Các dạng toán tính nhanh ở Tiểu học

Một số dạng toán tính nhanh phân số ở Tiểu học

Chuyên đề các dạng bài Toán tính nhanh phân số là tài liệu vô cùng bổ ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 4 và lớp 5 tham khảo.

Chuyên đề các dạng bài Toán tính nhanh phân số bao gồm 6 dạng Toán tính nhanh phân số có kèm theo ví dụ minh họa chi tiết, lời giải cho từng bài tập và kèm theo từng bài tập cụ thể cho từng dạng giúp cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải các dạng Toán về phân số. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Một số dạng toán tính nhanh phân số ở Tiểu học

Xem thêm

MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÍNH NHANH Ở TIỂU HỌC.
NHÓM 1: Với dạng bài có số hạng liền sau hơn hoặc kém số hạng liền trước n lần ta có cách giải chung là: ta nhân cả biểu thức đó cho n rồi lấy kết quả biểu thức sau khi nhân trừ cho biểu thức lúc đầu ta sẽ tính được kết quả của bài toán.
Ví dụ: Tính nhanh
A = 1 + 2 + 4 + 8 + ..................... + 4096 + 8192
Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau gấp 2 lần số hạng liền trước. Ta có thể giải bài toán trên theo các cách sau:
Cách 1:
A x 2 = 2 + 4 + 8 + ....................... + 16384
A x 2 – A = 16384 – 1 = 16383
Vậy A = 16383
Cách 2: Ta thấy: Tổng 3 số hạng đầu là:
1 + 2 + 4 = 3 + 4
Tổng 4 số hạng đầu là:
1 + 2 + 4 + 8 = 7 + 8
Tổng 5 số hạng đầu là:
1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 15 + 16
Theo quy luật đó ta sẽ tính được kết quả của tổng trên là:
A = 1 + 2 + 4 + 8 + ..................... + 4096 + 8192 = 8191 + 8192 = 16383
Vậy A = 16383
Cách 3: Nhận xét:
2 = 1 + 1
4 = [1 + 2] + 1
8 = [1 + 2 + 4] + 1
......................................................................................................................
8192 = [1 + 2 + 4 + ............... + 4096] + 1
Vậy A = 8192 – 1 + 8192 = 16383

NHÓM 2: Với bài có dạng n/a xb + n/b xc [với khoảng cách giữa a và b; b và c là n đơn vị] ta phân tích như sau:
n/a xb + n/b xc = 1/a - 1/b + 1/b - 1/c
Ví dụ: Tính nhanh
1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + ................. + 1/ 2013 x 2014
Phân tích: Bài này ta thấy ở mấu số là tích hai số tự nhiên liên tiếp nên ta có thể phân tích như sau:
1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + ................. + 1/ 2013 x 2014
= 1/1 – 1/2 + 1/2 – 1/3 + 1/3 – 1/4 + ........................ + 1/2013 – 1/2014
= 1 – 1/2014 = 2013/2014

NHÓM 3: Với dạng bài có các số hạng là tích các số tự nhiên liên tiếp ta có thể làm như sau:
- Số hạng thứ nhất nhân với n [trong đó n là số tự nhiên liền kề của thừa số lớn nhất trong tích].
- Số hạng thứ hai nhân với [n + 1] – 1
.....................................................................................................................
Chẳng hạn: 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 ................ ta làm như sau:
1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 .............. = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x [4 - 1]+ 3 x 4 x [5 - 2]
Ví dụ: Tính nhanh
M = 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 + .................... + 201 x 202
Phân tích: Bài này ta thấy mỗi số hạng là tích hai số tự nhiên liên tiếp. Để tạo ra các nhóm thừa số có thể loại trừ hết cho nhau ta phân tích như sau:
M x 3 = 1 x 2 x [3 - 0] + 2 x 3 x [4 - 1] + 3 x 4 x [5 - 2] + .................... + 201 x 202 x [203 – 200] = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4 + ..................... + 201 x 202 x 203 – 200 x 201 x 202
= 201 x 202x 203 = 8242206
Vậy M = 8242206 : 3 = 2747402

NHÓM 4:Với các bài, ta thấy giữa TS và MS luôn có mối quan hệ với nhau và ta tìm cách đưa TS hoặc MS về một thừa số giống nhau để giúp ta rút gọn và tính được giá trị của biểu thức.
Ví dụ: Tính nhanh.
TS = 1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100
MS = 1/1x2 + 1/3x4 + .......... + 1/99x100
Phân tích: Với bài này ta có thể dùng cách thêm bớt để đưa MS về giống với TS. Ta có thể làm như sau:
MS = 1/1 – 1/2 + 1/3 – 1/4 + ......... + 1/99 – 1/100
= [1 + 1/3 + ............ + 1/99] – [1/2 + 1/4 + .......... + 1/100]
= [1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ..... + 1/99 + 1/100] – [1/2 + 1/2 + 1/4 + 1/4 + 1/6 + 1/6 ....... 1/100 + 1/100] = [1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ..... + 1/99 + 1/100] – [1 + 1/2 + 1/3 + ....... 1/50 ] = 1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100
Vậy TS/MS = 1

Tác giả: [Sưu tầm]

Ở mỗi dạng bài tính nhanh có những cách tính đặc trưng riêng. Sau đây Trung tâm Gia sư Hà Nội chia sẻ với bạn đọc một số dạng bài tính nhanh [bồi dưỡng học sinh giỏi] với những cách tính đặc trưng của từng dạng qua một vài ví dụ cụ thể sau:

NHÓM 1:

Bài 1: Tính nhanh

S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + ………………… + 1/128 + 1/256

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/2 số hạng liên trước nên ta có thể giải theo các cách sau:

Cách 1:

S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + …………………1/128 + 1/256

= 1 + [1 – 1/2] + [1/2 – 1/4] + [1/4 – 1/8] + ………………….. [1/128 – 1/256]

= 2 – 1/256 = 511/256

Vậy S = 511/256

Cách 2:

S x 2 = 2 + 1 + 1/2 + 1/4 + ……………………………… + 1/128

S x 2 – S = 2 – 1/ 256 = 511/256

Vậy S = 511/256

Bài 2: Tính nhanh

S = 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ………………… + 1/2187

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/3 số hạng liên trước nên ta có thể giải theo cách 2 như bài 1:

S x 3 = 3 + 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ………………… + 1/729

S x 3 – S = 3 – 1/2187 = 6560/2187

Vậy S =  6560/2187 : 2 = 6560/4374

Bài 3: Tính nhanh

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ………………… + 4096 + 8192

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau gấp 2 lần số hạng liền trước. Ta có thể giải bài toán trên theo các cách sau:

Cách 1:

A x 2 = 2 + 4 + 8 + ………………….. + 16384

A x 2 – A = 16384 – 1 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 2: Ta thấy: Tổng 3 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 = 3 + 4

Tổng 4 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 = 7 + 8

Tổng 5 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 15 + 16

Theo quy luật đó ta sẽ tính được kết quả của tổng trên là:

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ………………… + 4096 + 8192 = 8191 + 8192 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 3: Nhận xét:

2 = 1 + 1

4 = [1 + 2] + 1

8 = [1 + 2 + 4] + 1

……………………………………………………………………………………………………….

8192 = [1 + 2 + 4 + …………… + 4096] + 1

Vậy A = 8192 – 1 + 8192 = 16383

* Kết luận: Với dạng bài có số hạng liền sau hơn hoặc kém  số hạng liền trước n lần ta có cách giải chung là: ta nhân cả biểu thức đó cho n rồi lấy kết quả biểu thức sau khi nhân trừ cho biểu thức lúc đầu ta sẽ tính được kết quả của bài toán.

NHÓM 2:

Bài 4: Tính nhanh

1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + …………….. + 1/ 2013 x 2014

Phân tích: Bài này ta thấy ở mấu số là tích hai số tự nhiên liên tiếp nên ta có thể phân tích như sau:

1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + …………….. + 1/ 2013 x 2014

= 1/1 – 1/2 + 1/2 – 1/3 + 1/3 – 1/4 + …………………… + 1/2013 – 1/2014

= 1 – 1/2014 = 2013/2014

Bài 5: Tính nhanh

A = 1/1 x3 + 1/ 3 x 5 + 1/ 5 x 7 + …………….. + 1/ 2013 x 2015

Phân tích: Bài này ta thấy giống với bài 5 chỉ khác ở chỗ ở MS là tích 2 số lể liên tiếp. Muốn đưa về phân cách phân tích như bài 5 ta phải tìm cách đưa tử số về là 2. Ta làm như sau:

A x 2 = 2/1 x3 + 2/ 3 x 5 + 2/ 5 x 7 + …………….. + 2/ 2013 x 2015

= 1/1 – 1/3 + 1/3 – 1/5 + 1/5 – 1/7 + ……………… + 1/2013 – 1/2015

= 1 – 1/2015 = 2014/2015

Vậy A = 2014/2015 : 2 = 2014/4030.

Bài 6:  Tính nhanh.

1/ 2 x [1 + 2] + 1/ 2 x [1 + 2 + 3] + ………… + 1/2 x [1 + 2 + 3 + ……. + 9]

Phân tích:  Với bài này ta phải tìm cách đưa MS về dạng tính nhanh cở bản như bài 4; 5 ở trên. Ta có thể nhận thấy thừa số thứ 2 ở mẫu số là tổng các số tự nhiên liên tiếp nên ta có thể dùng cách tính tổng các số tự nhiên liên tiếp để có thể đưa về dạng tính nhanh cơ bản. Ta có thể làm  như sau:

MS = 2 x [1 + 2] + 2 x [1 + 2 + 3] + ………… + 2 x [1 + 2 + 3 + ……. + 9]

= 2 x [2 x 3]/2 + 2x [3 x 4]/2 + ……………. + 2 x [9 x 10]/2

2 x3 + 3 x 4 + …………………. + 9 x 10

Vậy TS/MS = 1/2×3 + 1/3×4 + …………… + 1/9×10

= 1/2 – 1/10 = 2/5

* Kết luận: Với  bài có dạng n/a xb + n/b xc [với khoảng cách giữa a và b; b và c là n đơn vị] ta phân tích như sau:

n/a xb + n/b xc = 1/a – 1/b + 1/b – 1/c

NHÓM 3:

Bài 7: Tính nhanh

M = 1 x 2  +  2 x 3 + 3 x 4 + ……………….. + 201 x 202

Phân tích: Bài này ta thấy mỗi số hạng là tích hai số tự nhiên liên tiếp. Để tạo ra các nhóm thừa số có thể loại trừ hết cho nhau ta phân tích như sau:

M x 3 = 1 x 2 x [3 – 0]  +  2 x 3 x [4 – 1] + 3 x 4 x [5 – 2] + ……………….. + 201 x 202 x [203 – 200] = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4 +  ………………… + 201 x 202 x 203 – 200 x 201 x 202

= 201 x 202x 203 = 8242206

Vậy M = 8242206 : 3 = 2747402

Bài 8: Tính nhanh

N = 1 x 2  x 3 +  2 x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 + ……………….. + 100 x 101 x 102

Phân tích: Tương tự ta thấy các số hạng trong tổng là tích ba số tự nhiên liên tiếp. Vì vậy ta có thểphân tích như sau:

N x 4 = 1 x 2  x 3 x [4 – 0]+  2 x 3 x 4 x [5 – 1]+ 3 x 4 x 5 x [6 – 2] + ……………….. + 100 x 101 x 102 x [103 – 99] = 1 x 2  x 3 x 4 + 2 x 3 x 4 x 5 – 1 x 2  x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 x 6 – 2 x 3 x 4 x 5 + …………….. + 100 x 101 x 102 x 103 – 99 x 100 x 101 x 102 = 100 x 101 x 102 x 103 = 106110600

Vậy N = 106110600 : 4 = 26527650

Bài 9: Tính nhanh

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + ………….. + 100 x 100

Phân tích: Bài này thực ra là bài thuộc dạng bài 7 và 8 nhưng ta phải tìm cách đưa về dạng cơ bản trên. Ta có thể phân tích như sau:

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + ………….. + 100 x 100 = 1 x [2 – 1] + 2 x [3 – 1] + 3 x [4 – 1] + ……………… + 100 x [101 – 1] = 1 x 2 – 1 + 2 x 3 – 2 + 3 x 4 – 3 + ………………… + 100 x 101 – 100 = [1 x 2 + 2 x 3 + ………… + 100 x 101] – [1 + 2 + 3 + ……………. + 100] = [100 x 101 x 102] : 3 – [101 x 100 : 2]  = 343400 – 5050 = 338350

* Kết luận 3: Với dạng bài có các số hạng là tích các số tự nhiên liên tiếp ta có thể làm như sau:

– Số hạng thứ nhất nhân với n [trong đó n là số tự nhiên liền kề của thừa số lớn nhất trong tích].

– Số hạng thứ hai nhân với [n + 1] – 1

………………………………………………………………………………………………………

VD: 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 ……………. ta làm như sau:

1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 ………….. = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x [4 – 1]+ 3 x 4 x [5 – 2]

NHÓM 4:

Bài 10:  Tính nhanh.

Tử số = 2012 + 2011/2 + 2010/3 + ……………. + 2/2011 + 1/2012

Mẫu số = 1/2 + 1/3 + 1/4 + …………………… + 1/2012 + 1/2013

[Đề thi GVG trường TH Tân Lộc năm học 2013 – 2014]

Phân tích:  Với bài này ta tìm cách đưa TS về dạng tích 2 thừa số trong đó có 1 thừa số chính là mẫu số. Ta có thể làm như sau:

TS = [1 + 1 + ………. + 1] + 2011/2 + ……………. + 2/2011 + 1/2012

[2012 chữ số 1]

= [1 + 2011/2] + ………..+ [1 + 2/2011] + [1 + 1/2012] + 1

=  2013/2 + ………. + 2013/2011 + 2013/2012 + 2013/2013

=  2013 x [ 1/2 + ………. + 1/2011 + 1/2012 + 1/2013]

TS/MS = 2013

Bài 11:  Tính nhanh.

TS = 1 + [1 + 2] + [1 + 2 + 3] + ………….. + [1 + 2 + 3 + ………. + 2014]

MS = 1 x 2014 + 2 x 2013 + ……………… + 2013 x 2 + 2014 x 1

Phân tích:  Với dạng bài ta nhận thấy ở TS có 2014 số 1; 2013 số 2 …………. Vì vậy ta có thể giải như sau:

TS = [1 + 1 + …. + 1] + [2 + 2 + ……. + 2] + ……. + [2013 + 2013] + 2014

[2014 chữ số 1]     [2013 chữ số 2]

= 1 x 2014 + 2 x 2013 + ……………… + 2013 x 2 + 2014 x 1

Vậy TS/MS = 1

Bài 12:  Tính nhanh.

TS = 1/51 + 1/52 + 1/53 + …………. + 1/100

MS = 1/1×2 + 1/3×4 + ………. + 1/99×100

Phân tích:  Với bài này ta có thể dùng cách thêm bớt để đưa MS về giống với TS. Ta có thể làm như sau:

MS = 1/1 – 1/2 + 1/3 – 1/4 + ……… + 1/99 – 1/100

= [1 + 1/3 + ………… + 1/99] – [1/2 + 1/4 + ………. + 1/100]

= [1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ….. + 1/99 + 1/100] – [1/2 + 1/2 + 1/4 + 1/4 + 1/6 + 1/6 ……. 1/100 + 1/100] = [1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ….. + 1/99 + 1/100] – [1 + 1/2  + 1/3 + ……. 1/50 ] = 1/51 + 1/52 + 1/53 + …………. + 1/100

Vậy TS/MS = 1

Bài 13:  Tính nhanh.

TS = 1 + 1/3 + 1/5 +  ………….+ 1/97 + 1/99

MS = 1/1×99 + 1/3×97 + ………. + 1/49×51

Phân tích:  Với dạng bài ta thấy tương tự như các bài trên ta tìm cách đưa TS và MS về tích 2 thừa số và có 1 thừa số chung. Ta có thể làm như sau:

TS = [1 + 1/99] + [1/3 + 1/97] + …………………… + [1/49 + 1/51]

= 100/ 1×99 + 100/3×97 + …………………….. + 100/49X51

= 100/ [1/1×99 + 1/3×97 + ………. + 1/49×51]

Vậy TS/MS = 100

Bài 14:  Tính nhanh.

TS = 1/2 + 1/3 + 1/4 +  ………….+ 1/99 + 1/100

MS = 1/99 + 2/98 + ………. + 99/1

Phân tích:  Với dạng bài ta phân tích MS như sau:

MS = [100 – 99]/99 + [100 – 98]/98 + …………+ [100 – 2]/2 + [100 – 1]/1

= 100/99 – 1 + 100/98 – 1 + ………………… + 100/2 – 1 + 100/1 – 1

= 100/99 + 100/98 + ……………… + 100/2 + 100/1 – 1 x 99

= 100/99 + 100/98 + ……………… + 100/2 + 1

= 100/99 + 100/98 + ……………… + 100/2 + 100/100

= 100 x [1/99 + 1/98 + …………………… + 1/2 + 1/100]

= 100 x [1/2 + 1/3 + …………………… + 1/99 + 1/100]

Vậy TS/MS = 1/100

* Kết luận: Với các bài từ bài 10 đến bài 14 ta thấy giữa TS và MS luôn có mối quan hệ với nhau và ta tìm cách đưa TS hoặc MS về một thừa số giống nhau để giúp ta rút gọn và tính được giá trị của biểu thức.

[Nguyễn Thị Bích Thuỷ – GV trường TH Hậu Lộc – Lộc Hà – Hà Tĩnh]

Video liên quan

Chủ Đề