Ca sĩ hoa trúc trung hoa là ai?

Đất nước tỉ dân với bề dày lịch sử văn hóa nghệ thuật lâu đời, phức tạp nhất thế giới luôn là đề tài bất tận cho những nhà nghiên cứu và những người yêu mến nó. Văn hóa nghệ thuật Trung Hoa bao gồm rất nhiều thứ từ thơ ca, âm nhạc, kịch nghệ, kiến trúc, mỹ thuật,… Tất cả những điều đó đã làm nên một đất nước Trung Hoa huyền bí.

Người Trung Hoa vẫn hay nói về “Tứ Nghệ” để chỉ sự đa tài hoàn hảo của một người. Đó là “Cầm, kỳ, thi, họa” - chơi đàn nhạc, chơi cờ, viết chữ làm thơ và vẽ tranh đều thông thạo. Đó không chỉ là cách để người xưa bồi dưỡng phẩm hạnh, tu tâm dưỡng tính, mà còn là thước đo cho tài năng của con người thời xưa. Trong đó “Cầm” là yếu tố đứng hàng đầu, là minh chứng rõ nét nhất cho việc âm nhạc chính là thứ nghệ thuật tinh hoa nhất, đặc sắc nhất. Vậy những loại nhạc cụ nào đã góp phần tạo nên thứ nghệ thuật tinh hoa đó?

1. Huyên [sáo huân]

Huyên là một trong những loại nhạc cụ từ thời cổ xưa, đã tồn tại khoảng 7.000 năm về trước. Tương truyền, cội nguồn của Huyên là công cụ của người đi săn có tên là “Đá Sao sa”. Ngày xưa, người ta thường thường buộc hòn đá hoặc hòn đất lên một sợi dây rồi ném chim ném thú, có hòn đá bên trong rỗng, khi ném gió lùa vào có thể phát ra âm thanh. Mọi người cảm thấy thú vị liềm đem thổi chơi. Sau này, mọi người thấy thú vị, bèn lấy quả bóng đó thổi chơi, sau đó dần dần nó trở thành một nhạc cụ.

Khoảng 4.000 đến 5.000 năm trước, Huyên đã phát triển từ có 1 lỗ âm thành có 2 lỗ âm, có thể thổi ra 3 âm điệu. Đến thời Xuân Thu, Huyên đã có 6 lỗ âm, có thể thổi ra 7 âm điệu hoàn chỉnh. Âm thanh của nó rất đơn giản mà độc đáo. Lúc đầu, Huyên phần lớn được làm từ đá và xương, sau đó dần dần phát triển thành làm bằng gốm. Huyên đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nghệ thuật nguyên thủy trên thế giới.

2. Cổ Cầm

Cổ cầm còn được gọi là dao cầm, ngọc cầm, tơ đồng hoặc thất huyền cầm, là một nhạc cụ truyền thống của tộc người Hán Trung Hoa. Có lịch sử hơn 3.000 năm thuộc bộ dây dạng gảy gồm có 7 dây đàn. Cổ cầm có âm vực rộng, âm sắc sâu lắng và tiếng vọng ngân dài. Cổ cầm không chỉ đơn giản là một loại nhạc cụ dùng để biểu diễn những khúc nhạc đi vào lòng người mà âm nhạc của cổ cầm tạo một sự yên tĩnh cao thâm, diễn tấu thanh tâm, có thể thông thấu đến trời đất.

3. Địch tử [Sáo]

Địch Tử, hay còn được gọi là sáo trúc, là một nhạc khí truyền thống của Trung Hoa. Được sử dụng trong âm nhạc dân gian, opera, dàn nhạc quốc gia, dàn nhạc giao hưởng và âm nhạc hiện đại. Nó thường được chia thành khúc địch phía nam và bang địch phía bắc, ngày xưa chữ “địch” trong tiếng Hán cổ có nghĩa là: Rửa sạch sẽ, vì tiếng sáo rất trong rất thanh. Sáo chủ yếu được làm bằng trúc, cũng có sáo làm bằng gỗ, ngọc bích hoặc các vật liệu khác.

Người giỏi thổi sáo đời xưa có Hoàn Y đời Tấn, lúc đương thờI tài nghệ sáo của ông được tôn là “Giang tả đệ nhất“, người đời nói bản cầm khúc “Mai hoa tam lông“ trong “Thần kỳ mật phổ” chính là cải biên từ bản nhạc sáo “Tam điệu” của ông.

Còn Lý Bạch với bản nhạc sáo “Xuân dạ thành lạc văn địch“ như sau:

“...Tiếng sáo ngọc nhà ai thầm bay ra

Hòa vào gió xuân lan khắp Lạc thành

Khúc nhạc đêm nay nghe thấy tiếng liễu gãy

Ai mà không chạnh lòng niềm cố quốc .

Đủ cho thấy ma lực nghệ thuật của tiếng sáo này đến dường nào!...”

4. Tiêu

Tiêu thường có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo phương dọc và thổi dọc theo thân ống. Nó có âm sắc trang nhã, mộc mạc, phù hợp để diễn tả những giai điệu trữ tình, những tình cảm sâu sắc. Hai loại tiêu phổ biến nhất là C và D [tức tiêu đô và tiêu rê], các loại tiêu trầm hơn thường không phổ biến bằng vì khó sử dụng hơn: lỗ bấm cách nhau xa hơn, thổi tốn nhiều hơi…Tiêu cũng là một nhạc cụ thổi rất xa xưa của Trung Hoa cổ đại và xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học kinh điển. Trong đó Kim Dung có nhắc đến tiêu qua 2 câu thơ của “Đông Tà” Hoàng Dược Sư:

“Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm

Bích hải triều sinh án ngọc tiêu”.

5. Đàn Tì Bà

Đàn tỳ bà vốn được vinh danh là vua của các loại nhạc cụ cổ Trung Hoa với 2.000 năm lịch sử; hình dạng của nó đối ứng với tam tài [Thiên, Địa, Nhân], ngũ hành [Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ] và tứ quý [bốn mùa]. Chiều dài của nó là 3 thước 5 tấc [khoảng trên dưới 1m], 3 thước tượng trưng cho tam tài, 5 tấc thể hiện ngũ hành, 4 sợi dây đàn lại thể hiện cho tứ quý. Kỹ thuật gảy đàn tỳ bà có độ khó khá cao.

Đàn Tỳ Bà được chế tác bằng gỗ cây ngô đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Âm thanh của đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình.

Thi sĩ Bạch Cư Dị nổi danh thời Đường đã có bài thơ “Tỳ bà hành” viết về cuộc đời trôi nổi truân chuyên của kẻ ca kĩ đàn tì bà:

“...Kim dạ văn quân Tỳ bà ngữ

Như thính tiên nhạc nhĩ tạm minh

Mạc từ cánh tọa đàn nhất khúc

Vị quân phiên tác tỳ bà hành..."

6. Biên chuông [chuông nhạc]

Biên chuông là nhạc cụ gõ có quy mô lớn của người Hán cổ đại Trung Hoa bao gồm một bộ chuông chùm bằng đồng. Biên chuông còn là một nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ Trung Hoa từ thời cổ đại. Biên chuông được phát triển nhất trong thời đại Tây Chu. Trung Hoa là quốc gia đầu tiên sản xuất và sử dụng loại hình nhạc cụ này.

7. Đàn Nhị hồ

Đàn nhị hồ là một trong những loại nhạc cụ thuộc bộ dây [nhạc cụ gảy] chủ yếu của Trung Hoa, đã có lịch sử hơn 4.000 năm. Âm sắc thuộc loại âm vực trung cao, tiếng đàn êm ái du dương, cảm xúc mãnh liệt bi tráng, là một loại nhạc cụ có thể đại biểu cho lịch sử đầy biến động và tình cảm tinh tế nồng nàn của dân tộc Trung Hoa. Âm chất thường mang cảm xúc trầm lắng và bi thương. Đàn nhị hồ chỉ có hai sợi dây, một sợi là sợi ngoài, một sợi là sợi trong. Sự cọ sát giữa hai sợi dây đàn có độ dày khác nhau được buộc vào trục đàn tạo nên độ rung và phát ra âm thanh. Đối với những người mới học đàn nhị hồ thì hai vấn đề hóc búa là nắm vững âm chuẩn và kỹ thuật nhấn dây đàn, đặc biệt là khi chuyển từ vị trí âm vực thấp thành vị trí âm vực cao lại càng khó khống chế hơn.

8. Đàn Cổ Tranh

Đàn Cổ Tranh còn có tên là đàn thập lục, đây là một nhạc cụ dân tộc cổ đại được sinh ra và lớn lên gắn liền với nền văn hóa lâu đời Trung Hoa, có lịch sử hơn 2.500 năm. Đàn truyền thống có 16 dây nên nó có tên gọi là Thập Lục. Đàn Cổ Tranh thường được làm bằng gỗ cây phượng. Cấu tạo của đàn gồm một hộp âm thanh hình chữ nhật và một bề mặt trong một đường cong với chuỗi chặt chẽ, đó là một bộ có 13 dây trong triều đại nhà Đường và sau đó tăng lên 16. Ngày nay, có một số loại Đàn Cổ Tranh hiện đại có đến 21 dây. Âm sắc đàn cổ tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi.

9. Không hầu hay đàn không

Không Hầu cũng là loại đàn gảy cổ xưa của Trung Quốc. Theo khảo cứu, đàn này lưu truyền đến nay đã hơn 2.000 năm. Ngoài sử dụng trong giàn nhạc cung đình ra, đàn Không Hầu còn lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Thế nhưng, cây đàn cổ xưa này từ sau thế kỷ 14 đã không còn lưu hành nữa, và dần dần không còn tồn tại nữa, mọi người chỉ có thể xem hình dáng một số đàn Không hầu từ trên bích họa và chạm nổi.

Đàn Không Hầu lưu hành vào thời cổ Trung Quốc chủ yếu là đàn nằm và đàn đứng. Đàn Không Hầu có hai hàng dây, mỗi hàng 36 dây, mỗi dây đều do trụ hình chữ nhân đỡ trên hộp đàn. Do hai hàng dây đàn đồng âm với nhau, khi gảy bản nhạc có giai điệu nhanh và âm rộng, rất tiện lợi, nó có thể gảy cùng lúc bằng hai tay, lại có thể dạo và đệm nhạc trong tầm âm vừa, là điều mà các lọai nhạc cụ khác khó mà so sánh được.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Cổ nhạc Trung Hoa bao gồm những bài hát cổ, tiêu biểu của nền văn hóa Trung Hoa, có nội dung phần lớn liên quan đến những điển tích, điển cố. Nền cổ nhạc này bao gồm năm loại âm điệu, 5 nốt nhạc chính gọi là ngũ âm, sắp xếp thành cung, thương, giốc, chủy và vũ.

Cổ nhạc Trung HoaTên tiếng TrungPhồn thể雅樂Giản thể雅乐Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữGwoyeu RomatzyhWade–GilesIPATiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bínhTiếng Mân NamTâi-lôTiếng Hán trung cổTiếng Hán trung cổTiếng Hán thượng cổBaxter–Sagart [2014]
yǎyuè
yeayueh
ya3-yüeh4
[jà.ɥê]
ngáah-ngohk
ngaa5-ngok6
ngá-ga̍k
ngǽ-ngæ̀wk
*N-ɢˤraʔ [ŋ]ˤrawk
Tên tiếng ViệtTiếng Việtnhã nhạcTên tiếng Triều TiênHangul

아악

Phiên âmMcCune–Reischauer
a-ak
Tên tiếng NhậtKanji雅楽Chuyển tựRōmaji
gagaku

 

Tranh vẽ một buổi biểu diễn nhã nhạc thời nhà Tống

Tại Trung Quốc, "Nhã nhạc" biết đến với tên gọi "yǎ yuè". Yǎ yuè là chữ phiên âm cách đọc của "雅 樂", dịch sang âm Hán Việt là "Nhã nhạc". Từ Hải tự điển, giải thích rõ từ này như sau, nhã nhạc là "đối xưng" của "tục nhạc". Là loại nhạc vũ mà các vị Đế vương của Trung Quốc cổ đại dùng để tế tự trời đất, tổ tiên và trong các dịp Triều hạ, yến hưởng. Thời Chu dùng làm lục vũ của nhạc Tông Miếu, Nho gia cho rằng âm nhạc này "trung chính hòa bình", ca từ "khúc nhã thuần chính", nên lấy nó làm điển phạm của nhã nhạc. Các nhà thống trị phong kiến các đời, sau khi giành được chính quyền, đều tác nhã nhạc theo thông lệ để ca tụng công đức của triều đại mình".

Như vậy, Nhã nhạc là nhạc khúc trong Cung đình. Truy nguyên nguồn gốc của thuật ngữ này, ta hãy tìm về với thời đại phong kiến Trung Quốc khi mà tư tưởng "dĩ nhạc trị quốc" của Nho gia còn thịnh hành. Tại đây, ta thử đặt câu hỏi: Vì sao nhã nhạc lại được dùng trong trị quốc? Thực ra, thời bấy giờ Nho gia rất tôn sùng lễ chế của Triều Chu. Lễ chế của Triều Chu chú trọng đến phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị phong kiến và chủ nô. Vì thế, ý nghĩa chủ yếu của "nhạc" chính là công cụ giáo hóa con người và thống trị con người. Những loại nhạc thể hiện tình cảm trai gái, những âm thanh thút thít, buồn sầu làm ảo não lòng người, bị Nho gia xem là "dâm thanh", "loạn thế chi âm", "vong quốc chi âm", chỉ có Nhã nhạc với "chính thanh" phù hợp với luật lữ mới xứng đáng được tôn sùng, xứng đáng để giai cấp thống trị phong kiến các thời đại của Trung Quốc chọn dùng làm tín điều trong trị quốc.

Nhã nhạc Trung Quốc sử dụng hầu hết nhạc cụ thuộc dàn bát âm [tiếng Trung: 八音; bính âm: Bā yīn]. Theo cổ nhân quan niệm, chịu sự ảnh hưởng của Hán hóa, bát âm là tám chất liệu âm thanh gọi chung cho tám chủng loại nhạc cụ khác nhau, đại diện cho âm nhạc [cổ truyền].

Tám loại đó là:

Thạch- Thổ- Kim- Mộc- Trúc- Bào- Ti- Cách.

Tương ứng với Bát quái:

Cấn- Khôn- Đoài- Chấn- Khảm- Tốn- Ly- Càn.

[Xem Danh sách nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc để biết thêm chi tiết].

Người sáng tạo ra thể loại nhã nhạc Trung Quốc và phát triển nhạc cụ bát âm là Tăng Hầu Ất. Lăng mộ của ông còn để lại vô số những sản vật trong dàn nhạc bát âm như biên chung [dàn chuông đá] được khai quật vào năm 1978, thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Bộ chuông được tạo thành từ 65 chiếc chuông làm bằng đồng được treo trên 3 tầng giá gỗ. Chiếc chuông nặng nhất khoảng 204 kg và cao 1.5m, tổng trọng lượng của dàn chuông này khoảng 5 tấn; đàn sắt là một nhạc cụ rất phổ biến trong thời Tây Chu và thời Xuân Thu. Các mẫu vật còn sót lại đã được khai quật từ những nơi như tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam và khu vực Giang Nam của Trung Quốc. Những nơi khác bao gồm Giang Tô, An Huy, Sơn Đông và Liêu Ninh. Ở Hồ Bắc,lăng mộ của Tăng Hầu Ất [cuối thập niên 400 trước Công nguyên] là một kho báu của các nhạc cụ cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm một bộ hoàn chỉnh của biên chung [chuông đồng], đàn sắt và đàn cổ cầm, chuông đá [biên khánh] và trống.

Đoàn tùy tùng âm nhạc của ông gồm 21 cô gái và phụ nữ cũng được chôn cất cùng ông. Vào thời Chiến Quốc, các loại đàn cổ tranh ban đầu đã xuất hiện, được phát triển từ đàn sắt.

Tiếp sau đó, dàn bát âm Trung Quốc còn có những loại nhạc cụ khác như đàn tỳ bà, đàn nguyễn, liễu cầm [nhỏ hơn tỳ bà], kèn quản tử, kèn bầu, sanh,...Theo truyền thống, nhã nhạc được tạo ra bởi Chu công Đán theo ủy ban từ Chu Vũ vương, ngay sau cuộc chinh phạt của nhà Thương. Được kết hợp trong yayue là các yếu tố của truyền thống đạo sĩ hoặc tôn giáo, cũng như âm nhạc dân gian đầu tiên của Trung Quốc. Khiêu vũ cũng được kết hợp chặt chẽ với âm nhạc nhã nhạc, mỗi tác phẩm nhã nhạc có thể có một điệu múa nghi lễ hoặc nghi lễ liên quan đến nó. Phần nhã nhạc quan trọng nhất của triều đại Chu là Sáu điệu múa vĩ đại, mỗi điệu được liên kết với một nhân vật huyền thoại hoặc lịch sử - Vân môn Đại quyển [雲門大卷], Đại hàm [大咸], Đại Khánh [大磬 hoặc Đại thiều 大韶], Đại hạ [大夏] và Đại hoạch [大 濩], Đại vũ [大武].

Theo Kinh Lễ ghi lại một số tình tiết trong đó nhã nhạc có thể được thực hiện. Chúng bao gồm các nghi lễ để tôn vinh Thiên đường và Trái đất, các vị thần hoặc tổ tiên. Cũng có những quy tắc chi tiết về cách chúng được thực hiện tại các cuộc họp ngoại giao. Nhã nhạc cũng được sử dụng trong các hoạt động ngoài trời, như các cuộc thi bắn cung quý tộc, trong các cuộc thám hiểm săn bắn, và sau khi kết thúc một chiến dịch quân sự thành công. Nhã nhạc Trung Quốc được đặc trưng bởi sự cứng nhắc của hình thức. Khi được thực hiện, nó trang nghiêm và trang trọng, phục vụ để phân biệt các lớp quý tộc. Nó đôi khi cũng đi kèm với lời bài hát. Một số trong số này được bảo quản trong Kinh Thi.

Với sự suy giảm của buổi lễ quan trọng trong các mối quan hệ giữa thời Xuân Thu, nhã nhạc cũng vậy. Khổng Tử nổi tiếng than thở về sự suy tàn của âm nhạc cổ điển và các nghi thức. Ngụy Văn hầu được cho là thích âm nhạc nổi tiếng của nước Ngụy và nước Trịnh với âm nhạc cung đình cổ xưa, nghe nó có thể ngủ thiếp đi.

Nói tới những bản nhạc thuộc dàn bát âm trong nhã nhạc Trung Hoa không thể không nhắc đến hai tác phẩm là Cao sơn lưu thủy [高山流水] và Quan sơn nguyệt [关山月], phổ thơ của Lý Bạch. Hai bản nhạc này được diễn tấu bằng cổ cầm, riêng Quan sơn nguyệt cũng được chơi với dàn nhạc bát âm và là hai nhạc phẩm nổi tiếng trong Thập đại danh khúc.

Sau đây là mười bài được mệnh danh là Trung Quốc Cổ Điển Thập Đại Danh Khúc [中國古典十大名曲]:

  1. Quảng lăng tán [廣陵散].
  2. Mai hoa tam lộng [梅花三弄].
  3. Cao sơn lưu thủy [高山流水].
  4. Quan sơn nguyệt [关山月].
  5. Thập diện mai phục [十面埋伏].
  6. Ngư tiều vấn đáp [漁樵問答].
  7. Bình sa lạc nhạn [平沙落雁].
  8. Tịch dương tiêu cổ [夕陽簫鼓].
  9. Dương xuân bạch tuyết [陽春白雪].
  10. Hán cung thu nguyệt [漢宮秋月].

Ngày nay những bài cổ nhạc Trung Hoa đã dần mai một. Một phần do cuộc sống hiện đại nhưng một phần quan trọng hơn là những bài cổ nhạc này rất kén người nghe.

  • Hoà tấu và xướng ca Quan sơn nguyệt
  • Hoà tấu đàn cổ tranh, đàn sắt và biên khánh - Cao sơn lưu thuỷ
  • Độc tấu tỳ bà - Thập diện mai phục

Dưới đây là một số nhạc phẩm không thuộc Thập đại danh khúc Trung Hoa nhưng vẫn thuộc dòng cổ nhạc, bao gồm:

1.Hàn nha hí thủy [寒鸦戏水 - trường phái Chiết Giang] 2.Ô Tô Lý thuyền ca [乌苏里船歌] 3.Liễu Thanh Nương [柳青娘 - trường phái Triều Châu] 4.Chiến đài phong [戰台風] 5.Xuất thủy liên [出水莲] 6.Vân thủy thiền tâm [云水禅心] 7.Chức mộng hành vân [織夢行雲] 8.Ngư chu xướng vãn [渔舟唱晚] 9.Nguyệt Nhi Cao [月儿高] 10. Nhị Tuyền Ánh Nguyệt [二泉映月] 11.Xuân giang hoa nguyệt dạ [春江花月夜] 12.Lâm xung dạ bôn [林冲夜奔] 13.Tướng quân lệnh [將軍令] 14.Không sơn điểu ngữ [空山鸟语] 15.Chiêu bình chi chương [昭平之章] 16.Vạn niên hoan [萬年歡] 17.Thải vân truy nguyệt [彩云追月] 18.Hoàng oanh ngâm [黃鶯吟] 19.Trường Sa Nữ Dẫn [长沙女引] 20.Tứ giang nguyệt [西江月] 21.Kiếm khí hồn thoát [剑气浑脱] 22.Bình hồ thu nguyệt [平湖秋月] 23.Phượng Cầu Hoàng [凤求凰] 24.Nguyệt Mãn Tây Lâu [月满西楼] 25.Kiệt Thạch Điều U Lan [碣石調幽蘭] 26.Tương Giang Oán [湘江怨]
  • Danh sách nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc
  • Nhạc cổ phong
  • Cổ cầm

  Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cổ_nhạc_Trung_Hoa&oldid=68337220”

Video liên quan

Chủ Đề