Ca sĩ thái thanh và ý lan là ai?

Trên nền nhạc ca khúc ''Nghìn trùng xa cách'', khoảng 30 người thân nhất của gia đình danh ca Thái Thanh đã tới tiễn đưa bà về nơi chín suối.

Đám tang nữ danh ca cũng được livestream và rất nhiều lời chia buồn cả các nghệ sĩ đã được gửi tới bằng hình thức quay video. Khán giả xem livestream có thể gặp lại các gương mặt: Nghệ sĩ Kim Tước, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, nhạc sĩ Từ Công Phụng, nghệ sĩ Châu Hà… với những kỷ niệm riêng với danh ca Thái Thanh.

Ca sĩ Ý Lan xúc động khi nhắc lại kỷ niệm về mẹ.

Tại buổi tang lễ, danh ca Ý Lan đã không kìm được xúc động, cô chia sẻ đây là lần đầu tiên thấm nỗi đau mất mẹ - người đã mang cô đến với cõi đòi này. Mẹ nuôi nấng dậy dỗ chúng tôi nên người. Ngày hôm nay tất cả mọi người và khán giả có những lời khen tặng cho Ý Lan cho Quỳnh Hương cho Xuân Việt thì cũng là những gì mẹ đã tạo dựng cho chúng tôi.

Cho nên ngày hôm nay đau lắm vì khúc ruột đã bỏ chúng tôi ra đi. Trong cuộc đời của chúng ta, có bao giờ chúng ta nghĩ sẽ có một ngày dự một đám tang vắng lặng thế này không? Vậy mà tang lễ của mẹ chúng tôi, một danh ca, một tiếng hát vượt thời gian, mà lại lặng lẽ thế này.

Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn mẹ Thái Thanh sẽ rất hạnh phúc vì chúng tôi không đưa tiễn mẹ một cách cô đơn. Mẹ tôi không đơn côi ra đi, mà có biết bao triệu người Việt Nam ở trên thế giới đang cùng chúng tôi đưa tiễn mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi cảm tạ công chúng đã quan tâm đến chúng tôi'' - Ý Lan chia sẻ.

Ý Lan - Quỳnh Hương và Xuân Việt trong đám tang mẹ danh ca Thái Thanh.

Ca sĩ Ý Lan cũng lý giải vì sao đám tang mẹ cô lại không mặc màu đen mà lại là màu hồng. ''Mẹ chúng tôi khi còn sống từng nhắn nhủ rằng nếu sau này mẹ có 100 tuổi hay ra đi, các con nhớ đừng mặc màu đen hay màu trắng mà hãy mặc màu hồng bởi đó là màu hạnh phúc mà mẹ chắc chắn sống trên cõi đời này với muôn vàn hạnh phúc của các con, của gia đình và đặc biệt khán giả của mẹ" - Ý Lan bùi ngùi nói.

Ca sĩ Ý Lan bảo các khán giả không có mặt tiễn đưa mẹ Thái Thanh nhưng cô mong mọi người hãy dõi theo và hát vang bài ''Nghìn trùng xa cách. 

Đám tang khoảng 30 người nhưng Ý Lan bảo mẹ chị không đơn côi khi ra đi, nhiều người hâm mộ vẫn dõi theo bà.

Nữ danh ca Thái Thanh đã qua đời tại California, Mỹ vào 11 giờ 50 phút ngày 17/3 [giờ địa phương]. Nữ danh ca hưởng thọ 86 tuổi.

Trong cáo phó, gia đình nữ danh ca Thái Thanh ghi rõ: "Vì tình trạng nguy khẩn Covid-19 hiện nay, thay cho sự tham dự chia buồn, an táng và phúng viếng, xin tất cả những tâm hồn yêu thương Tiếng hát vượt thời gian Thái Thanh hãy cùng gửi lời cầu nguyện cho Thân Mẫu của chúng tôi được an nghỉ trong yên bình".

Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh ngày 5/8/1934 tại Hà Nội. Bà được biết đến là một đại danh ca của Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và cống hiến to lớn với nền âm nhạc nước nhà.

Thái Thanh sở hữu chất giọng cao vút cùng kỹ thuật điêu luyện, pha trộn giữa lối hát cổ điển phương Tây và dân ca truyền thống. Bà sở hữu một gia tài âm nhạc đồ sộ hàng trăm ca khúc, trải dài khắp nhiều thể loại, nội dung. Tên tuổi của bà gắn liền với nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương.

Ngân An

Từ Mỹ, danh ca Khánh Ly chia sẻ với VietNamNet thông tin buồn danh ca Thái Thanh đã qua đời hưởng thọ 86 tuổi.  

Thái Thanh

Phạm Thị Băng Thanh [sinh năm 1934 tại Hà Nội], được biết đến nhiều nhất với nghệ danh Thái Thanh và danh hiệu "Tiếng hát vượt thời gian"[1][2][3], là một nữ ca sĩ nổi tiếng, được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát từ thuở thiếu niên trong ban hợp ca Thăng Long của gia đình tại các tụ điểm văn nghệ ở Hà Nội, và thành danh từ thập niên 1950. Tên tuổi của bà gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy[3][4] và dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam trước 1975. Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng Bắc Bộ, về sau đã tạo ra một trường phái riêng hòa trộn giữa tính chất opera Tây Phương với dân nhạc Việt Nam[4][5], ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ giọng cao của thế hệ sau như Mai Hương, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết...[6][7] Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và thâu âm cho đến khi nói lời giải nghệ vào năm 2002[8].

Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.

Năm 1951, Băng Thanh đi hát theo chị Quang Thái trong vùng kháng chiến với nghệ danh Thái Thanh. Cũng trong năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Khi gia đình Phạm Duy dinh tê về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.

Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn.[9] Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình[10].

Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Sau biến cố 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Hoa Kỳ định cư[8][9].

Gia đình

Gia đình Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng[8]. Anh trai bà, Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung. Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ.[8]

Thái Thanh trở thành em dâu của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông này lấy Thái Hằng làm vợ, nên cũng là dì của các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo sau này. Ngoài ra bà còn là cô ruột của ca sĩ Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ và kịch sĩ Kiều Hạnh[8].

Thái Thanh có với tài tử Lê Quỳnh 5 người con: con cả là Lê Thị Ý Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm 1958, Lê Thị Quỳnh Dao sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số đó, Lê Thị Ý Lan sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ý Lan, còn Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương.[9] Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ý Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.[3]

Thái Thanh đã thấu hiểu bằng trực giác cái ý nghĩa sâu xa của nghệ thuật Phạm Duy, do đó các khúc điệu uyển chuyển và cao nhã của Phạm Duy đã hoàn toàn tự nhiên trở thành thứ môi trường lý tưởng cho giọng hát cũng uyển chuyển và cũng cao nhã của nàng.

Phạm Thị Băng Thanh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13-14 tuổi[8]. Bà sở hữu một giọng hát cũng như lối hát đặc biệt, mang tính chất opera nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Chầu văn, quan họ, chèo là những bộ môn nghệ thuật được bà tự rèn luyện, học tập từ thuở nhỏ tại quê hương miền Bắc[4][5]. Giọng hát của bà có âm vực rộng, nằm giữa nữ trung và nữ cao, nên thể loại nhạc bà hát cũng rất đa dạng, phong phú.

Thời kỳ đầu, bà đi hát theo chị là ca sĩ Thái Hằng ở các chiến khu Việt Minh với các bài tân nhạc thời kỳ đầu, hay các bài dân ca mới của Phạm Duy. Đến năm 1951, bà chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh cho giống người chị Thái Hằng.

Năm 1951, bà theo gia đình Phạm Duy vào Sài Gòn lập nghiệp. Tại đây bà tiếp tục đi hát với các chủ đề về quê hương và tình cảm đôi lứa. Giọng hát của bà tỏ ra rất thích hợp với các loại nhạc đa dạng của nhạc sĩ Phạm Duy, từ những bài nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, nhạc tình, nhạc xã hội, cho tới các bản trường ca đều được bà để lại một dấu ấn lớn. Bên cạnh đó, bà cũng là ca sĩ hát thành công rất nhiều ca khúc tiền chiến xưa, hay nhạc tình đương thời của các nhạc sĩ trẻ hơn.

Bà thật sự nổi tiếng trong thập niên 1950, được rất nhiều giới yêu thích từ giới trí thức cho tới bình dân. Bà được coi như một diva tầm cỡ nhất của Việt Nam thời đó. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình của Việt Nam Cộng Hòa. Trong giai đoạn đầu thập niên 1970, bà cùng với ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.[2].

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Thái Thanh ở lại Việt Nam. Ban đầu bà được chính quyền cộng sản mời biểu diễn các ca khúc cách mạng, nhưng Thái Thanh không chấp nhận. Do không có thái độ cầu thị, bà bị cấm hát suốt 10 năm, cho đến khi rời khỏi Việt Nam.

Năm 1985, Thái Thanh sang Hoa Kỳ định cư cùng với gia đình. Tại đây bà tiếp tục đi diễn, thâu âm, tham gia những đêm nhạc lớn cho mình. Bà là khách mời danh dự của nhiều đêm nhạc hội lớn của Paris By Night. Bà cũng được mời thu thanh trên nhiều CD của trung tâm Diễm Xưa. Tại quận Cam, bà cùng với nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi từng mở ra một lớp dạy hát, đào tạo ra một số ca sĩ trẻ.

Năm 2002, bà chính thức tuyên bố giải nghệ sau một đêm diễn cùng với các con cháu. Tuy nhiên khoảng thời gian sau đó, thỉnh thoảng bà vẫn tham gia giọng hát của mình vào các đêm diễn với vai trò đặc biệt.

Năm 2005, một đêm nhạc thính phòng nhằm mang tên "Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian" được tổ chức tại Montreal, Canada, với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ sau như Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trần Thu Hà,... Trong đêm nhạc này màn trình diễn của bà được đánh giá là xuất sắc, dù trước đó đã có nhiều nghi ngờ về tuổi tác, cũng như sức khỏe của bà.[3][11]. Năm 2006, bà trở lại là nhân vật chính trong đêm nhạc "Thái Thanh và ba thế hệ"[2][8].

Đánh giá

Giọng ca Thái Thanh được giới nghiên cứu đánh giá cao, và cũng là đề tài ca ngợi của giới văn nghệ sĩ tại miền Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau 1975. Nhạc sĩ Phạm Duy, người song hành với Thái Thanh trong phần lớn các ca khúc của mình, từng cho rằng không ai có thể thay thế được Thái Thanh trong sự diễn tả những sáng tác của ông.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn là tác giả của nhiều bài viết về Thái Thanh, phần lớn là những bài phát biểu cảm tưởng. Theo ông, trường hợp của Thái Thanh là một "trường hợp hãn hữu", và "Máu lửa, chiến tranh, bom đạn, chia cắt, người sống, người chết, nước mắt, mồ hôi, thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua tiếng hát Thái Thanh”.

Bên cạnh đó, nhiều nhà phê bình, văn nghệ sĩ cũng có những bài nhận định về Thái Thanh, những bài này thường mang tính ca ngợi, như Thái Thanh - tiếng hát trên trời của Thụy Khuê, Thái Thanh - tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi của Đỗ Việt Anh, Nụ tầm thanh của Hoàng Hải Thủy...Giọng hát Thái Thanh được nhà văn Mai Thảo tặng cho một biệt danh mà sau này thường được người ta nhắc đến, một cách trân trọng, bên nghệ danh của bà: Tiếng hát vượt thời gian[2].

Mai Thảo

“ Tôi thấy được hết những hạch tuyến nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi. Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau”.

Hoàng Hải Thủy

“Sau khi nghe nàng hát, có khi chúng ta cảm thấy nơi chính mình một chút bâng khuâng, lúc bấy giờ có lẽ là niềm "nhớ nhung cõi trời" -mà Beaudelaire đã nói- dù sao giọng hát Thái Thanh vẫn không phải là giọng u buồn. Giọng Thái Thanh là một giọng ca hoan lạc, giọng hát của hạnh phúc ca xướng, giọng hát của hạnh phúc nói chung. Hãy nghe nàng vào lúc cao hứng nhất, khi giọng hát của nàng vụt nở như một nụ cười hiền dịu hướng về cõi đời này, hãy chăm chú lắng nghe... Giọng hát Thái Thanh lúc đó qua từng nhịp thơ và từng nhịp nhạc, như chỉ muốn nói với ta có một lời. Lời nói tình yêu”.

Từ khoảng cuối thập niên 1950 đến 1975, Thái Thanh thâu âm rất nhiều trên đĩa than 78 vòng, đĩa nhựa 45 vòng, băng reel của các hãng đĩa Việt Nam, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Shotguns, Thanh Thúy, Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Cỏ May, Continental, Premier, Diễm Ca, Song Ngọc, Nhật Trường, Trường Hải, Nghệ Thuật - Tâm Anh, Nhã Ca, Thương Ca, Trần Ngọc Đức, Bảo Thu, Thùy Dương, Hoàng Trọng, Siêu Âm, Mây Hồng.

    01. Băng nhạc Thanh Thúy 7: Tiếng Hát Thái Thanh

    02. Chương trình Nhạc Tuyển Selection 1: Tiếng Hát Thái Thanh [Hùng Sơn thực hiện]

    03. Sơn Ca 10: Tiếng hát Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long [1975, Nguyễn Văn Đông thực hiện]

    04. Tơ Vàng 4: Thái Thanh - Tiếng Hát Vượt Thời Gian [1971]

    05. Mây Hồng 6: Thái Thanh và Ban Thăng Long [Y Vân thực hiện]

    06. Mười bài Đạo ca [1972, Phạm Duy thực hiện]

Phát hành sau 1975

    07. Shotguns 10: Tiếng hát Thái Thanh [1980]

    08. CDs sưu tập lại các bả ghi âm cũ của các Băng nhạc sản xuất trước 1975 bởi Trung tâm Hương Xưa

Sau 1975

Thu âm từ 1985 đến 2003

    11. Ngày xưa Hoàng Thị [1986]

    12. Quê hương và kỷ niệm [1987]

    13. Đêm màu hồng [1988]. Thái Thanh, Ý Lan, Thanh Loan, Quỳnh Hương, Lê Đại

    14. Chiều về trên sông [1988]

    15. Đêm nhớ trăng Sài Gòn [1990]

    16. Hội trùng dương [1993]

    17. Dòng thời gian - Thái Thanh và 3 thế hệ [2004]

_____

    ^ a b Thái Thanh - tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi - Đỗ Việt Anh

    ^ a b c d Thái Thanh: lại tiếp tục cuộc hành trình vượt thời gian - tivituansan.com.au

    ^ a b c d e VÀI GHI NHẬN NHANH, NGẮN, GỌN VỀ CHƯƠNG TRÌNH VINH DANH THÁI THANH : TIẾNG HÁT VƯỢT THỜI GIAN - bài của nhạc sĩ Trường Kỳ

    ^ a b c Thái Thanh, tiếng hát dâng hiến tâm tình , trích trong Chân dung những tiếng hát, quyển 1 - tác giả Hồ Trường An

    ^ a b Thái Thanh, tiếng hát tuyệt vời

    ^ Những "bản sao" may mắn - giaidieuxanh.com.vn

    ^ Ánh Tuyết trăn trở với nghiệp hát - vnexpress.net

    ^ a b c d e f g Thái Thanh - Bài giới thiệu trên nhacso.net

    ^ a b c Akino. “Vụ Án Tình [1959]”.

    ^ Thái Thanh - Những gương mặt nghệ sĩ đã đi qua đời tôi, Tạ Tỵ

    ^ THÁI THANH CHẮC CHẮN SẼ CÓ MẶT TẠI MONTRÉAL - bài viết của Kỳ Vũ

    ^ Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh -Georges Etienne Gauthier, 1972.

Wikipedia

Ý Lan

    Chắc có ít người ngờ thấm thoát đã được 17 năm kể từ khi Ý Lan đến với thế giới ca nhạc hải ngoại và trở thành một tiếng hát có được một chỗ đứng cao.

    Trong suốt thời gian đó, ngoài một giọng hát tốt, Ý Lan còn chinh phục được khán giả bằng nghệ thuật trình diễn điệu nghệ của chị. Đến nay chị luôn là một tên tuổi xứng đáng được coi như tiêu biểu cho sinh hoạt ca nhạc hải ngoại.

    17 năm theo đuổi con đường nghệ thuật và tuy đã đạt được đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, nhưng Ý Lan vẫn luôn nuôi dưỡng niềm hạnh phúc nơi cô là sẽ được hát mãi mãi, vì "dù sau này có già không ai nghe mình nữa thì vẫn được hát cho mình nghe. Vì còn hát được là còn hạnh phúc".

    Ý Lan tên thật là Lê Thị Ý Lan, sinh ngày 1.1.1958 tại Sài Gòn. Thân phụ của Ý Lan là tài tử lão thành Lê Quỳnh [vừa mới qua đời - BT] - và thân mẫu là nữ danh ca Thái Thanh.

    Là một trong những nữ ca sĩ được mến mộ nhất hiện nay, Ý Lan rất bận rộn với những buổi quay video của những trung tâm lớn, những lần thu băng cũng như những chuyến trình diễn tại khắp nơi. Vấn đề chọn lựa nhạc phẩm để trình bày đối với Ý Lan rất quan trọng, chị đã đưa ra một số tiêu chuẩn như sau qua lời tâm sự: "Tôi lớn lên trong những giòng nhạc của các bác như Phạm Duy, Phạm Đình Chuơng với loại nhạc được mẹ nhồi cho nghe từ bé như nhạc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng... do đó phần lớn loại nhạc tôi trình bày là nhạc tình".

    Riêng đối với những nhạc phẩm của Phạm Duy, trong số có nhiều bài ông cho biết được ông soạn ra dường như chỉ để Thái Thanh [em gái vợ nhạc sĩ Phạm Duy - BT] hát. Bây giờ Ý Lan hát lại những bài hát đó. Ngoài việc tiếp nối con đường của thân mẫu, chị còn muốn nhắc nhở thêm về những kỷ niệm của một giọng hát Việt Nam điển hình nhất.

    Đối với những nhạc phẩm của một số tác giả mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây, tiếng hát Ý Lan cũng có được một sự hài hoà đặc biệt. Cách đây chừng hơn 6-7 năm, nhạc phẩm mang âm hưởng dân ca của một tên tuổi mới vào thời đó là Diệu Hương có tựa đề "Mình ơi" đã trở thành nổi bật với tiếng hát Ý Lan. Nhạc phẩm này đã góp phần không ít trong việc gầy dựng tên tuổi cho Diệu Hương, nay đã trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều nhạc phẩm đặc sắc.

    Ý Lan cho là chị đã rất may mắn được tất cả khán giả thuộc nhiều lứa tuổi yêu mến.

Nguồn: Laodong

Video liên quan

Chủ Đề