Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư là gì năm 2024

Trong bài viết này, hãy cùng Dự Án Việt tìm hiểu xin chủ trương đầu tư là gì cũng như thẩm quyền, trình tự để chủ trương đầu tư được phê duyệt nhé!

Xin chủ trương đầu tư là giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho việc triển khai dự án đầu tư. Một dự án trước khi được thực hiện cần người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các thông tin về công tác xin chủ trương đầu tư. Hôm nay hãy cùng Dự Án Việt tìm hiểu xin chủ trương đầu tư là gì cũng như thẩm quyền, trình tự để chủ trương đầu tư được phê duyệt nhé!

1. Chủ trương đầu tư là gì?

Chủ trương đầu tưlà quyết định của cấp có thẩm quyền. Chủ trương đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quyết định về nội dung chính của chương trình hoặc dự án đầu tư. Đây là cơ sở để lập, trình và được phê duyệt cho quyết định đầu tư vào chương trình hoặc dự án. Nó còn cần thiết để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư. Việc xin chủ trương đầu tư là bước quan trọng để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi tiến hành thực hiện. Điều này giúp đảm bảo rằng các quyết định xin chủ trương đầu tư được đưa ra một cách cân nhắc và chặt chẽ, đồng thời hạn chế các rủi ro không mong muốn trong quá trình triển khai dự án.

2. Tại sao phải xin chủ trương đầu tư?

Tại Việt Nam, việc đầu tư được hỗ trợ và ưu đãi thông qua nhiều chính sách khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng và phát triển kinh tế phù hợp với định hướng của đất nước, một số dự án đầu tư đòi hỏi việc xin chủ trương đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi tiến hành thực hiện.

3. Xin chủ trương đầu tư trong những trường hợp nào?

Hiện nay, Điều 37 Luật Đầu tư đã quy định rõ các trường hợp thực hiện thủ tục cấp xin phép chủ trương đầu tư như sau:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có thể thuộc vào một trong những trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được thành lập bởi một tổ chức kinh tế khác.

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế với việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp của một tổ chức kinh tế khác.

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Đối với ba trường hợp trên, khi dự án xin chủ trương đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc vào một trong ba trường hợp sau đây, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

+ Khi tổ chức kinh tế là công ty hợp danh có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.

+ Khi tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

+ Khi tổ chức kinh tế có cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

4. Điều kiện cần đáp ứng khi xin chủ trương đầu tư

Để tiến hành đề nghị cấp giấy chứng nhận đã xin chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Dự án đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về ngành, nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh.

+ Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư hợp pháp.

+ Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch (vui lòng tham khảo thêm quy định tại khoản 3 điều 33 Luật Đầu tư năm 2020).

+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

+ Đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư là gì năm 2024

Xin chủ trương đầu tư tại Dự Án Việt.

5. Để xin chủ trương đầu tư khả thi thì lưu ý gì?

+ Tính khả thi của dự án: Khi lập dự án đầu tư, người soạn thảo của Chủ đầu tư và/hoặc đơn vị lập dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu khảo sát đánh giá tổng thể các yếu tố tác động đến dự án. Đặc biệt là các nội dung về công nghệ, tài chính, thị trường sản phẩm và dịch vụ.

+ Tính thực tiễn dự án Dựa trên các dữ liệu về thị trường. Liên quan đến hoạt động của dự án để đưa ra các giải pháp thực hiện

+ Tính pháp lý dự án: Khi lập dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải biết được các yếu tố chính sách. Tác động đến dự án của mình.

.png) Công ty Dự Án Việt cung cấp dịch vụ xin dự án đầu tư.

Để đảm bảo đầy đủ thủ tục và hạn chế những sự cố không đáng có. Nhiều người tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ xin chủ trương đầu tư để nhờ giúp đỡ. Công ty Dự Án Việt tự hào là đơn vị uy tín chuyên thực hiện các dự án xin chủ trương đầu tư và nhiều dự án khác. Hãy liên hệ với Dự Án Việt để được tư vấn hỗ trợ ngay nhé!

6. Dịch vụ xin chủ trương đầu tư uy tín, trách nhiệm tại Dự Án Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT là đơn vị đáng tin cậy chuyên cung cấp các dịch vụ lập dự án đầu tư. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong việc xin chủ trương đầu tư, Chúng tôi cam kết mang đến sự chuyên nghiệp và tận tâm trong việc tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng. Hãy để chúng tôi giúp bạn xây dựng nên những dự án thành công và bền vững.

Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Người quyết định đầu tư xây dựng là ai?

Tại Khoản 27 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định:"Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng".

Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Muốn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần đảm bảo các điều kiện cần thiết và thực hiện thủ tục cần thiết.

Báo cáo xin chủ trương đầu tư là gì?

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.