lên đường (1930), Một cái chết (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố (1933), Cái hàng rào (1934), Thầy lang bất hủ (1934), Mơ ngày Tết (1936), Tết ăn mày (1936), Lòng tự ái (1937), Đời là một cuộc chiến đấu (1939),…
  • Tác phẩm của anh luôn đề cập đến những vấn đề nhức nhối liên quan đến thế giới thực.
  • Tất cả các sáng tác của anh đều thể hiện rõ tâm lý bênh vực người dân lao động. Dùng ngòi bút để bộc lộ những tính chất xấu xa, bẩn thỉu của xã hội cũ. Nói cách khác, điều cốt yếu là phải xây dựng một xã hội mới cho người dân.
  • “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.” – nhà thơ Lưu Trọng Lư
  • “Ông là một hiện tượng văn chương đặc biệt. Đặc biệt trong tính độc sáng của nó, đặc biệt trong sự không thể trộn lẫn với ai trong cả cuộc đời và văn nghiệp. Và mượn cách nói của ông khi phê bình Tắt đèn: Ông là một hiện tượng đặc biệt tùng lai chưa từng thấy. Những năm 30, cụ thể hơn là giai đoạn 1932-1939 có thể coi là một thời kỳ ngắn, đặc biệt là sự chín muồi và hoàn thiện đồng loạt các thể loại văn học hiện đại, với những tác phẩm đỉnh cao và những tên tuổi lớn trong làng văn. Khởi đầu và kết thúc sự nghiệp văn học ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng gần như nằm trọn trong khoảng thời gian này.” – nhà phê bình văn học Vũ Tuấn Anh
  • Có thể nhận thấy tiêu điểm của sự chú ý trong văn chương Vũ Trọng Phụng không gì khác ngoài những cảnh đời nhố nhăng xô bồ. Nhà văn muốn săm soi một cách kỹ lưỡng, muốn phanh phui ngành ngọn mọi thứ làm sao cho bật dậy hết cái sự thật cay đắng của cuộc đời.
  • Trong quá trình tìm hiểu, ta thấy được tâm trạng phẫn uất cao độ của ông, nỗi căm giận của một con người thua thiệt và bất hạnh.
  • Với khoảng thời gian cầm bút chưa đến mười năm. Ông đã để lại một di sản văn chương đáng khâm phục.
  • Tài năng văn chương của ông bộc lộ ở tư tưởng, ở thi pháp mà những thứ đó lại có gốc gác từ quan niệm văn chương, quan niệm nghệ thuật.
  • Có thể thấy, điều ghi nhận được trong văn học của Vũ Trọng Phụng không gì khác chính là cảnh đời xô bồ, những tật xấu của con người. Nhà văn muốn soi xét kỹ lưỡng và đăng tải mọi ngọn ngành để đưa ra tất cả những sự thật cay đắng của cuộc đời.
  • Trong quá trình tìm hiểu, chúng ta thấy được sự phẫn nộ của ông với tâm trạng vô cùng phẫn nộ, mất mát và bất hạnh.
  • Thời gian cầm bút trên dưới 10 năm. Ông đã để lại một di sản văn học đáng trân trọng.
  • Tài năng văn chương của ông bộc lộ trong tư tưởng và thi pháp, nhưng đều bắt nguồn từ quan niệm văn học, quan niệm nghệ thuật.

Tài năng văn chương của ông bộc lộ ở tư tưởng và thi pháp

Trên đây là vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương vượt thời gian của nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ nhận thấy được nhiều quan điểm văn chương và các phong cách nghệ thuật làm nên những tác phẩm để đời của ông “Vua ký sự Bắc Kỳ”.

Để tìm hiểu nhiều hơn về thời kỳ văn học trung đại, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của timheald nhé!