Các biện pháp tư pháp là gì

Biện pháp tư pháp [BPTP] là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do cơ quan tiến hành tố tụng [CQTHTT] áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.

Biện pháp tư pháp là gì ?

Một là, biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong BLHS. Bởi lẽ, về bản chất thì việc áp dụng BPTP không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng mà là quyền của CQTHTT mặc dù người bị áp dụng BPTP về bồi thường thiệt hại [BTTH] có thể thỏa thuận với người được bồi thường. Tuy nhiên, quyền áp dụng BPTP của CQTHTT trong vụ án hình sự bị giới hạn bởi quy định của Nhà nước về BPTP được thể hiện trong BLHS. Theo đó, Nhà nước quy định biện pháp tư pháp nào là BPTP khi ban hành BLHS. CQTHTT trong vụ án hình sự căn cứ vào quy định đó để áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hai là, BPTP là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt. Các biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLHS bao gồm hình phạt và BPTP, trong đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hậu quả của việc bị áp dụng hình phạt là người phạm tội bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích và phải mang án tích; người phạm tội bị áp dụng BPTP chỉ mang án tích khi bị áp dụng hình phạt. Trường hợp người phạm tội được miễn hình phạt nhưng bị áp dụng BPTP thì không phải mang án tích.

Ba là, BPTP là một dạng của trách nhiệm hình sự [TNHS] và là một hình thức thực hiện TNHS được thể hiện trong văn bản của CQTHTT. Với tư cách là dạng của TNHS, BPTP chỉ xuất hiện khi có việc phạm tội. Việc áp dụng BPTP được thể hiện trong văn bản tố tụng hình sự, đó là, bản án của tòa án hoặc quyết định các CQTHTT khác.

Bốn là, về thẩm quyền áp dụng có thể do Tòa án hoặc CQTHTT khác áp dụng tùy thuộc vào giai đoạn tiến hành tố tụng, mà theo đó, chỉ BPTP buộc công khai xin lỗi người bị hại và biện pháp thay thế hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là do chủ thể duy nhất là tòa án có quyền áp dụng, còn các BPTP khác có thể do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự [TTHS].

Năm là, BPTP không có mục đích tước đoạt mà chỉ nhằm hạn chế quyền tự do của người phạm tội. Tuy nhiên, BPTP là tịch thu tài sản thì lại nhằm mục đích tước đoạt tài sản của người bị áp dụng và BPTP là trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại] chỉ nhằm mục đích khôi phục hoặc bồi thường thiệt hại về tài sản cho người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Sáu là, trong vụ án cụ thể, việc áp dụng BPTP đồng thời với việc xử lý vật chứng. Theo đó, đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật hoặc tiền do phạm tội mà có, vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành thì khi áp dụng BPTP, CQTHTT có thẩm quyền đồng thời xử lý vật chứng theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự [BLTTHS].

2. Phân loại biện pháp tư pháp

Căn cứ vào đối tượng bị áp dụng và ý nghĩa thay thế hình phạt có thể chia các biện pháp tư pháp thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất, các BPTP chung áp dụng đối với mọi người phạm tội và chỉ nhằm hỗ trợ hình phạt, được quy định tại các điều 41, 42 và 43 BLHS, các BPTP chung đó là: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; Buộc công khai xin lỗi; Bắt buộc chữa bệnh.

Nhóm thứ hai, các BPTP thay thế hình phạt chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, được quy định tại Điều 70 BLHS, các BPTP bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng.

Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề Biện pháp tư pháp áp dụng cho người phạm tội, đặc điểm và phân loại. Nếu bạn có vướng mắc, hãy nhấc máy và gọi 0904902429 hoặc 0913597479 để trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn hình sự.

Hình phạt và biện pháp tư pháp là hai chế tài được sử dụng phổ biến trong quá trình xét xử một vụ án hình sự.

Đây đều là những biện pháp mang tính cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền nhằm trừng phạt, giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hình phạt và biện pháp tư pháp, tác giả xin đưa ra bảng các tiêu chí dưới đây. Cụ thể:

Hình phạt

Biện pháp tư pháp

Giống nhau

- Đều mang tính cưỡng chế;

- Bất lợi cho người bị áp dụng;

- Phải do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định.

Khái niệm

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Biện pháp tư pháp là Biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt.

Mục đích

+ Nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội;

+ Giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống;

+ Ngăn ngừa họ phạm tội mới;

+ Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

+ Không mang bản chất trừng trị mà chỉ nhằm hạn chế quyền tự do;

+ Đề cao mục đích giáo dục, cải tạo.

Hình thức

Đối với cá nhân:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Cải tạo không giam giữ;

- Trục xuất;

- Tù có thời hạn;

- Tù chung thân;

- Tử hình.

Đối với pháp nhân:

- Phạt tiền;

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra sẽ còn một số hình phạt bổ sung khác.

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

+ Bắt buộc chữa bệnh.

Thẩm quyền áp dụng

Tòa án.

Tòa án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng khác.

Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với tội phạm.

Áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.

Hậu quả pháp lý

Người phạm tội bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích và phải mang án tích trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Không mang án tích khi áp dụng biện pháp tư pháp.

Thời điểm áp dụng

Áp dụng trong giai đoạn xét xử khi tòa ra bản án.

Áp dụng trong giai đoạn điều tra, xét xử.

Cách áp dụng

+ Hình phạt chính được áp dụng độc lập.

+ Hình phạt bổ sung được áp dụng kèm hình phạt chính.

Trong 1 số trường hợp, các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Các biện pháp tư pháp là gì được áp dụng trong trường hợp nào?

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. Người phạm tội bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích và phải mang án tích trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Biện pháp tư pháp do ai quyết định?

Biện pháp tư pháp là Biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt.

Đâu là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự?

Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm: a] Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b] Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; c] Bắt buộc chữa bệnh.

Hình thức phạt chính là gì?

Hình phạt chính. Hình phạt chính là hình phạt bắt buộc áp dụng đối với người phạm tội và được Tòa án tuyên độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể. Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

Chủ Đề