Các cơ hội và thách thức của thị trường ngoại hối Việt Nam

THÁI BẢO

Rung lắc là cơ hội

Thị trường chứng khoán thời gian qua liên tục trồi sụt do chứng kiến hàng loạt biến động: Xung đột Nga - Uknaine; giá xăng dầu, giá thép và vật liệu xây dựng tăng cao; Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; chiến lược “Zero Covid” của Trung Quốc làm đứt gãy chuỗi cung ứng tại nhiều nơi…

Tuy vậy, thị trường chứng khoán Việt vẫn duy trì được đà tăng trưởng [dù trong biên độ hẹp] nhờ các yếu tố nội tại tích cực. 

Còn nhớ, tại phiên giao dịch sáng 24/2, thị trường đã có một phen rung lắc sau những tin tức đầu tiên về cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tâm lý lo sợ đã khiến nhiều nhà đầu tư vội vã bán tháo cổ phiếu, chỉ số VN-Index rơi mất 37 điểm trong buổi chiều cùng ngày. Song, ngay sau đó đã xuất hiện một lực cầu bắt đáy với số lượng lớn, giúp thanh khoản vượt ngưỡng 35.000 tỷ đồng, kiềm chế đà rơi của VN-Index, trở lại vùng 1.494,85 điểm [chỉ còn giảm 17,45 điểm].

Bước sang ngày 25/2, kết phiên VN-Index không những không giảm mà còn tăng nhẹ 4,04 điểm, lên 1.498,89 điểm.

Trước đó, tại cuộc họp của FED ngày 26/1, cơ quan này phát tín hiệu sẽ có nhiều hơn ba đợt tăng lãi suất trong năm nay, do lạm phát tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục. Những ngày sau đó, thị trường liên tục chứng kiến những pha giằng co đan xen, đi kèm với những đợt xả hàng và gom hàng của giới đầu tư. Giới phân tích cho rằng, tác động từ thông tin FED chuẩn bị nâng lãi suất có thể đã phản ánh phần lớn vào tâm lý tiêu cực trên thị trường.

Nhưng thực tế, vào ngày 16/3 [rạng sáng 17/3 theo giờ Việt Nam], sau khi FED chính thức quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, đồng thời phát tín hiệu rằng sẽ còn tăng lãi suất tại sáu cuộc họp tiếp theo trong năm, với mức tăng tới 1,9%; thị trường chứng khoán Việt Nam không những không giảm điểm mà còn tăng.

Theo đó, mở cửa phiên giao dịch sáng 17/3, sắc xanh bao trùm bảng điện tử, lan tỏa tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, thép, cao-su... Chỉ 30 phút đầu giờ sáng, VN-Index tăng gần 6 điểm lên gần 1.465 điểm; HNX-Index tăng hơn 2 điểm lên hơn 448 điểm; UPCOM-Index tăng 0,26 điểm lên hơn 116,3 điểm.

Việc thị trường chứng khoán, vốn vừa là hàn thử biểu của nền kinh tế, vừa là công cụ đo tâm lý nhà đầu tư, thường nhạy cảm với tin tức địa chính trị, biến động kinh tế, quân sự… là điều không có gì khó hiểu. Song có một quy luật cũng phổ biến không kém, đó là: Trong khi một bộ phận nhà đầu tư [nhất là F0] thường bị hiệu ứng FOMO [sợ bỏ lỡ cơ hội] chi phối, dẫn đến hoảng loạn, “giẫm đạp” lên nhau để bán tháo cổ phiếu thì có một bộ phận nhà đầu tư dạn dày kinh nghiệm khác lặng lẽ đứng nhìn, chờ điểm mua hợp lý là lao vào bắt đáy. Chỉ đến khi thị trường hồi phục và tăng điểm, các F0 mới hốt hoảng vì bị mất hàng.

Bình tĩnh lọc tìm cơ hội

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính độc lập nhận định, mức độ nghiêm trọng của tình hình xung đột Nga - Ukraine sẽ không tác động trực tiếp đến Việt Nam, vì cả hai nước đều không phải là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu gạo, nông sản, may mặc, thủy hải sản… nên thậm chí còn có thể được hưởng lợi.

Rủi ro lớn nhất đối với Việt Nam khi xung đột kéo dài là áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh. Nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn luôn có lợi thế nhất định trong việc kiểm soát lạm phát. Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát giá nhằm giữ cho lạm phát ở mức thấp hơn. Thí dụ như xả Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu để bình ổn giá mặt hàng này…

Đối với việc FED tăng lãi suất, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB cũng cho rằng, lạm phát của Mỹ đang ở mức cao lịch sử [7,9%], đồng USD đang bị mất giá tại Mỹ. Tuy nhiên mức độ mất giá của tiền đồng, trong so sánh tương quan lạm phát của hai nước, sẽ không đáng kể.

Thực tế, tỷ giá trên thị trường tuần qua vẫn khá yên ả. Trong tuần, tỷ giá trung tâm chỉ tăng nhẹ 0,01%, trong khi giá USD bán ra tại các ngân hàng cũng chỉ tăng 10 đồng/USD.

Nguyên nhân là những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ để nâng cao quỹ dự trữ ngoại hối, nên dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức cao kỷ lục, khoảng 110 tỷ USD; nguồn kiều hối đang tăng trưởng trung bình 4,4%/năm và đạt 18,9 tỷ USD vào năm 2022; giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng mạnh; xuất siêu năm nay có thể đạt 5,2 - 6,9 tỷ USD… sẽ hỗ trợ tỷ giá.

Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán VDSC cũng cho rằng, áp lực đối với tỷ giá USD/VND sẽ có xu hướng tăng, nhưng vẫn trong biên độ kiểm soát.

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối phân tích Công ty chứng khoán VNDIRECT nhận định, việc FED tăng lãi suất có thể khiến một bộ phận vốn nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường, tuy nhiên khối nước ngoài đã liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai năm trở lại đây nên tác động [nếu có] sẽ ở mức vừa phải do thị trường đã có sự chuẩn bị từ trước.

Trong khi đó, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam [hệ số P/E] của VN-Index hiện ở mức 14,2 lần, là mức hấp dẫn hơn so với hầu hết các thị trường trong khu vực. Do đó các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh lạm phát dự báo tăng; đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư không nên mất niềm tin mà hãy bình tĩnh lọc tìm cơ hội khi thị trường biến động.

Theo phân tích của chuyên gia, năm 2022 mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức, song GDP dự báo vẫn đạt mức trên dưới 6%, lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn trên sàn khoảng 20%, chỉ số VN-Index vẫn có thể tăng trưởng khoảng 15 - 18%.

Bởi thế, những thông tin tiêu cực khiến thị trường biến động trong ngắn hạn, song nhìn về trung hạn chứng khoán vẫn có thể đi lên nhờ nhiều triển vọng tích cực. Mặt khác, những biến động ngắn hạn cũng là cơ hội điều chỉnh giá cổ phiếu về mức hợp lý để đầu tư dài hạn. Nói như nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett thì: “Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi và sợ hãi khi thị trường tham lam”.

Theo ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Quỹ đầu tư Novaon Capital, trong những thời điểm thị trường có biến động cần quan sát kỹ để nắm bắt cơ hội bởi mỗi nhịp điều chỉnh của thị trường là cơ hội vàng để gom cổ phiếu tốt với mức giá chiết khấu hấp dẫn.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Công Tuấn cũng cho rằng, để kiếm lời từ chứng khoán cần có tầm nhìn đi trước so với những nhà đầu tư khác. Khi tình hình chính trị bất ổn, nhiều nhà đầu tư hoảng loạn rút lui thì đó lại là cơ hội tốt để mua cổ phiếu.

Cụ thể, ông Tuấn gợi ý, những cổ phiếu trong nhóm năng lượng, thép, lúa gạo và cảng biển phù hợp đầu tư trong ngắn hạn [khoảng ba tháng tới] do được hưởng lợi bởi nhiều yếu tố vĩ mô tích cực và giá hàng hóa chưa thể hạ nhiệt.

Để đầu tư trung hạn, bất động sản, chứng khoán, bán lẻ, ngân hàng là những nhóm ngành tiềm năng có thể nắm giữ trong một năm tới. Đây là những nhóm ngành được hưởng lợi từ chính sách đầu tư công, từ quy mô ngày càng mở rộng của thị trường chứng khoán và từ nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi Covid-19…

Ngoài ra, việc Việt Nam vừa nới lỏng các hạn chế tần suất bay quốc tế và nới lỏng các quy định để đón khách nước ngoài cũng sẽ là cơ hội để giải ngân vào nhóm cổ phiếu hàng không và du lịch. 

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến cáo, dòng tiền chảy vào thị trường sẽ mang tính chọn lọc hơn so với giai đoạn trước, do đó nhà đầu tư cần chọn được các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng cao, còn dư địa hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa trong năm 2022.

Năm 2021 lạc quan hơn

Năm 2021, Việt Nam được nhiều tổ chức trong nước và trên thế giới dự báo có thể tăng trưởng GDP từ 6,5% đến trên 7,0%. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% với kịch bản vừa nhanh chóng phục hồi vừa đẩy nhanh cải cách cơ cấu và thể chế. Tận dụng có hiệu quả việc hội nhập sâu rộng, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng cùng dòng đầu tư có chất lượng gắn với quản trị rủi ro, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc có thể xảy ra cũng vừa là đòi hỏi vừa là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

Nêu biết nắm bắt thuận lợi và thời cơ để vượt qua, năm 2021 sẽ là năm tạo ra bước tiến quan trọng, mở ra “vận hội phát triển mới” cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh minh họa

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Phó Chủ tịch câu lạc bộ Các nhà Kinh tế [VEC] nhìn nhận, năm 2021 đã lạc quan hơn. Song cho rằng cần hết sức lưu ý tới những rủi ro có thể phát sinh. Ngoài rủi ro địa chính trị, rủi ro từ xung đột thương mại... còn phải tính đến rủi ro tài chính theo hai nghĩa.

Thứ nhất, nợ của thế giới hiện rất lớn; các gói hỗ trợ của các quốc gia năm 2020 càng làm gia tăng nợ. “Quả bom” nợ nần này nếu xử lý không tốt có thể phát nổ.

Thứ hai, trong quá trình phục hồi thì cần tiếp tục hỗ trợ, nhưng hỗ trợ không khéo lại dẫn tới rủi ro tài chính. Cân bằng giữa việc chính sách tiền tệ nới lỏng và việc từ từ “co lại” khi phục hồi ngày càng rõ ràng là một thách thức đối với các ngân hàng trung ương. Chưa nói tới việc phải phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá.

Về thị trường chứng khoán, ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà Kinh Tế cho rằng, việc VN-Index vượt ngưỡng cản 1.200 điểm ngày 18/3 vừa qua không chỉ tạo ra tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư mà còn mang nhiều ý nghĩa hơn trong bối cảnh sàn HOSE vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng nghẽn lệnh vào cuối phiên, đã phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Mặc dù có nhiều cơ hội tốt, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 vẫn còn đối mặt với những khó khăn, rủi ro, trong đó đáng chú ý là diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng trên thế giới, nguy cơ từ rủi ro lạm phát, tỷ giá, sự chuyển hướng của dòng đầu tư sang các lĩnh vực khác…

Cần sớm khắc phục sớm tình trạng nghẽn lệnh

Thừa nhận những thách thức từ thị trường này, TS. Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho biết, những vấn đề đặt ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 cũng rất lớn, đó là: Tiến trình cổ phần [CP] hoá doanh nghiệp [DN] nhà nước và thoái vốn nhà nước trong các DN đã CP hoá khá chậm do yếu tố quan ngại, sợ rủi ro pháp lý liên quan đến bán tài sản nhà nước. Qua đó, làm chậm quá trình đưa DN lên sàn niêm yết để tạo sự minh bạch và huy động vốn phát triển.

Mặt khác, vấn đề nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vẫn gặp nhiều trở ngại về phap lý và chính sách cần nhiều thời gian để tháo gỡ như vấn đề tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tự do hoá tài khoản vốn; quản trị công ty và tính minh bạch về công bố thông tin; rủi ro lan truyền từ các khu vực thị trường liên thông [bất động sản; ngoại hối; tiền kỹ thuật số...] gây nên những cơn sốt ảo về bất động sản [BĐS], về chứng khoán.

Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường còn có những trợ ngại nhất định cho sự tăng trưởng của thị trường [hệ thống công nghệ thông tin nghẽn lệnh; chậm đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống mới, qua đó cho phép đưa vào các nghiệp vụ mới như giao dịch trong ngày [day trading]; bán chứng khoán chờ về; thanh toán bù trừ đối tác trung tâm [CCP] vào vận hành.

“Chúng ta kỳ vọng cùng với gói thầu công nghệ mới cuối năm nay hoặc đầu năm 2022 sẽ tạo ra sự tăng trưởng mới cho thị trường. Đặc biệt, trên nền tảng các dữ liệu về phân tích kinh tế vĩ mô và hệ thống công nghệ, pháp lý mới của Việt Nam, thị trường chứng khoán sẽ có bước phát triển tốt và ngưỡng 1.200 điểm đã qua, thì không có lý do gì nó không tăng thêm một vài trăm điểm”- TS. Nguyễn Sơn bày tỏ sự lạc quan.

Cơ hội và thách thức đan xen

TS. Nguyễn Sơn cũng nhận định thêm, theo dự báo, để phục hồi kinh tế và giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, nhiều nước sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng và cho phép lạm phát ở mức cao hơn. Trong đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không tăng lãi suất trước năm 2023 trong khi Anh và châu Âu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và đồng USD tiếp tục giảm giá. Đặc biệt, các gói cứu trợ kinh tế của Chính phủ các nước sẽ có tác động nhất định đến sự hồi phục và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quốc hội Mỹ đã thông qua và Chính phủ chính thức bơm 1.900 tỷ USD vào nền kinh tế sẽ kỳ vọng mức tăng trưởng kinh tế Mỹ lên cao trong năm 2021.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Cần trung phát triển hạ tầng công nghệ thông, để thị trường chứng khoán phát triển tích cực, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có những dấu hiệu cho sự tăng trưởng mới, khi mới đây chỉ số Dow Jones có mức tăng trưởng cao nhất mọi thời đại khi vượt trên 33.000 điểm. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường chứng khoán toàn cầu nói riêng.

Bên cạnh tác động tiêu cực của dịch bệnh, việc tìm ra vacxin hiệu quả phòng ngừa đại dịch bệnh Covid 19 và xu hứơng dịch chuyển dòng vốn quốc tế từ kênh tín dụng ngân hàng - nơi có lợi suất thấp sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và các tài sản có giá trị bao gồm vàng, BĐS do tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng thông qua cắt giảm lãi suất cũng như các gói hỗ trợ tài chính lớn của hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2020 và dự kiến kéo dài trong năm 2021 đã, đang và sẽ được xem là những nhân tố tích cực hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021.

Đáng chú ý, dự kiến ngày 11/11/2021, MSCI chính thức nâng hạng Kuwait từ cận biên lên mới nổi. Điều này giúp Việt Nam thu hút dòng vốn của các quỹ đầu tư vào nhóm thị trường cận biên nhằm tăng tỷ trọng thay thế cho Kuwait. Thực tế, từ đầu tháng 12/2020, Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên theo hệ thống phân loại của MSCI. Như vậy, việc dòng vốn nước ngoài có khả năng quay trở lại vào năm 2021 với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán trong năm 2021.

Có thể nói những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo đan xen lẫn nhau và đòi hỏi cần có những quyết sách kịp thời và hợp lý. Nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam là khá lớn, ngoài yếu tố phục hồi phát triển của khu vực DN hậu dịch Covid 19, thì nhu cầu vốn cho phát triển và dịch chuyển khu vực DN FDI từ các quốc gia khu vực về Việt Nam khá lớn [dịch chuyển các doanh nghiệp Hàn Quốc; Nhật Bản từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam].

Cạnh đó, nhu cầu vốn cho khu vực BĐS, xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng, năng lượng sạch [điện gió, điện mặt trời] là khá lớn. Trong khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng tập trung vào các dòng vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Do đó nguồn vốn từ thị trường chứng khoán sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế [trái phiếu DN; cổ phiếu]…

Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển tích cực, lành mạnh, bền vững hơn, trở thành kênh huy động vốn của nền kinh tế, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - đề xuất một số giải pháp.

Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thị trường hoạt động minhh bạch, lành mạnh và hấp dẫn hơn. Đồng thời phải có hành lang phát lý để phát triển kinh tế số, tài chinh số, ngân hàng số, qua đó tận dụng cũng như tạo ra kênh đầu tư hấp dẫn mới.

Song song đó,cần chú trọng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khắc phục tình trạng nghẽn mạng giao dịch khá phổ biến hiện nay đang chứng tỏ hệ thống chưa theo kịp sự tăng trưởng phát triển tốt của thị trường. Và tập trung cho mục tiêu kép, vừa chống dịch, phục hồi kinh tế.

Nêu biết nắm bắt thuận lợi và thời cơ để vượt qua thì năm 2021 sẽ là năm tạo ra bước tiến quan trọng, sẽ mở ra “vận hội phát triển mới” cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề